Hôm nay,  

Văn Hóa Và Niềm Tin: Mẹ Tìm Con Trong Gió

27/04/200800:00:00(Xem: 6560)

Điệu Nhạc Jazz Trên Bờ Sông Mississippi (Ảnh của Cao Tường).
 Nhà thần thoại học có thế giá bậc nhất là Joseph Campbell sau nhiều nghiên cứu về các phong tục, truyền thống văn hóa và truyện thiêng của các dân tộc trên thế giới, đã nhận ra một điều rất đơn giản, rằng mọi thứ đạo đều phát khởi từ hình ảnh người mẹ bồng con và đứa con đang âu yếm nhìn mẹ với tất cả tình thương không bao giờ diễn tả hết được. Đứa con nhỏ bé hạn hẹp của cõi vuông đang tìm cách hòa vào dòng sức sống ấm êm lòng mẹ của cõi tròn vô biên để có thể vuông tròn viên mãn mẹ tròn con vuông.

 Đó là một hiện tượng rất tự nhiên khởi đi từ thể lý, rung động từ trái tim, từ từng mạch máu, từng tế bào, từng nhiễm thể, khoa học trên hết mọi khoa học, minh triết trên mọi thứ minh triết. Vì ai cũng có một người mẹ, ai cũng đã từng bơi lội chín tháng trong biển tình lòng mẹ, đã từ chính khúc ruột của mẹ mà tách ra. Và đạo là gì nếu không phải là chính cái cuống nhau nối lại được vào bụng mẹ thể lý, mà cũng là cuống nhau nối vào quê hương miên viễn trong chiều kích tâm linh. Và cả cuộc đời là một hành trình đi tìm cái cuống nhau đó như ca dao Việt đã diễn tả đầy chất đạo:

 Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

 MẸ TRÙNG DƯƠNG VÀ ĐOÀN VŨ KUMBUKA TRONG ĐẠI HỘI NHẠC JAZZ

Ngày Hiền Mẫu ở New Orleans thường tiếp liền ngay sau hai cuối tuần Đại Hội Nhạc Jazz. Đại Hội TruyềnThống nhạc Jazz hằng năm thu hút khoảng nửa triệu người tham dự, con số mỗi ngày mỗi tăng thêm. Kìa là đoàn vũ Kumbuka đến từ Phi Châu, gồm tám người rất khởi sắc, làm chuyển động cả một vùng đông đảo. Nét đặc sắc của đoàn vũ Kumbuka là không trình diễn để khán giả xem cho vui mắt hay thưởng ngoạn nghệ thuật, mà là gợi hứng để mọi người cùng hòa vào một khúc vũ, cùng chuyển diễn một nhịp sống.

 Đây là vũ khúc Ajaja gọi hồn tiên tổ. Sinh lực bao đời đang cùng chảy vào làm thành một dòng sông mới. Vũ khúc Mandiani là một bài hoan ca phát khởi từ dân Bambara bên Senegal, với những vũ công đi chân không, hai tay giơ lên vẫy gọi hướng vọng trời cao theo nhịp trống. Và nửa triệu người tuôn về New Orleans thủ đô nhạc Jazz trong dịp này dường như cũng đang cùng hòa vào một nhịp vũ duy nhất.

 Jazz là loại nhạc phát khởi từ cảm hứng bên trong theo nhịp điệu và hơi thở sức sống hơn là âm thanh, nâng tâm hồn lên một chiều kích rộng hơn là những vật lộn hay những bon chen hạn hẹp thường ngày. Ai muốn thưởng thức nhạc Jazz đúng điệu thì phải tìm tới một địa điểm vẫn được gọi là "nôi sinh nhạc Jazz" (preservation hall). Đó là căn nhà số 726 đường St. Peter trong Khu Vực Pháp (French Quarter), với bề mặt cũng như bên trong rất quê kệch thô sơ, hầu như không tân trang gì cả mà cứ để y nguyên cái dáng vẻ ọp ẹp xưa cũ. Chả có ghế ngồi gì hết. Vậy mà căn phòng này bao giờ cũng chật ních người, đứng hay ngồi bệt xuống nền nhà tùy tiện, vì ban nhạc ở đây chơi đúng loại nhạc Jazz nguyên chất, làm cho người thưởng ngoạn hình dung ra một khung cảnh của một lớp người thời còn lao nhọc vừa ca hát vừa hái bông hay chặt mía ngoài đồn điền (plantation) hay trong một căn bếp nhỏ mù mịt khói. À, tôi vừa liên tưởng đến một điều gì rồi. Giống kiểu như những bài dân ca hay những câu hò trên cánh đồng Việt Nam xưa kia. Cũng một tinh thần người ta đi cấy lấy công, tôi đây đi cấy còn trông nhiều bề, tìm vươn lên chiều kích cao hơn, trong nhịp điệu sinh hoạt đời thường.

