Hôm nay,  

Lúa Đơm Bông Trên Miền Đất Hứa

4/17/201000:00:00(View: 7275)

Lúa Đơm Bông Trên Miền Đất Hứa

Trường trung học tư nổi tiếng nhất Montreal.

Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Khi bỏ nước ra đi tìm tự do, tất cả bậc cha mẹ Việt Nam đều nghĩ đến tương lai của các đứa con mình...
Tại Canada, người ta thường cho rằng những học sinh di dân nào nói tiếng mẹ đẻ khác hơn là hai ngôn ngữ Pháp hoặc Anh thì sẽ gặp nhiều khó khăn để có được mãnh bằng trung học (High School), một chìa khóa mở ngõ vào bậc cao đẳng và đại học.
Lý do được đưa ra là bối cảnh kinh tế xã hội không thuận lợi cho các con em di dân trong đường học vấn.
Canada là quốc gia sử dụng hai sinh ngữ chánh, đó là Pháp ngữ tại tỉnh bang Québec và Anh ngữ tại những tỉnh bang khác.
Dân bản xứ da trắng được gọi là dân francophone nếu nói tiếng Pháp và  anglophone nếu họ nói tiếng Anh. Còn tất cả di dân mà tiếng mẹ đẻ không phải là Pháp hoặc Anh thì được xếp vào nhóm dân allophone.
Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu về giáo dục và di dân đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy mặc dù có trở ngại, khó khăn buổi đầu nhưng dần dần sau đó nhóm học sinh di dân đều bắt kịp học sinh bản xứ và trong nhiều trường hợp họ còn vượt trội hơn nhóm đa số đa trắng.
Trường hợp nầy không áp dụng cho những con em Việt Nam đã bắt đầu đi học từ những lớp mẩu giáo như tất cả các trẻ em bản xứ.
Theo họ, ý  niệm “học sinh allophone” hay “học sinh xuất thân từ lớp di dân”( élèves issus de l’immigration)  cần phải được xét lại.
Giáo sư Marie McAndrew thuộc đại học Montreal, là một nhà chuyên môn về vấn đề giáo dục liên hệ đến các lớp di dân tại Canada. Vài năm trước dây Gs McAndrew đã thực hiện một cuộc nghiên cứu thăm dò rộng lớn tại Montréal, Toronto và Vancouver về đề tài: Giáo dục và mối tương quan giữa các sắc dân (L’éducation et les rapports ethniques)
Cuộc thăm dò nhắm vào các học sinh trung học thuộc 7 nhóm ngôn ngữ groupes linguistiques khác nhau so với nhóm ngôn ngữ của đa số,tiếng Anh và tiếng Pháp.
Marie McAndrew est professeure titulaire au Département d’administration et fondements de l’éducation de l’Université de Montréal. Titulaire d’un doctorat en éducation comparée et en fondements de l’éducation, elle est spécialisée dans l’éducation des minorités et l’éducation interculturelle. Sa contribution dans ce domaine est significative, tant en ce qui concerne la recherche que le développement et l’évaluation des politiques. De 1989 à 1991, comme conseillère au Bureau des sous-ministres du Ministère des Communautés culturelles et de l’Immigration du Québec, elle a été étroitement associée à l’élaboration et à la dissémination de l’Énoncé de politique en matière d’immigration et d’intégration Au Québec pour bâtir ensemble.
Có lối 54 000 em học sinh trung học được phỏng vấn và các dữ kiện thu lượm được phân tách căn cứ trên 7 biến số variables liên hệ đến hoàn cảnh xã hội, kinh tế gia đình, và 4 biến số dựa trên đặc tính của trường mà các em đang theo học.
Nét văn hóa gia đình đóng một vai trò quan trọng trong sự thành đạt trong học vấn.
Nếu xét chung, thì học sinh di dân gốc allophone ở Montreal, Toronto và Vancouver có tỉ số đổ đạt trung học cũng không mấy khác biệt gì với nhóm học sinh thuộc đa số nói tiếng Anh anglophone  hay tiếng Pháp francophone .
Tại Montreal, số học sinh di dân nhóm allophone « không nói tiếng Pháp »  ít hơn so với nhóm học sinh bản xứ nói tiếng Pháp francophone.
 Sau 5 năm trung học (études secondaires) thì 45% học sinh  nhóm thiểu số allophone so với 52% nhóm đa số francophone  đổ được văn bằng trung học. Nhưng sau 7 năm học thì nhóm thiểu số bắt gần kịp nhóm đa số. Thiểu số 59.5% và 61.6% cho nhóm đa số. Đây là một sự sai biệt nhỏ nhoi không mấy có ý nghĩa...
Trong nhóm allophone với nhau, nếu căn cứ đơn thuần về nguồn gốc ngôn ngữ mà thôi thì học sinh Việt Nam nổi bật nhất với 82% có bằng Trung học, các em người Hoa chiếm  78%, các học sinh khối Á Rạp,Bắc Phi 67% (Magreb, Liban), các em Iran 65%, các học sinh nói tiếng espagnol (Châu Mỹ Latin) 52%, học sinh da đen nhóm nói tiếng créole (Haiti) 40% và so với nhóm chủ nhà Québécois francophone  nói tiếng Pháp lối 62%  có bằng Trung học.
 Xin nói thêm là từ khoảng 20 năm nay, người Hoa di dân ồ ạt qua Canada. Họ đến từ lục địa Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan. Di dân hợp pháp (đoàn tụ, hoặc đầu tư…) và di dân lậu, chui, lấy vợ lấy chồng có quốc tịch Canada… Năm 1981 có 300 000 người Hoa sống tại Canada. Đến năm 2001, con số trên tăng lên 1 029 400 người tương đương 3,5%dân số Canada.


