Hôm nay,  

Hóa Học Dendro: Ứng Dụng Trong Môi Trường

31/10/200800:00:00(Xem: 7628)
Hóa học Dendro: Ứng Dụng Trong Môi Trường

Mưa acid ảnh hưởng thân cây, phân tích ở quang phổ kế.
Mai Thanh Truyết
Hoá học dendro, hay dendrochemistry là một ngành hoá học ngay từ khi thành lập có mục đích khảo sát tuổi thọ của cây bằng cách phân tích các vòng tăng trưởng hàng năm.
Nhưng trong vòng 20 năm trở lại đây, các nhà hoá học đã tiến thêm một bước mới nữa là áp dụng nguyên tắc và kỹ thuật nầy để áp dụng vào việc nghiên cứu mội trường trong lòng đất và nước ở từng địa phương. Qua sự phân tích các thành tố có trong mỗi vòng "tuổi" của cây, chúng ta có thể hình dung được mức độ ô nhiễm nếu có, thời gian bị ô nhiễm, hay xa hơn nữa có thể truy tìm đến nguyên nhân gây ra ô nhiễm v.v…
Những vấn nạn ô nhiễm trong môi trường nước  ngầm và đất trong hiện tại vẫn được khảo sát qua việc lấy mẫu nước ngầm hay mẫu đất, việc nầy khó cho chúng ta truy tìm nguyên nhân đích xác của nguồn ô nhiễm và thời gian bị ô nhiễm.
Đây là một ngành hoá học đang thành hình và có khuynh hướng tăng trưởng nhanh chóng và có khả năng thay thế một số kỹ thuật hiện tại ứng dụng trong việc nghiên cứu môi trường và chẩn định ô nhiễm chính xác hơn.
Chứng nhân của sự ô nhiễm
Có thể nói cây là một chứng nhân hùng hồn nhất của sự ô nhiễm. Sau khi phân tích từng vòng tăng trưởng của cây, những kim loại tìm thấy trong từng vòng có nhiều nồng đọ khác nhau từ đó chúng ta có thể hình dung được thời điểm bị nhiễm độc, sự chuyển dịch của ô nhiễm tiến về hướng nào, và nguyên nhân của ô nhiễm là do nguồn nước hoặc phân bón, hoặc từ trong đất v.v…
Cũng từ những kết luận trên, những dự phóng về tương lai ảnh hưởng đến mức độ ô nhiễm của một vùng đất hoặc nước có thể được tiên liệu qua kết quả của việc phân tích các vòng tăng trưởng của cây qua thời gian.
Tóm lại, việc áp dụng ngành hoá học dendro nhằm các mục tiêu sau đây để nghiên cứu về tác động ô nhiễm môi trường: 1- yếu tố địa lý của vùng thực vật, 2- yếu tố tạo vòng tăng trưởng (wood ray hay xylem), 3- quan trọng hơn cả là các thành phần hoá học và nồng độ của chúng hiện dịện trong mỗi vòng tăng trưởng.
Trong cùng một hệ sinh thái, loại cây được chọn lựa để nghiên cứu là loại cây chiếm lĩnh một vùng rộng lớn để dễ bề theo dõi ảnh hưởng của các hoá chất trong đất, nước và nồng độ thay đổi trong trong từng vòng cây và trong một diện tích rộng lớn có cùng một chủng loại cây giống nhau để so sánh.
Các yếu tố tạo vòng được quan sát kỹ lưỡng qua độ ẩm, độ thẩm thấu, và đặc biệt  là giai đoạn chuyển tiếp của lớp vòng mềm (sapwood) vào vòng lõi trong  (heartwood); vì trong cùng một cây, mức độ thẩm thấu và di chuyển của các thánh phần hoá học khác nhau cũng như sự hiện diện trong các vòng cũng không theo một định luật nào cả. Sự phát hiện một hoá chất ở vòng ngoài sẽ không có nghĩa là theo thời gian hoá chất đó sẽ hiện diện ở vòng trong.
Do đó, sự chọn lựa cây để thí nghiệm và nghiên cứu là những loại cây có đời sống lâu năm, mọc trong một vùng sinh thái lớn, có vòng lõi trong lớn, rõ ràng và độ ẩm thấp.
Thuận lợi và hiệu quả trong việc khào sát môi trường

