Hôm nay,  

Nhật Bản Tháng Tư, Hoa Đào Và Cá Sống… (1)

09/05/200900:00:00(Xem: 6688)

Nhật Bản Tháng Tư, Hoa Đào và Cá Sống… (1)

Nguyễn Q.

Hình ảnh Nhật Bản.

(Phần 1, bài 2 kỳ)

May mắn làm sao, chỉ hơn một tuần trước khi đi thì cơ quan Khí Tượng và Du Lịch của Nhật khai mở mùa hoa đào . Đi coi hoa đào, dù đã nhắm chừng vào khoảng cuối tháng Ba tới đầu tháng Tư là lúc hoa nở, cũng chỉ trông vào chuyện rủi may của thời tiết. Đẹp đẽ, quý gíá như thế mà không tồn tại được lâu. Sớm một tuần có thể vẫn còn là nụ, trễ một tuần thì hoa lá đã xác xơ, nhất là khi không may có mưa gió thổi qua. Vì vậy mà hoa đào là biểu tượng của những người Samurai, để khắc vào chuôi kiếm của mình. Rực rỡ, hào hùng mà ngắn ngủi bất trắc.  Ba năm trước, khi rời <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Tokyoqua Hồng Kông hoa đào còn nở rộ, thế mà chỉ vài ngày sau trở ghé lại phi truờng Narita không còn tìm thấy một cây đào nào còn hoa!

Đầu năm nay, có người Nhật làm cùng sở mách tin Singapore Airlines đang có chương trình đặc biệt đi Nhật. Nếu đi truớc tháng Ba chỉ có 1,250 đô-la gồm vé máy bay khứ hồi, năm đêm ở khách sạn Tokyo Hilton, đón đưa từ phi trường tới khách sạn và nửa ngày đi tour. Kể lại với mấy người bạn, cùng ham đi chơi và ăn uống như nhau, thế là gác chuyện thuế má qua một bên, khăn gói lên đường qua xứ Phù Tang coi hoa đào nở và ăn cá sống.

Năm đêm ở Tokyo Hilton không cần liên tục, có thể ở vài đêm, đi đâu đó rồi về ở lại họ cũng chịu nên tiện quá. Sẽ ở Tokyoba dêm, rồi đi về phiá Nam: Hokane, Kyoto, Hiroshimađể đuổi theo hoa đào nếu không may hoa chưa nở kịp ở vùng Tokyo. Miền Namấm áp hơn nên hoa nở sớm. Rồi trở lại Tokyoở hai đêm còn lại trước khi về. Nếu còn thì giờ sẽ đi Nikkoở phía Bắc, chỉ hai giờ xe tốc hành, sáng đi chiều về thong thả. Hai ngày trước khi đi đã mua Japan Rails pass một tuần cho mọi người, 288 đô-la mỗi vé, tha hồ mà đi. (Trước khi về lại tò mò tính thử mỗi người đã phải tốn bao nhiêu nếu mua từng vé cho các chuyến đi thì vào khoảng trên 600 đô-la). Người bạn đi cùng đã tới Kyotonhiều lần, quen thuộc mọi ngõ ngách. Anh hứa sẽ dẫn đi ăn một tiệm tây nhỏ rất hay, ngon và rẻ, chỉ chừng mười mấy đô-la cho buổi trưa. Anh đi nhiều sành sõi, nói tới đâu mình cứ tin theo đến đó. Người Việt tỵ nạn mà được ở bên Mỹ, qua Nhật coi hoa đào, rồi còn đi Kyotoăn đồ Tây. What a life!

Khách sạn Tokyo Hilton ở gần Shinjuku station có xe đưa rước mỗi hai mươi phút cho tới mười giờ tối, nhưng đi bộ thì chỉ chừng mười lăm phút. Shinjuku là một hub lớn nhất ở Nhật với khoảng 3 triệu người qua lại mỗi ngày. Đông đúc như thế mà lạ thay, không có cái vẻ hỗn độn, ồn ào như Hồng Kông. Nhà ga và phố xá sạch như lau, không thấy một cọng rác ngoài đường. Có một cái ly giấy trong túi quần mà suốt hơn cả tiếng đồng hồ đi quanh quẩn ở nhà ga và mười lăm phút đi bộ trở về khách sạn không tìm ra dược một giỏ rác nơi công cộng để bỏ vào! Có người kể rằng người Nhật khi thấy chút rác ngoài đường họ không ngần ngại lượm đem về nhà bỏ vào thùng rác của mình. Bực mình vì cái ly giấy trong túi, nhưng có ai muốn mình là người duy nhất xả rác ngoài đường!   