Tina Chui,Kelly Tran, John Flanders. Les Chinois au Canada: Un enrichissement de la mosaique culturelle.
http://www.statcan.gc.ca/pub/11-008-x/2004004/article/7778-fra.pdf
Tại Toronto và Vancouver, các em học sinh gốc Hoa có kết quả học vấn cao hơn các nhóm đa số da trắng nói tiếng Anh anglophone. Số các em học sinh gốc Hoa có bằng trung học nhiều gấp 2 hoặc 3 lần hơn so với các em học sinh da trắng anglophone.
Yếu tố «tồn căn» (effet résiduel)
Sau khi loại bỏ hết các biến số (tuổi tác, nam, nữ, hoàng cảnh xã hội,kinh tế gia đình, nơi sanh, bắt đầu vào học lớp mấy…) Gs Mc Andrew cho biết còn có ảnh hưởng của yếu tố « tồn căn » đã dự phần vào sự thành đạt học vấn của một nhóm sắc dân nào đó.
Các học sinh người Hoa có tỉ số thành công gấp 4 lần nhiều hơn so với dân da trắng nói tiếng Anh tại Toronto.
Tại Montreal, số học sinh Việt Nam  thành công trong học đường nhiều gấp 3 lần so với  học sinh Québecois chủ nhà nói tiếng Pháp.
Tội nhất là dân nói tiếng créole (créolophone) tức là học sinh da đen gốc Haiti có 4 lần ít cơ may đổ đạt được mảnh bằng Trung Học.
Vốn văn hóa (capital culturel)
Theo Gs Marie McAndrew, ảnh hưởng của yếu tố tồn căn có thể có liên hệ với hai yếu tố khác, đó là:
-          Ảnh hưởng của vốn văn hóa gia đình, tức là sức học (giáo dục) của cha mẹ, tâm lý coi trọng sự thành đạt học vấn, và mối liên hệ giữa gia đình với nhà trường cũng như giữa cộng đồng và học đường.
 Nhưng kết quả có được cũng có thể một phần nhờ vào cơ cấu tổ chức rất có hệ thống của nhà trường, nhân viên giáo dục biết cách thích ứng, hành xử thích hợp tùy theo nếp văn hóa riêng và tùy theo sanh quán của học sinh.
Gs McAndrew cho biết là bà ta không thể xác định được trong số các yếu tố kể trên, cái nào đã dự phần thật sự trong sự sản sinh ra yếu tố tồn căn.
Giả thuyết về vốn văn hóa trở nên quan trọng hơn khi chúng ta không những chỉ thấy rằng các em học sinh gốc Hoa và gốc Việt có tỉ lệ đổ đạt cao mà trong thời gian theo học trung học, các em thường có khuynh hướng lựa chọn những môn học nào có thể giúp các em mở được nhiều cửa ngõ cho những ngành nghề thích hợp trong tương lai lúc theo học các trường Cao đẳng (CEGEP ở Québec) và Đại học.
Một yếu tố nữa đã minh chứng cho giả thuyết vốn văn hóa. Đó là lợi tức thu nhập của gia đình (revenu familial) cho thấy không chủ yếu để quyết định vào sự thành công hay thất bại trong học vấn của các con em học sinh di dân  allophone (tiếng mẹ đẻ không phải là Anh hoặc Pháp).
Ngược lại, lợi tức gia đình là một chỉ điểm indicateur không thể thiếu được để quyết định sự thành bại của nhóm học sinh bản xứ francophone hoặc anglophone.
Theo Gs Marie McAndrew, kết quả cho thấy có một khoảng cách quan trọng giữa hoàn cảnh kinh tế xã hội của lớp học sinh di dân trong quốc gia tiếp nhận và vốn văn hóa cũng như sức học thật sự của các em.
 Autre facteur à l'appui de cette hypothèse: le revenu familial s'avère non significatif pour expliquer la réussite ou l'échec scolaire des élèves allophones, alors que cet indicateur demeure pertinent pour le groupe d'accueil. «Les résultats montrent un important hiatus entre le statut socioéconomique de ces élèves dans le pays d'accueil et leur capital culturel et scolaire réel».
Kết Luận
Sự thành đạt của con em chúng ta trong học vấn được xem như là sự thành công và niềm hảnh diện chung của cha mẹ Viêt Nam trên miền đất hứa./.
Tham Khảo :
- Daniel Baril, UdeMNouvelles. La culture joue un grand rôle dans la réussite scolaire
http://www.nouvelles.umontreal.ca/recherche/sciences-de-leducation/le-capital-culturel-familial-est-plus-determinant-que-le-revenu.html
- Hieu Van Ngo, Barbara Schleifer. Immigrant children and youth in focus
http://canada.metropolis.net/pdfs/Van_ngo_e.pdf
-  Nguyễn Thượng Chánh.Khoahoc.net. Ngưòi Việt Montreal
http://www.khoahoc.net/baivo/nguyenthuongchanh/051109-sachnguoivietmontreal.htm
-    Lâm Văn Bé. Diện mạo người Việt tại Canada năm 2006
http://www.khoahoc.net/baivo/lamvanbe/010410-nguoiviettaicanada.htm
-  Trần Giao Thủy. Saigon Echo. Người Việt ở Mỹ- Vẻ vang dân Việt"
http://saigonecho.com/main/cdviettynan/xaydungcdviet/13373-ngi-vit-m-v-vang-dan-vit.html