 Tôi đã có dịp say mê đứng thưởng ngoạn một khúc nhạc Jazz theo điệu kèn saxo do một anh nghệ sĩ da màu thổi trên bờ sông Mississippi trong một buổi sáng nắng mới lên. Chàng nghệ sĩ ngồi trên một cái cột thấp, dáng hình nổi hẳn lên nền trơi với dòng sông phía sau làm bối cảnh. Anh ta ngất ngây theo điệu nhạc thả hồn về một quê hương xa tít trong tâm tưởng. Mấy ông mặc đồ bộ với cà-vạt mắc tiền đứng chỉ trỏ bi bô, mặc. Mấy bà qua lại vung vẩy vành tai óng ánh kim cương, mặc. Điệu nhạc Jazz với tiếng kèn saxo sao mà trầm buồn ray rứt quá, nhưng cũng rất hào sảng cao ngạo. Nó cười vào mặt nhân gian. Nó như cũng nhắc cho người ly hương nhìn theo hướng sông kia mà tìm về nguồn ngọn mình giữa những xô bồ nổi trôi của kiếp nhân sinh.

 Hồi mới sang Mỹ còn chân ướt chân ráo, người Việt tụ họp nhau ăn cái tết đầu tiên vào năm 1976, ai nấy mừng mừng tủi tủi, nước mắt lưng tròng. Tôi còn nhớ một bài hát do ca đoàn của cộng đoàn đầu tiên tôi phụ trách đã làm mọi người xúc động. Đó là bài Mẹ Trùng Dương của Phạm Duy được trình diễn chuyển động như những lớp sóng biển. Cũng do mốc ghi quan trọng này mà từ đó ca đoàn lấy tên là Ca Đoàn Trùng Dương, nói lên tâm huyết của những người con ra đi mà vẫn ấp ủ hình ảnh Mẹ Việt Nam trong tim kiểu "chúng ta đi mang theo quê hương."

 Mẹ cũng đã ươm tôi trong gió lộng rét buốt loạn li đất Bắc. Mẹ đưa tôi vào miền Nam với đồng lúa vàng Cửu Long nắng gắt. Và vào thời điểm '75, không còn nước mắt để khóc trong gió giật đùng đùng, chiều chiều Mẹ còng lưng chống gậy dõi tìm tôi theo đoàn người nổi trôi. Tình nhà mở cửa, Mẹ đứt mấy khúc ruột đành để tôi ra đi mong đóng góp gì cho đời ...

 Sóng vỗ miên man như câu ru êm của mẹ dịu dàng.

Nước biếc mênh mông như đôi tay ôm của mẹ trùng dương...

Ngày ngày vươn vai ra khơi đón ánh dương soi con tim bồi hồi.

Chiều chiều chơi vơi, không nguôi thương thương nhớ nhớ con trong cuộc đời.

Mẹ tìm con trong gió Bắc,

Mẹ về phương Nam nắng gắt,

Tình nhà mở cửa đem ra góp với bao la...

 TIN VUI TÌM LẠI ĐƯỢC CUỐNG NHAU

 Lam lũ vất vả cả năm, người Việt vẫn còn mang hình ảnh được về quê ăn tết, về quê nghỉ hè. Quê nhà là nơi phục hồi được sức khỏe, tĩnh dưỡng lại tinh thần, nếm lại được tình ấm, vì ở quê có mẹ. Người Mỹ có phong tục đẹp mừng Ngày Hiền Mẫu vào tháng Năm, cũng là Tháng của mùa xuân hoa nở đương độ căng phồng mơn mởn sức sống. Tìm về với mẹ cũng là tìm lại được cuống nhau nối vào cội nguồn mùa xuân miên viễn, quê hương hằng thể. Cũng chính vì thế mà truyền thống Công Giáo chọn tháng Năm là Tháng Hoa, tháng của mùa hoa trinh nữ với những đóa hoa lòng muôn hương muôn sắc dâng kính Mẹ Maria, Mẹ của muôn người mẹ. Riêng người Công Giáo Việt thì có lòng sùng kính Đức Mẹ một cách đặc biệt, chắc chắn vì trong chất máu người Việt mang rất nhiều nguyên lý mẹ từ truyện thiêng Chim Âu Tổ Mẫu đẻ một bọc nở ra một trăm con. Mẹ là chim nên con cũng là chim, tất cả đều biết bay, biết vươn tới một chiều kích cao hơn là những bon chen ngột ngạt thường ngày. Đàn chim dù có bay tan tác khắp nơi bao giờ cũng nhớ tổ mà về: Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội.