Đi quanh tìm chỗ ăn tối, ngang qua một tiệm sushi có hai cô gái đứng trước cửa lảnh lót mời khách. Ghé vào xem thử, đây là môt tiệm sushi “bình dân” mà họ gọi là revolving sushi restaurant. Thực khách ngồi sát nhau quanh cái quầy chạy quanh không ngừng, hai ba người sushi chef đứng giữa liên tục đặt những dĩa sushi lên quầy. Khách muốn ăn thứ gì cứ lấy xuống, hay gọi riêng những thứ mình muốn mà không có trên quầy. Ăn xong chồng dĩa qua một bên để người hầu bàn đếm dĩa tính tiền theo màu của dĩa. Toro thứ thựợng hạng thì 500 yen, dĩa màu vàng. Scallop thì 350 yen, dĩa có những đường vân. Yellowtail thì 200 yen, dĩa màu xanh lục…  Trước mỗi người đã để sẵn những hộp nhỏ đựng gừng và trà xanh, với dãy ly úp bên cạnh cái faucet thấp nước nóng để khách tự pha trà lấy cho mình.

Đời sống người Nhật chung chung bận rộn, tám chín giờ tối mới ra khỏi sở, ăn vội xong buổi tối còn lấy metro về nhà ngủ, hôm sau đi làm tiếp. Mấy ai có thể la cà ở mấy cái sushi bar như ở Mỹ, chỉ mười mấy ghế, sắp hàng hay ghi tên chờ chỗ cả hai tiếng đồng hồ, rôì thêm cả hai tiếng nữa cho bữa ăn.  Revolving sushi restaurant nhanh thì có nhanh, nhưng không bằng cái thú ngồi ở sushi bar với vợ con hay bè bạn, ngưỡng mộ nhìn những người sushi chef trang trọng xoay trở, nâng niu cắt những miếng cá tươi. Rồi thong thả uống ly trà xanh, chai bia hay ly rượu chờ tới phiên mình order. Nếu ngồi gần con cái thì đây là cơ hội tra khảo mà không cần waterboarding rắc rối với pháp luật: học hành ra sao, lâu nay có còn liên lạc với con nầy con kia không, cái charge trong credit card tuần trước ở Marché Moderne là đi với ai … Rượu vào lời ra, dễ gì mà kín đáo trong một khung cảnh “thư giãn” như thế!

Mỗi dĩa sushi, một món nấu đưa ra cho khách là cả một công trình, vì thế thì khi ăn uống cũng cố từ tốn hơn, để không buồn lòng những người sushi chef. Tự hỏi những ông sushi chef có khổ tâm hay không khi nhìn thấy khách cắm cúi khuấy một dĩa wasabi với soy sauce, nhúng phần cơm của miếng sushi vào dĩa sauce tới ướt mẹp, như mình khổ tâm khi thấy người ta bỏ bắp cải với giá sống vào một tô bún bò Huế. Gắp một miếng sushi lên, trở ngược lại để chấm nhẹ phần cá vào dĩa soy sauce, đưa lên thoảng mùi thơm của cơm còn ấm, lẫn mùi chua chua của dấm…Rồi ăn vái lát gừng, uống vài ngụm trà xanh cho sạch miệng, chờ tới phiên mình lượt sau. Đi ra khỏi tiệm, tưởng mình ăn rất nhiều mà thật ra chẳng bao nhiêu, bụng dạ vẫn nhẹ nhàng. Có đôi lúc người hầu bàn tự dưng mang đến một dĩa mà mình không order, hỏi, họ cười trả lời đúng là không order nhưng có vị khách ngồi trong góc kia mời ông thử món mới ở tiệm nầy. Nhìn tới thì là một người bạn lâu năm không gặp. Thức ăn đã ngon lại có thêm tình bạn chân thành ấm áp bỗng ngon hơn bội phần!

