Hôm nay,  

Bùi Tín Viết Riêng Cho Voa Thứ Hai, 23 Tháng 8 2010: Hãy Vững Tay Lái Khi Bẻ Ngoặt

25/08/201000:00:00(Xem: 8618)

Bùi Tín Viết Riêng Cho VOA Thứ Hai, 23 Tháng 8 2010: Hãy Vững Tay Lái Khi Bẻ Ngoặt

Bùi Tín
Có những dấu hiệu cho thấy Bộ Chính trị đảng CS Việt Nam vừa có quyết định quan trọng trong lĩnh vực đối ngoại, đó là khẳng định mạnh mẽ hơn chủ quyền quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc độc chiếm và một phần trên quần đảo Trường Sa, mà một bộ phận đã bị Trung Quốc chiếm đoạt; những người lãnh đạo Việt Nam bác bỏ mạnh mẽ hơn lời khẳng định của Bắc Kinh là toàn bộ 2 quần đảo này và vùng biển Đông là thuộc về họ, hơn nữa, còn là "vùng quyền lợi cốt lõi" của họ.
Việt Nam cũng tỏ ra cứng rắn hơn khi khẳng định những tranh chấp trong vùng biển Đông cần giải quyết theo con đường thương lượng đa phương giữa những nước liên quan, bác bỏ con đường thương lượng tay đôi, theo sách lược “bẻ từng chiếc đũa”.
Trong khi đó, mối quan hệ Việt - Mỹ có những biểu hiện gần gũi hơn, thân thiện hơn, đặc biệt là về mặt chiến lược, về mặt quốc phòng và an ninh.
Những biến chuyển nói trên đã làm cho chính giới Trung Quốc lo ngại, bất bình và một bộ phận hiếu chiến còn nổi cơn giận dữ xung thiên, với những lời lẽ quá đáng.
Bà Lý Hồng Mai, nhà bình luận chính trị của Nhân dân Nhật báo Bắc Kinh lu loa là Hoa Kỳ đang lôi kéo Nhật, Úc, Việt Nam và khối Đông Nam Á vào một NATO phương Đông nhằm chống Trung Quốc, bao vây Trung Quốc.
Tướng Lạc Nguyên thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng gọi chính sách mới của Hoa Kỳ ở biển Đông là “chính sách pháo hạm”, khẳng định Trung Quốc không tấn công trước (!) và sẽ trả đũa đích đáng nếu có ai đụng đến vùng quyền lợi cốt lõi của mình.
Tướng hải quân Dương Nghị lên tiếng huênh hoang rằng Trung Quốc quyết không để uy tín của mình bị tổn hại, Trung Quốc sẽ chống trả đích đáng và Washington sẽ phải trả giá.
Trên báo China Daily ở Hoa Nam còn có cả lời dọa là Trung Quốc cần sớm ngăn chặn Nam Triều Tiên và răn đe kịp thời Việt Nam, không thể để Hoa Kỳ lập vòng bao vây Trung Quốc.
Học giả Sun Zhe, giám đốc trung tâm nghiên cứu quan hệ Trung - Mỹ của Đại học Thanh Hoa viết «Hoa Kỳ dùng bàn tay của Việt Nam để khuấy động bùn lầy vùng Đông Nam Á nhằm khiêu khích Trung Quốc»!
Chưa thấy báo chí Hà Nội, nhất là báo Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân lên tiếng trả lời những tiếng nói kích động, đe doạ, cao ngạo đối với nước ta, nhất là những bài báo chính thức trên Nhân dân nhật báo Bắc Kinh là cơ quan ngôn luận của đảng CS Trung Quốc.
Vì sao vậy"
Vậy thì việc xích lại thân thiện với Hoa Kỳ, việc đối thoại cấp cao về chiến lược - quốc phòng giữa 2 nước là thật lòng, thực sự, sau một cuộc xem xét tập thể nghiêm cách, hay chỉ là thủ đoạn chiến thuật, một tính toán nhất thời, một giải pháp tình thế, nhằm đối phó với sự bất ổn xã hội, do sự nhượng bộ quá đáng thế lực bành trướng, xúc phạm lòng tự tôn dân tộc đúng vào các lễ kỷ niệm lớn, như Đại lễ Ngàn năm Thăng Long sắp đến gần"