Về chi phí: Trước hết việc lấy mẫu của các vòng tăng trưởng của cây để phân tích tương đối dễ dàng hơn việc lấy mẫu của đất hay mẫu các giếng nước ngầm. Do đó chi phí sẽ rẽ hơn và dụng cụ cần thiết trong việc nầy đơn giản hơn.
Hiện tại nhiều nhà thuỷ học đã sử dụng phương pháp phân tích vòng tăng trưởng của cây để thay thế phương pháp lấy nước ngầm trong việc nghiên cứu ô nhiễm hoá chất trong nguồn nước.
Về kỹ thuật: Các vòng tăng trưởng cho phép chúng ta xác định một cách chính xác thời điểm bị ô nhiễm qua sự hiện diện và sự di chuyển của hoá chất ở các vòng tăng trưởng.  Thêm nữa, nhờ những phương pháp và dụng cụ phân tích tối tân, các dữ liệu cung cấp có thể cho chúng ta hiểu thêm vể cơ cấu sinh học của cây và có thể so sánh mức độ hấp thụ ô nhiễm của từng loại cây.
Đại đa số cây phát triển thêm một vòng tăng trưởng mỗi năm. Chúng hấp thụ nước và hoá chất trong nước  qua rễ. Các hoá chất hay kim loại hấp thụ hiện diện trên bề mặt của các tế bào gỗ; từ đó khoa học gia có thể đánh dấu được thời điểm và mức độ ô nhiễm trong cây.
Việc lấy mẫu được thực hiện trong một diện tích nhỏ hơn 1 cm, do đó không ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự tăng trưởng của cây
TS Don Vroblesky, thuộc Cơ quan nghiên cứu địa chất Hoa Kỳ ở South Carolina đã dùng phương pháp nầy để nghiên cứu mức độ xâm nhập các hoá chất hữu cơ có chlor trong nước ngầm. Từ đó, truy tìm căn nguyên của việc ô nhiễm nguồn nước qua việc khảo sát sự hiện diện và nồng độ của hoá chất đó trong các mẫu của cùng một loại cây mọc trong vùng.
Trong lúc đó, TS Kevin Smith, nghiên cứu về phát triển cây rừng ở New Hampshire, đã dùng phương pháp trên để tìm hiễu rõ hơn về ảnh hưởng của mưa acid lên đất và cây rừng.  Cây hấp thụ Calcium từ trong đất. Khi mưa acid kết tụ sulfate và nitrate vào đất, các anion acid được trung hoà bằng các cation Calcium; do đó khi có mưa acid thì cây không hấp thụ được Calcium. Sự thiếu vắng hay giảm nồng độ Calcium trong cây cho chúng ta có thể ước tính được cường độ của mưa acid trong vùng. Phương pháp được dùng áp dụng kỹ thuật Energy-dispersive X-ray Fluorescene (EDXRF) phân tích bằng quang phổ kế (spectroscopy) (xin xem hình trên đầu bài viết).
Trong lãnh vực truy tìm nguồn phạm tội gây ra ô nhiễm như mức độ ô nhiễm do sự rạn nứt của những hầm chứa nguyên liệu xăng dầu  dự trử chằng hạn, nguồn phế thải do dịch vụ tẩy rửa bằng hoá chất có chlor…phương pháp trên rất hữu dụng trong các cuộc tranh cãi ngoài toà án, mỗi khi có kiện tụng.
Tóm lại, dendro hóa học đem lại nhiều kết quả thiết thực cho việc phân tích các vòng tăng trưởng của cây để truy tìm ảnh hưởng và nguyên nhân của việc ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, hiện nay mức độ chính xác của sự hấp thụ kim loại hay một số hoá chất khác của cây chưa được giải thích thoải đáng qua việc phân tích các vòng tăng trưởng. Các yếu tô tham dự vào sự chuyển dịch của hoá chất từ các vòng tăng trưởng chưa được tính toán có tính cách khoa học do nhiều ẩn số trong quá trình tăng trưởng của cây do thiên nhiên xếp đặt.
Do đó, Con người cần phải tìm hiểu nhiều hơn nữa những hiện tượng và sự sống của tất cả chúng sinh trên trái đất nầy.
Và, Con người sẽ không bao giờ thực hiện và thành công trong việc khống chế thiên nhiên.
Mai Thanh Truyết
West Covina, 11/2008