Tiệm không nhận thẻ tín dụng, may mà tìm ra một chợ 7 Eleven ở góc đường có ATM. Sau nầy mới hiểu thêm là cho đến bây giờ các cơ sở kinh doanh ở đây vẫn chỉ muốn giao dịch bằng tiền mặt mà thôi. Trở lại tiệm, mấy người bạn ngồi chờ đang chuyện trò vui vẻ với cô bầu bàn bằng…tiếng Việt!  Thì ra, đây là một cô sinh viên du học, làm việc ở tiệm nầy vào cuối tuần. Cô ốm yếu khẳng khiu, không đẹp, mũi không thon thả, nước da không mịn và sáng như hầu hết các cô gái Nhật thấy ngoài đường phố, nhưng bù lại có hàm răng đều đặn trắng tươi, chắc nhờ vậy mà người bạn cùng đi cùng nhận ra bà ra con.

 Gặp người đồng hương ở xứ người cũng vui. Dù mới gặp lần đầu mà cứ tưởng là bà con thân thuộc, quen biết đã bao năm. Được cô chăm sóc chu đáo quá. Dĩa sushi ở trên quầy mới chạy hai vòng cô đã không cho ăn, nói thôi cái đó cũ rồi mấy cô chú đừng ăn, muốn gì cháu sẽ gọi họ làm ngay. Rồi cho biết những gì tươi mới trong ngày. Mình đòi hỏi quá đáng, chứ tìm đâu ra cá tươi như thế nầy, chắc mới mua hồi sáng từ chợ cá Tsukiji chỉ cách đây chưa tới nửa giờ metro. Gặp lúc thưa khách, cô hầu bàn ngồi xuống kể chuyện. Cô qua đây học tiếng Nhật đã ba năm, để trở về nước làm thông-dịch-viên. Cô được trợ cấp mỗi tháng tám trăm đô la, đủ sống. Tiền lương hai trăm đồng mỗi cuối tuần làm việc ở đây để dành riêng nuôi ngưòi em trai cũng qua đây học sửa xe. Hỏi cô kinh tế ở đây bây giờ khó khăn, người Nhật thất nghiệp quá trời, sao họ lại cho sinh viên du học làm việc, không sợ dành công việc của người bản xứ hay sao. Cô nói người Nhật tốt lắm, họ không phân biệt đối xử và giúp đỡ sinh viên du học tận tình. Cô nói thêm chút chuyện riêng tư, có bạn trai rồi nhưng có tiến tới đâu không còn tuỳ số mệnh.

Ham chuyện trò vui miệng, ăn uống xong nhìn những chồng dĩa bên cạnh đâm lo, không biết có đủ tiền mặt để trả không, nhưng ra quầy trả tiền thì chỉ có 4100 yen, chưa tới 45 đô-la cho bốn người, không thuế không tip. Quá rẻ, chỉ một phần ba so với những tiệm sushi quen biết ở quanh vùng Orange County, nói chi tới những tiệm sushi ở San Francisco, New York hay Boston. Nghĩ chắc là họ đếm lộn dĩa. Nhưng thôi, mình đâu biết tiếng Nhật để cãi nhau với họ về chuyện nầy, đâu có ích lợi chi!