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nỗi buồn tận huyệt của những đầu óc cải cách lớn nhất của dân tộc cũng giống như nỗi lòng của người mẹ khi thấy đàn con ngày càng suy kiệt. Mà những thách thức họ từng đối phó cũng chính là chướng ngại của người mẹ vì sự nhỏ nhen, ghen tuông của những thứ “cha/dượng” nhỏ nhen, thậm chí chỉ đơn thuần là thứ tiểu nhân mơ làm cha, làm dượng.
Nhà báo thạo tin nội bộ đảng CSVN. Huy Đức (Trương Huy San, Osin Huy Đức) và Luật sư Trần Đình Triển, chuyên bênh vực Dân oan bị bắt tạm giam, theo tin chính thức của nhà nước CSVN ngày 07/06/2024...
Quý vị nghĩ sao nếu có người nói với quý vị rằng chính phủ và giới truyền thông Hoa Kỳ đang bị kiểm soát bởi một băng nhóm bí mật, nhóm người này tôn thờ ma quỷ và đứng sau hàng loạt các vụ bắt cóc trẻ em? Theo một cuộc khảo sát gần đây, 17% người dân Hoa Kỳ tin rằng thuyết âm mưu này là có thật.
Ngày 30 tháng 5, một bồi thẩm đoàn ở New York kết luận, cựu Tống thống Donald Trump phạm tất cả 34 tội danh. Đây là một sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử nước Mỹ, khi lần đầu tiên một cựu tổng thống bị tuyên án nhiều tội đại hình trong một vụ án hình sự. Ông Trump bị kết tội làm làm giả hồ sơ kinh doanh để che giấu các khoản khoản thanh toán tiền bịt miệng cho cựu ngôi sao phim khiêu dâm Stormy Daniels, nhằm mục đích ém nhẹm các thông tin bất lợi trước cuộc bầu cử năm 2016, để cử tri bỏ phiếu cho ông ta.
Hôm rồi, cháu Út hỏi: Người mình hay nói “phải sống đàng hoàng tử tế”. Thế nào là “đàng hoàng”, hả bố ? Tôi lúng túng không biết trả lời sao cho gọn gàng và dễ hiểu nên đành phải kể lại cho con nghe mẩu chuyện ngăn ngắn, của một nhà báo lẫy lừng (Anh Ba Sàm) đọc được qua Thông Tấn Xã Vỉa Hè: “Sau 1975, có những thứ mà Sài Gòn, miền Nam làm cho hắn rất lạ và không thể quên. Một đêm, chạy xe máy về nhà (ông cậu), tới ngã tư đèn đỏ, ngó hai bên đường vắng hoe, hắn rồ ga tính vọt thẳng. Bất ngờ nghe bên tai tiếng thắng xe cái rẹc, liếc qua thấy ông lão với chiếc xích lô trống không. Quê quá, phải dừng theo!”
Nếu cái gì cũng có bước khởi đầu của nó thì -- ngoài công việc thường ngày là quan sát hành động của từng con người để có một phán xét cuối cùng vào thời điểm thích hợp -- đâu là việc làm đầu tiên của Thượng Đế? Câu trả lời, theo một câu chuyện chỉ để cười chơi, rất thích hợp với bộ máy chuyên tạo nên cảnh rối ren hỗn loạn trên đất nước chúng ta. Cái câu chuyện về một cảnh trà dư tửu hậu khi những nhà chức nghiệp cãi nhau rằng nghề của ai có trước, dựa trên những tín lý từ bộ kinh Cựu Uớc, đặc biệt là chương Sáng Thế Ký.