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau hơn một năm vất vả phòng chống Covid và kể từ khi có thuốc tiêm ngừa, nước Mỹ đang trở lại bình thường trong những điều kiện mới. Việc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội sẽ trở thành những nét sinh hoạt trong đời sống. Bắt buộc cũng có mà tự nguyện cũng có. Từ mùa xuân năm nay nhiều tiểu bang đã bỏ những giới hạn sinh hoạt vì Covid. Riêng California, nơi có nhiều hạn chế gắt gao nhất trong công tác phòng chống, giới hạn được bỏ từ ngày 15/6 vừa qua.
Dan Rather là nhà bình luận kỳ cựu trên hệ thống CBS và là một ký giả tên tuổi của làng truyền thông Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. Cùng với Peter Jennings của ABC và Tom Brokaw của NBC, ông thuộc về nhóm "Big Three" đầy ảnh hưởng này của nước Mỹ. Ở tuổi 89 hiện nay, ông vẫn tiếp tục dự phần vào các hoạt động truyền thông một cách thông tuệ, luôn gởi ra những thông điệp đáng suy nghĩ và lan truyền cảm hứng đến hàng triệu khán-thính-độc giả đang luôn theo dõi các bài viết, những cuộc nói chuyện cùng các cuộc phỏng vấn, trò chuyện của ông với một vài nhân vật nổi tiếng.
Trong chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Hoa Kỳ, Việt Nam là môt cưc tuy nhỏ nhưng quan trong trọng cô gắng tạo thế đa phương quyền lực (multipolarity) để phá thế đơn cưc (unipolarity) mà Trung Quốc muốn thực hiện đặt khu vực này dưới “luật chơi của Trung Quốc.” Cả đại sứ chỉ định của Hoa Kỳ Marc Evans Knapper, Bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd J. Austin, và có lẽ Phó Tổng Thống Kamala Harris, cũng đề cập đến triển vọng nâng tầm quan hệ Việt-Mỹ từ mức “đối tác toàn diện” lên mức “đối tác chiến lược.”
Đặc biệt, Singapore và Việt Nam có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. Singapore là một trung tâm tài chính khu vực, nơi đặt trụ sở châu Á của các doanh nghiệp của Hoa Kỳ bao gồm Microsoft và Google. Việt Nam đang trở nên chủ yếu hơn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả chuỗi cung ứng chất bán dẫn, khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Xem lại “nguyên tắc thứ ba” của chúng ta, thấy ngay một cái định nghĩa bảnh hơn nhiều: “Di động là liên tục tiến về vùng chân không hoặc có áp lực thấp hơn áp lực hiện tại đang bao quanh mình”. Rõ ràng, đầy đủ, hàm chứa tất cả những yếu tố vật lý gây ra chuyển động. Vậy thì, khỏi cần trông cậy vào ai. Trong vườn chiều nay, ta vừa nhâm nhi cà phê vừa làm một vài thí nghiệm giản dị, dễ như trò chơi con trẻ, để khám phá thêm một huyền bí của đất trời.
Lực lượng Hồi giáo Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan không chỉ làm thay đổi triệt để hệ thống chính trị quốc nội mà còn tình hình an ninh khu vực và quốc tế.
Một gian thương trộn 10% đồng vào vàng rồi rao bán vàng nguyên chất sẽ bị bỏ tù về tội lừa đảo. Nhà nước in tờ giấy bạc 100 đồng nhưng giá trị chỉ còn lại 90 đồng nhưng lại gọi là 10% lạm phát (inflation, tức là tiền mất giá.) Nếu bạn đọc thay vì mua tivi 32 inch năm nay chờ thêm 2 năm mua tivi 50 inch lớn hơn, đẹp hơn mà giá lại rẻ hơn thì gọi là giảm phát (deflation, tức là hàng hóa mất giá.)
Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên. Cây phong đầu ngõ lại chuẩn bị trổ sắc đỏ ối như mọi năm. Người đi xa từ những mùa thu trước, sẽ không trở về. Những người bạn lâu không gặp, thư gửi đi bị trả lại, nhắn tin điện thoại không thấy trả lời. Có lẽ cũng đã ra đi, không lời từ biệt. Đã có những cuộc ra đi rất lặng lẽ từ gần hai năm qua, không chỉ ở nơi đây, mà ở khắp toàn cầu. Ra đi bất ngờ, ra đi nhanh chóng. Không hoa tang. Không lễ nghi tôn giáo. Không lời ai điếu. Những túi bọc thi thể chất vội vào những thùng xe đông lạnh. Những thi hài quấn vải hoặc cuộn trong manh chiếu được chất trên những giàn củi, hỏa thiêu. Những chiếc quan tài được chôn lấp vội vàng trên đất công, với bia mộ đơn giản, không hình ảnh, ghi tên tuổi của một người già bệnh hay một người trẻ cường tráng, một người quyền quý hay một người bần cùng vô danh… Tất cả những người ra đi ấy, từ những nơi chốn khác nhau, thành thị hay
Hoá ra không phải chùm khế nào cũng ngọt. Quê hương, đôi khi, cũng thế. Cũng chua chát và đắng nghét đối với rất nhiều người mà tôi (chả may) là một. Cùng cả triệu dân Việt khác, tôi cũng đã có lúc hốt hoảng đâm sầm ra biển (dù không biết bơi) khi tóc hãy còn xanh. May mắn, tôi thoát chết. Lên lại được bờ, tôi đi lang thang tứ xứ cho mãi đến khi tóc đã đổi mầu nhưng vẫn chưa bao giờ trở về cố lý. Có kẻ tưởng là tôi chảnh, có mới nới cũ, có trăng quên đèn, quên cả cố hương. Không dám chảnh đâu. Tôi bị chúng “cấm cửa” mà!
Dù vậy, tôi vẫn cũng còn có đôi chút suy nghĩ lăn tăn. Hay nói theo ngôn ngữ của thi ca là vẫn (nghe) “sao có tiếng sóng ở trong lòng.” Chúng ta có nhất thiết phải đốt cả dẫy Trường Sơn, phải hy sinh đến cái lai quần, và hàng chục triệu mạng người – thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau – chỉ để tạo nên một đống bùn bẩn thỉu nhầy nhụa như hiện tại không?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.