 Không phải gíá cả mọi thứ ở đây đều phải chăng như tiệm sushi nầy. Cách đây mấy căn có tiệm ăn trưng trong lồng kính một hộp cơm với bốn miếng lươn nướng đề giá 48 đô-la . Trong nhà ga Shinjuku là thưong xá Keio năm bảy tầng lầu, với hai tầng dưới cùng dành cho thức ăn. Tầng trệt bán cá, thịt và trái cây, có trái cantaloupe đế trong chiếc hộp gỗ đề giá gần 100 đô-la! Chuối gói từng trái trong giấy bóng kính, xuống giá mỗi đô-la một trái trước giờ đóng cửa và khách dành nhau mua. Ở tầng trên, có cả trăm căn bán thức ăn, từ sushi, cánh gà, bánh bao, điểm xẩm, xôi đậu hay xôi với chestnut, tới fine chocolate, trà xanh, bánh tây.. .  Thấy gì cũng ngon, muốn mua, muốn thử. Có nhiều món có phần lạt lẽo không đậm đà như thức ăn Việt Nam, nhưng trình bày tuyệt mỹ. Người ta không chỉ ăn bằng miệng mà còn bằng mắt. Mua một hộp ăn trưa họ cũng gói lại rồi thắt nơ như quà Christmas. Cứ tưởng fơod court ở trong thương xá Westfields ở San Franciscolà ghê gớm lắm rồi, nhưng so với ở đây không thấm vào đâu, cả về phẩm lẫn lượng.. Những tiệm bánh có tiếng bên Tây như Paul, Bouchon đều có mặt, đi ngang gặp lúc bánh mới nướng ra lò thật bực mình.

***

Buổi sáng sau ngày tới Tokyo, dậy sớm đi bộ coi những cây hoa đào trồng dọc bên đường. Tuần trước, trời bỗng dưng trở lạnh nên nhiều cây chỉ mới ngập ngừng ra hoa. Mới hơn năm giờ mà đã tờ mờ sáng, trời đất thanh thản nhẹ nhàng, có cảm tưởng như tất cả là của riêng mình. Cô gái Nhật bên kia góc phố kiên nhẫn đứng chờ đèn báo hiệu để băng qua đường trong lúc cả bốn ngã đường không thấy một bóng xe đi tới! Càng gần tới nhà ga, càng có nhiều người homeless, dùng những cái thùng giấy dài, xếp vuông vắn như những chiếc hộp kê sát ngoài hiên của các toà nhà lớn làm chỗ ngủ qua đêm. Trong nhà ga còn vắng người và những cửa hàng còn đóng kín, những người homeless khác ngủ ngồi, ngủ nằm co quắp, không mền không chiếu, trên những bực tam cấp sát bờ tường. Homeless thì ở đâu mà  chẳng có, nhưng không khỏi nhói lên trong lòng. Một xã hội thế nầy mà chịu được cảnh nầy sao" Tại sao mà ra nông nỗi nầy" Họ có con cái gia đình chi không"

Trên đường về tạt ngang qua quán café Starbucks xinh xắn, kín đáo ở góc đường vừa mới mở cửa, rồi băng qua ShinjukuPark, nơi cả hằng trăm cây đào đang ra hoa sớm. Nắng lên ấm áp, đúng như đã khoe với mấy người bạn, Ph. đi đâu cũng mang thời tiết tốt theo. Một nhóm thanh niên nam nữ tóc nhuộm đủ màu áo quần dị hợm đang thu dọn vật dụng, lon chai, cười nói đùa giỡn vui vẻ, chắc họ ở lại đây suốt dêm với nhau. Cạnh đó, một cô gái ăn mặc tươm tất đang trải tấm ny-lông xanh trên bãi cỏ cạnh mấy bức tượng đá. Cô nói cô dành chỗ cho một buổi picnic buổi trưa cho ba mươi hai người.

Những cây hoa đào rực rỡ dưới nắng mai, hồng nhạt có, hồng đậm có, trắng có, có cây rũ xuống ẻo lả, có cây chỉ vài ba bông hoa nhỏ từ một thân cây trông rất cằn cỗi mà dũng mãnh.  Hoa hồng đẹp mà đầy gai góc. Hoa mai của mình đẹp dịu dàng - xuân nầy em có về không,  cành mai cố quận nở bông dịu dàng (Bùi Giáng) – nhưng hoa đào còn dịu dàng hơn. Thanh thoát, mượt mà và đằm thắm. Đẹp từ trên xuống dưới, từ một cánh hoa với chiếc lá non tới cả cành. Đẹp từ một cây đơn lẻ bên góc phố, trước cửa nhà, tới hàng hàng lớp lớp dọc bờ sông hay trong trong công viên.  Dưới những cây đào rực rỡ nhất trong góc công viên, tội nghiệp biết bao nhiêu, lại là năm bảy tấm lều của những người homeless. Có nhiều người đã thức dậy quét dọn những tàn hoa chung quanh, vãi thức ăn cho chim. Có người còn ngủ vật vờ trên những chiếc ghế đá. Có ngưòi vừa bước ra khỏi lều, quần áo chỉnh tề như sắp đến sở. Chắc lại là một salaryman mất việc, rồi mất cả gia đình vợ con.