Vậy thì nhân dân ta hãy tham khảo những ý kiến của Luật sư Cù Huy Hà Vũ, với lời kết luận: “Đồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại», nói rõ đó là con đường đúng đắn, cần thiết vì phát triển bền vững, vì an ninh của dân tộc, đang có cơ hội hiếm không thể bỏ qua; hãy tìm đọc bài luận văn vủa Tiến sỹ Bùi Quang Vơm “Công khai chính danh việc kết đồng minh với Mỹ», không phải chỉ vì Mỹ giàu nhất, mạnh nhất, mà vì Mỹ đàng hoàng, không hề có tham vọng gì về đất đai, tài nguyên đối với nước ta. Khi kết thân và có lòng tin nhau, Mỹ cùng châu Âu, Úc, Nhật Bản - cũng đều là đồng minh vững chắc của Mỹ - tất cả sẽ là nguồn đầu tư, viện trợ, kiến thức, kinh nghiệm hùng hậu và vô giá cho nước ta. Nước ta sẽ bước vào thời kỳ phát triển cao hơn hẳn hiện tại.
Hãy nghe về phía Hoa Kỳ, những thông điệp làm phấn chấn nhân dân ta. Trong lễ kỷ niệm 15 năm quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ ngày 29-6-2010, đại sứ Mỹ Michael Michalak cho biết «Hoa Kỳ cam kết tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam; chúng tôi tin rằng duy trì quan hệ quân sự mạnh mẽ giữa 2 nước sẽ đóng góp cho hòa bình và ổn định của khu vực». Ông cho biết 15 năm qua, thương mại Mỹ - Việt tăng đến 3.300% ; năm qua Mỹ đã là chủ đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam, thương mại 2 chiều đạt US$ 13,4 tỷ. Ông cũng báo tin Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert Gates sẽ đến Việt Nam tham dự cuộc họp Bộ trưởng quốc phòng các nước ĐNÁ mở rộng, và chuyến thăm chính thức Việt Nam của tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama cũng đang được chuẩn bị.
Thêm một tín hiệu mạnh nữa, ngoại trưởng Hillary Clinton cuối tháng 7 vừa qua khi dự họp tại Hà Nội đã triệu tập riêng 4 nước là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam trong “Nhóm Sáng kiến về Hạ lưu sông Mêkông” thành lập do sáng kiến của Hoa Kỳ, để thảo luận về sự hỗ trợ của chính phủ Hoa Kỳ cho 4 nước này nhằm đối phó với thay đổi khí hậu trong khu vực, đang bị ảnh hưởng bởi những đập lớn của Trung Quốc ở thượng nguồn.
Những tín hiệu công khai, mạnh mẽ khác của Hoa Kỳ là Lầu năm góc công khai tuyên bố trọng điểm chiến lược quân sự của Hoa Kỳ đã chuyển từ Đại Tây Dương của thời Chiến tranh Lạnh sang Thái Bình Dương, và 3 tàu ngầm nguyên tử là Michigan có bến đậu ở Pusan (Hàn quốc), Ohio có bến đậu ở vịnh Subic (Philippines) và Florida có bến đậu tại hải cảng Diego Gracia ở Ấn Độ Dương, mặc cho Bắc Kinh lu loa là đang bị bao vây, thách thức và không thể để yên. Báo Mỹ không dấu diếm là 3 tàu ngầm nói trên được trang bị tổng cộng 462 tên lửa Tomahawk, mỗi tên lửa này có thể bắn mục tiêu cách xa 1.500 kilômét một cách cực kỳ chính xác.