 Nét đẹp của đạo Công giáo là lòng kính yêu Đức Mẹ Maria được tỏ lộ ra bằng những nghi thức bên ngoài. Tháng 5 dâng hoa kính Đức Mẹ thì được gọi là Tháng Hoa, Tháng của Mẹ: Mother's Month. Tháng 10 là tháng Hoa Hồng. Đây cũng là điều mà khoa tâm lý ngày nay làm chứng là quân bình được đầu với tim, lý với tình. Lòng sùng kính Đức Mẹ bao giờ cũng dẫn tới nguồn viên mãn là chính Chúa. Bằng chứng là ở những nơi hành hương nổi tiếng như Fatima, Lộ Đức v.v. thì bất cứ một hình thức tôn kính Đức Mẹ nào cũng đều dẫn tới cao điểm là Thánh Thể và Thánh Lễ.

Thì ra mọi nghi thức, mọi phong tục, mọi lễ nhạc đích thực, cũng đều là những biểu tượng, là những cuống nhau tìm nối vào chính Chúa, nguồn sức sống vô biên "là Đường, là sự thật và là sự sống" (Gioan 14:6) đã được đặt ngay trong chính thẳm sâu cõi lòng:

 "Thầy sẽ không để các con côi cút; Thầy sẽ trở lại với các con. Sau đây ít lâu, thế giới sẽ không thấy Thầy nữa; nhưng các con sẽ thấy Thầy, là vì Thầy sống, và các con sẽ sống. Ngày đó, các con sẽ hiểu rằng Thầy ở trong Cha Thầy, và các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con." (Gioan 14:18-20).

 PHÚT TỊNH TÂM

 Bài hát lượn sóng Mẹ Trùng Dương gây bồi hồi xúc động trông về quê Mẹ. Vũ khúc Ajaja gọi hồn tiên tổ, vũ khúc Mandiani hướng vọng trời cao, một đóa hoa dâng mẹ hay một câu kinh, đều là những cuống nhau tìm nối vào nguồn cội:

Hòa mình vào đòan vũ dâng hoa của các em nhỏ trong Tháng Hoa, mình như đang được hóa thân mọc cánh trong một cuộc chuyển biến hút hồn, nối được cõi vuông tù túng hạn hẹp của mình vào dòng sông sinh lực viên mãn trời tròn. Tự nhiên mình thấy tâm mình mở ra thênh thang, như đang được về quê mẹ, tìm lại được cuống nhau nối vào nguồn, trong tâm tình được khai mở của Hàn Mặc Tử:

 hãy cầu nguyện bằng trăm kinh mây gió,

hãy dâng cho một tràng chuỗi trăng sao

 Trong phút giây lắng đọng, mình sực thấy hồn mình đang hồi sinh bén rễ "từ một cội rất linh thiêng" thật sâu thẳm, điều mà Du Tử Lê cảm nhận được không phải bằng suy tư lý luận của hệ thống triết học hay giáo lý nào cả, mà do thực chứng của đời sống, trong tập thơ "Hoa Nào Tin Quả Đắng Đến Không Ngờ" (trang 150):

 không ai hiểu thịt, da tôi bìa sách

bọc, bao ngoài quá đỗi thực hư: riêng

không ai hiểu linh hồn tôi mướt, sạch

mọc lên từ một cội rất linh thiêng.

Lm. Trần Cao Tường

(từ tác phẩm Khúc Sáo Ân Tình, Thời Điểm xuất bản. Mời thăm Mạng Lưới Dũng Lạc http://www.dunglac.org  và www.dunglac.net, góp tư liệu xây nhà Văn Hóa & Niềm Tin.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.