Dưới bề nỗi của xã hội kỷ cương không thiếu những khó khăn nghiệt ngã con người phải trả. Khủng hoảng của giới trẻ vì mất định hướng. Nhiều khách sạn nhỏ từ chối cho những người trẻ thuê phòng ở một mình, sợ họ tự tử rồi đổ nợ. Thời buổi lifetime employment đã qua lâu lắm rồi. Người ta kể có người mất việc nhưng cố giấu vợ con và hàng xóm, hằng ngày vẫn xách cặp ra đi từ sáng sớm tinh sương, la cà ở đâu đó suốt ngày đợi đến tối mịt mới về, cho đến khi người vợ thấy công ty chồng mình làm không chuyển lương vào trương mục ngân hàng của mình mới hay! Ở một công viên khác, có cả hằng trăm căn lều của những người homeless. Họ ở trong lều suốt ngày vì không muốn ai nhận ra mình, đợi tối đến mới ra lấy nước và tìm thức ăn.

Có lần, tờ Wall Street Journal kể rằng người đàn ông Nhật thường gọi điện thoại về báo tin cho vợ biết nếu cần về nhà ngay sau khi tan sở. Mới đọc, nghĩ thì tan sở về nhà ngay có chi trễ nải mà phải báo tin, nhưng không phải thế mà ngược lại, gọi để người vợ có thì giờ “chuẩn bị”, “dàn xếp” với hàng xóm. Người vợ không muốn hàng xóm thấy chồng mình về nhà sớm, như thế chứng tỏ người chồng không phải là asset của công ty, làm người vợ phải mất mặt!

***

Sau hai ngày ở Tokyo, người bạn đi cùng nhận xét phụ nữ trẻ ở đây ăn mặc không đẹp như những người ở New York. Người Nhật có tiếng thích thời trang và “hàng hiệu” “cao cấp”. Một shopping center ở Orange County có cả văn phòng ở Nhật, có brochure in bằng tiếng Nhật. Thời kinh tế Nhật khấm khá, nhiều lúc có cả đoàn xe bus chở cả trăm du khách phụ nữ Nhật thả ở shopping center nầy, và họ lùa hết ví đầm ở Chanel, Louis Vuiton. Có thấy cảnh những người Nhật mua cà vạt ở Hawaìi mới khiếp đảm. Một trăm, một trăm rưởi mỗi cái mà họ mua cả đống còn dễ hơn mình mua những cái cà vạt ở TJ Max lúc clearance sale thêm 50% off.   Hôm lên ga Kyotođể về Tokyogặp lúc tiệm Chanel ở đó vừa mở cửa buổi sáng, cả trăm người ùa nhau tràn vào, còn đông hơn lúc đến mấy chợ mới khai trương ở Bolsa, hàng sale giá rẻ lại còn tặng bao gạo 25 pound cho một trăm người đầu tiên.

Nhưng tranh đua với New Yorkvề chuyện thời trang thì cũng như tranh đua hát nhạc Phạm Duy với Thái Thanh! Phân bì với thời trang ở New Yorkthì, nói như những ông bà cụ ở Huế, cũng giống như bì bầu thợ giác bì bạc các quan! Người làm thợ giác thì dĩ nhiên phải có nhiều bầu, các quan - nhất là các quan ở Việt Namthời nầy- thiếu chi bạc. Mỗi năm có dịp qua New York tháng mười xem lá đổi màu và ăn đậu ngào đường ở Central Park, nhìn áo quần cuả những người chung quanh ở khách sạn, trên đường phố, trong tiệm ăn, rồi nhìn xuống cái quần jean Costco và đôi giày tennis của mình mà đau lòng như xát muối.  Ăn mặc đẹp thì dĩ nhiên trước hết phải có “dáng”, có tướng đi tướng đứng, có trước có sau, rồi mới nói tới chuyện áo quần, tới fabric, cut và color. Những cô gái Nhật ngày nay gọn gàng, nhanh nhẹn vui tươi, nhưng họ thích mặc quần bó sát, bên ngoài cái áo đầm ngắn và phủ thêm một cái jacket. Thấy thì trẻ trung, nhưng không sleek và thiếu phần elegant .