Đảng CSVN có nhiều chứng bệnh lây nhiễm trong thời kỳ “đổi mới” như tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và chia rẽ, nhưng 3 chứng “nhận vơ”, “lười lao động” và “lười làm việc” của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đã khiến Đảng lo sợ.
Bất ngờ sáng 30/05/24, TT Biden tuyên bố bỏ giới hạn sử dụng võ khí của Huê Kỳ cung cấp cho Ukraine đánh Nga. Đồng thời, Âu châu đã thỏa thuận một quyết định mới quan trọng là bỏ giới hạn đỏ, gởi huấn luyện viên quân sự qua Ukraine giúp quân đội Ukraine, cho phép Ukraine sử dụng các loại võ khí mạnh và có tầm hoạt động xa tới lãnh thổ Nga nhằm những mục tiêu quân sự. Riêng Anh đã bước tới trước, một số quân đội Anh đang hoạt động tại Ukraine.
“Que Sera Sera,” ca khúc này luôn gắn bó với tâm tư của cậu bé bảy tuổi. Đi xem xi-nê với mẹ, sau này mới biết là phim The Man Who Knew Too Much, về nhà tôi nhớ mãi cái giai điệu vui tươi và đôi môi nhảy múa, khi nữ diễn viên hát đoạn que sera sera. “Chuyện gì đến sẽ đến,” một câu nói đầy thơ mộng đối với cậu bé, rồi dần dần lớn lên biến thành câu nói chấp nhận chuyện ngày mai ‘Life is a crazy ride, and nothing is guaranteed. (Đời là chuyến đi điên rồ, không có gì bảo đảm. ‘Eminem’.) Dường như, có một chút bất cần, không quan tâm chuyện gì sẽ xảy đến. Tưởng chỉ là như vậy, ai ngờ, câu nói bỗng đứng dựng lên, lớn tiếng hỏi: “Chuyện gì đến sẽ đến là sao?” Đúng, “sẽ đến” thuộc về tương lai, thuộc về bí mật, nhưng “chuyện gì đến,” một phần đã bị khám phá, tìm thấy, công bố. Chúng ta, con người hiện tại, thế kỷ 21, may mắn có một khoa học khá trung thực và năng nổ, mở ra cho sự hiểu biết còn kém cỏi, nhiều nơi quá khứ còn tối tăm và nhiều nơi chờ ánh sánh rọi tới.
Người Việt rất hay buồn. Họ buồn đủ chuyện, đủ thứ, đủ cách, đủ kiểu, đủ loại và buồn dài dài: buồn chồng, buồn vợ, buồn con, buồn chuyện gia đình, buồn chuyện nước non, buồn chuyện tình duyên, buồn trong kỷ niệm, buồn tình đời, buồn nhân tình thế thái, buồn thế sự đảo điên, buồn tàn thu, buồn tàn canh gió lạnh … Đó là chưa kể những nỗi buồn buồn lãng xẹt: buồn trông con nhện giăng tơ, buồn trông cửa bể chiều hôm, buồn trông nội cỏ rầu rầu, buồn trông con nước mới sa …
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.