Cũng nên nhận rõ một biến chuyển rất mới và hệ trọng, đó là thái độ và lập trường của chính quyền Barak Obama thuộc đảng Dân chủ ngày càng rõ ràng đối với Trung Quốc. Nhiều người quan sát thời sự xưa nay cho rằng chính quyền của đảng Dân chủ Mỹ thường bị dư luận chung cho là không mạnh mẽ đối với chính sách bành trướng của Bắc Kinh trong khi đảng Cộng hòa thường được coi là cứng rắn hơn. Thật ra không phải vậy.
Qua những sự kiện gần đây, chính quyền Obama còn tỏ ra có trách nhiệm hơn, sáng suốt hơn, nhìn xa trông rộng hơn các chính quyền tiền nhiệm.
Một số học giả Mỹ cho rằng các chính quyền trước đây ở Washington vì muốn cô lập Liên Xô, ra sức tranh thủ Trung Quốc nên đã quá rộng lượng, nuông chiều, ve vãn Đặng Tiểu Bình, ồ ạt đầu tư, cung cấp kỹ thuật hiện đại cho Trung Quốc suốt từ 1980 cho đến 1989, giúp cho Trung Quốc phát triển mạnh để ngày nay thách thức Hoa Kỳ.
Nay chính quyền Barack Obama đã nhìn ra nguy cơ Trung Quốc; các chuyên gia trên Wall Street Journal và tạp chí Foreign Affairs gọi nguy cơ quốc tế đó là Chủ nghĩa Đế quốc Đại Hán tộc - Ta Han Empire, Ta Han Imperialism. Đảng Dân chủ nêu cao trách nhiệm gìn giữ hoà bình, an ninh, chống bành trướng và chống khủng bố trên toàn thế giới. Hoa Kỳ ngày nay không coi Trung Quốc là một cường quốc có trách nhiệm, cùng chia sẻ trách nhiệm với Hoa Kỳ để giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Hoa Kỳ ngày nay coi Trung Quốc là một đối trọng chiến lược cần cảnh giác và ngăn chặn thói cao ngạo, bành trướng với tham vọng bá chủ toàn cầu không che dấu.
Không gì rõ hơn là việc bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố mạnh mẽ trước các nhà lãnh đạo Asean và quốc tế rằng biển Đông là vùng giao thông hàng hải quốc tế, quan hệ đến quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ và các nước khác. Tuyên bố này làm cho ngoại trưởng Trung Quốc bị bất ngờ, nổi giận, bỏ ra khỏi phòng họp, để trở lại nói như kẻ mất trí, còn hướng vào đại diện Singapore để trút giận: Trung Quốc là nước lớn, nhà ngươi là nước nhỏ.
Ngay sau đó bà Clinton được ví như Henry Kissinger hồi 1971, trong cuộc đảo ngược liên minh, kết thân của chính quyền Nixon với Bắc Kinh để cô lập Liên Xô, còn nay là kết thân với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là với Việt Nam. Thông điệp của bà Clinton rất rõ: Hoa Kỳ có trách nhiệm trở lại châu Á, và trở lại đàng hoàng trên thế mạnh, với những bạn đồng minh đông.
Hoa Kỳ nhận ra rằng Trung Quốc cần một thời gian khoảng 15 đến 20 năm để phát triển đều đặn kinh tế với tốc độ cao (10-12% / năm), từ đó tăng cường quân sự. Đây là thời kỳ quá độ, với lời trăng trối của Đặng Tiểu Bình là thu mình lại, chớ gây gỗ, hãy nín thở qua sông. Vì nôn nóng, vì kiêu ngạo, Bắc Kinh nay đã quên khuấy lời ông Đặng.
Bắc Kinh huênh hoang tuyên bố biển Đông là vùng quyền lợi cốt lõi, bố trí một nghìn tên lửa hướng vào Đài Loan mà họ coi là đất Trung Hoa, là đồng bào Trung Hoa, để yên cho Bắc Triều Tiên bắn chìm tàu Cheonan của Nam Triều Tiên, để cho Bình Nhưỡng dọa dùng bom nguyên tử, để rồi cuối cùng vẫn phải nhận ngồi vào đàm phán 6 bên. Tất cả những điều trên đây chỉ bộc lộ thế cô, lực yếu ở châu Á, ở ngay Đông Nam Á, khi Hoa Kỳ đã kết liên minh chính trị - quân sự chặt chẽ với Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan, còn thắt chặt liên minh quân sự với Philippines, Thái Lan, Indonesia… và đang chìa tay bè bạn với Việt Nam, với việc nâng cao quan hệ chiến lược quốc phòng - an ninh có lợi cho 2 nước.
Việc bẻ lái chiến lược của chính quyền Việt Nam trước tình hình mới, trong sự chìa tay bè bạn đầy thiện chí của Hoa Kỳ vẫn chưa được biểu lộ rõ ràng, minh bạch.
Bộ Chính trị ở Hà Nội có nhất trí đồng thuận về một thay đổi liên minh rất mạnh dạn này hay không"  Họ có còn giữ phương châm 16 chữ vàng, coi Trung Quốc là «đồng chí tốt» nữa hay không"  Ngày 1 tháng 10 này – đúng ngày quốc khánh của Trung Quốc - vẫn khai mạc Đại lễ Kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long, gắn với Năm hữu nghị Việt – Trung"
Nếu thật sự là một cuộc bẻ lái chiến lược đầy bản lĩnh của lãnh đạo và ắt mang lại hứng khởi trong đồng thuận cao độ của toàn dân, sao không thấy sự hứng khởi ấy bùng nổ khắp nơi trên đất nước ta, như lẽ ra là phải thế.
Hay là nhân dân ta còn hoài nghi, vì thời gian «Bắc thuộc» -  theo ngôn từ của cố ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch -  kéo dài đến 20 năm, sự từ bỏ một mối liên minh sâu đậm không phải là dễ dàng êm dịu.
Xin nhớ rằng mỗi cuộc bẻ lái trên con đường gập gềnh trắc trở, đều không dễ dàng đơn giản. Sau khi nhận ra đường lối sáng sủa, hướng ra đại lộ của thế giới văn minh, người cầm lái phải tỉnh táo, tự tin, vững tâm bẻ ngoặt vào hướng đúng. Hoang mang, do dự, không quả đoán, không dứt khoát, ngập ngừng, run tay lái, có thể dẫn đến thảm họa, đưa cỗ xe vào bãi lầy hay xuống vực.
Hay đây là một sự chỉ đạo khôn khéo, cao tay ấn, từ từ, nhẹ nhàng bẻ lái vào xa lộ văn minh, nhưng không ồn ào, lấy thực chất làm trọng, tránh những căng thẳng không cần thiết đối với nước lớn lắm mưu thâm và thù dai"
Còn như nếu các nhà lãnh đạo vẫn ỡm ờ, lo cho phe phái mình hơn là lo cho dân, cho nước, chơi trò dại dột bắt cá 2 tay, một tay vẫn liên minh ma quỷ, một tay vẫn giả liên minh với bè bạn chân thành, tạm tránh búa rìu của công luận, của đông đảo trí thức, của tướng lĩnh, binh sỹ, cựu chiến binh thì hãy coi chừng, sự phẫn nộ của nhân dân và binh sỹ yêu nước bị dồn nén quá lâu,sẽ không có giới hạn khi bùng nổ.
Với thời gian mọi sự sẽ rõ ràng minh bạch. Cầu mong cho sự phán đoán tốt lành nhất là hiện thực hiển nhiên.
Bùi Tín  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.