Buổi sáng sớm lấy metro đi chợ cá Tsukiji. Nhìn bản đồ metro chóng cả mặt, chằng chịt gấp bội lần những hệ thống metro ở New York, Boston, Parishay London. Nhưng kiên nhẫn một chút, đang ở Nhật mà, rồi cũng tìm được cách tới nơi mình muốn tới.

 Có quá nhiều sách vở, bài viết về chợ cá nổi tiếng nầy, nhưng có đến nơi, đi quanh, mới thấy nó khủng khiếp như thế nào. Người ta nói bất cứ thứ gì lội trong biển, ở bất cứ đâu trên thế giới, đều có thể tìm thấy ở đây, nhưng “thổ sản” là bluefin tuna. Tháng giêng năm nay, một con bluefin tuna đã bán đấu giá kỷ lục được 20.2 triệu yen, tính ra khoảng 400 đô-la một pound! Mấy tháng trước đây chợ nầy cấm cửa du khách, nay vừa mới cho mở lại. Họ than phiền nhiều du khách không những không behave, không tôn trọng phong tục tập quán của người Nhật mà còn làm cản trở công việc mua bán của họ. Có nữ du khách còn ăn mặc hở hang chạy xe vòng vòng quanh chợ cá để ồn ào phô trương…

Mới hơn chín giờ sáng mà các tiệm sushi quanh chợ cá đã có người sắp hàng vào ăn. Các tiệm sushi ở đây dĩ nhiên là phải ngon - ở đâu có thể tìm ra cá tươi hơn - và sushi chef phải giỏi vì là nơi ăn sáng cho những người sushi chef khác ở khắp nơi về đây mua cá mỗi ngày. Ăn cá sống vào lúc chín giờ sáng" Thì cũng như phở, hủ tiếu hay bún bò Huế của mình thôi, sáng, trưa, chiều tối, lúc nào cũng ngon cả. Một tô sushi rice, mùi gạo thơm lẫn với mùi dấm chua nhẹ nhàng trong buổi sáng sớm, với năm bảy miếng tuna đỏ tươi như hổ phách nằm lên trên, khoảng 13 đô-la. Đang định gọi thêm một dĩa sashimi, với scallop, red snapper và salmon để chia nhau thì người bạn đã có dịp đến đây rồi nói thôi, để bụng ra phía ngoài mặt đường ăn thử một tô mì đứng thịt heo trước khi xuống metro đi tới Ueno Park coi hoa đào.

UenoParkngười đi như trẩy hội, chừng như cả thành phố đổ dồn về đây từ mọi ngõ ngách để đi trên con đường chính với cả hằng trăm cây đào trồng dọc hai bên. Cả một rừng hoa đào đang trổ bông sung mãn. Hôm nay trời trong và ấm. Dưới gốc cây đào nào cũng có những tấm ny-lông xanh trải ra sát nhau với người ngồi ăn uống chuyện trò. Có nơi là một gia đình nhỏ. Có nơi chắc là của những người bạn đã hưu trí. Có nơi là một nhóm những thanh niên nam nữ tuổi mới ngoài hai mươi ngồi quanh với nhanh thành một vòng tròn lấn ra cả ngoài sân cỏ. Thức ăn của họ bày ra rất giản di, không nhiều tô chén. Năm bảy hộp sushi, ít thịt gà, bánh trái, nhưng rất nhiều bia rượu.  Họ cười nói vui vẻ với nhau, tận hưởng một ngày nắng ấm, trời xanh, hoa nở…bên cạnh gia đình bè bạn.

Đang bị đoàn người cuốn hút kéo đi, bỗng nghe có tiếng Việt Namnói chuyện với nhau bên cạnh, không biết sao ở đây ai cũng vui, chẳng như bên mình! 

(Còn tiếp kỳ 2)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.