Hôm nay,  

Vụ Án Ăn Cắp Tiền Trong Quỹ Tín Dụng

8/9/200700:00:00(View: 9624)

Thúy Chi - IRS/SPEC/ www.usdoj.gov/usao/can

Chủ Nhân Các Viện Dưỡng Lão Trốn Đóng Nhiều Triệu Mỹ Kim Tiền Thuế Lương Của Nhân viên

SAN FRANCISCO - Ngày 13 tháng 7 năm 2007, biện lý luật sư  Scott N. School thuộc Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, tuyên bố Jack Easter, cư dân San Francisco, bị kết án 30 tháng tù giam và phải bồi thường số tiền $8,710,795.84 (hơn 8.7 triệu mỹ kim) và một khoản tiền phạt đặc biệt là $10,700 do đã cố tình không nộp tiền thuế lao động cho chính phủ. Bản án này là kết quả điều tra của bộ phận Criminal Investigation (CI) thuộc Sở Thuế Vụ.

Trước đó, ngày 7 tháng 3 năm 2007, Bồi thẩm Đoàn Liên bang đã kết án Jack Easterday với 107 tội danh do đã không nộp $9.6 triệu mỹ kim tiền thuế lương cho chính phủ. Chứng cứ trưng tại tòa đã tố cáo bị can Easterday, 52 tuổi, chủ tịch Liên Hiệp Công Ty Emplyee Equity Administration Inc. và công ty Skilled Logic, Inc. từ năm 1998 đến năm 2005 đã cố ý không nộp các khoản tiền thuế tạm thu của nhân viên làm việc tại các viện dưỡng lão sau đây:

Brookvue Care Center a.k.a. S.P. Facility, Inc.
Eden West Convalescent Hospital a.k.a. EWCH, Inc.
omewood Care Center a.k.a. S.J. Facility Inc.
Oakland Care Center a.k.a. Oak Facility, Inc.
Pleasant View Convalescent Hospital, Inc.
Sunrise Healthcare Center a.k.a. R.V. Facility, Inc.

Thoạt tiên, vào ngày 11 tháng 3 năm 2005, với 47 tội danh, Jack Easterday bị buộc tội cố ý không khai đúng và không đóng đủ số tiền thuế $3,008,311 đã tạm thu của nhân viên từ 1998 đến 2002. Vào ngày 9 tháng 2 năm 2006, Bồi Thẩm Đoàn Oakland đã kết án  Easterday giữ nguyên 47 tội danh. Ngày 31 tháng 5 năm 2006, viện dẫn một sai lầm của án lệnh, thẩm phán đã bãi bỏ bản án. Hồ sơ mới nộp tại Tòa ngày 10 tháng 1 năm 2007 bao gồm việc không đóng số tiền thuế những năm trước đây, Easterday tiếp tục không nộp thuế tạm thu của nhân viên từ năm 2003 đến 200.

Chứng cứ luận tội tại tòa cho thấy trong nhiều năm trước khi nộp đơn buộc tội bị cáo Sở Thuế Vụ đã cố gắng thu hồi số tiền thuế, nhưng bị cáo đã ngang nhiên xem thường những nỗ lực thu thuế của IRS bằng nhiều cách, cụ thể như tự trả những khoản lương và bổng hậu hĩnh phi lý cho mình và vợ trong khi tạ sự nghèo túng trước các nhân viên thu thuế.

Trong phiên tòa tuyên án, thẩm phán Charles Breyer nhấn mạnh rằng bị cáo đã ăn cắp tiền trong quỹ tín dụng của nhân viên làm việc cho mình và sử dụng những đồng tiền này vào các mục đích cá nhân và kinh doanh. Với bản án 30 tháng tù giam, thẩm phán Breyer đã tuyên bố rằng ông muốn gởi một thông điệp đến những vị chủ nhân khác nhắc nhở họ tiền thuế lương trong quỹ tín dụng của nhân viên phải được đóng cho chính phủ, không được dùng vào bất cứ mục đích nào khác và hệ thống thu thuế lương qua các khoản tạm thu từ lương của nhân viên là một phần rất quan trọng trong hệ thống thuế vụ của Hoa Kỳ; hệ thống này sẽ xụp đổ nếu chủ nhân các doanh nghiệp sử dụng tiền thuế tạm thu cho các mục đích riêng của họ.

Các luật sư biện lý Jay Weill và Cynthia Stier, với sự hỗ trợ của Kathy Tat, là nguyên đơn khởi tố vụ án. Việc truy tố là kết quả của quá trình điều tra kéo dài bốn năm do bộ phận Criminal Investigation thuộc Sở Thuế Vụ phụ trách.

Muốn biết thêm chi tiết về hồ sơ vụ án này, xin tham khảo thêm tài liệu của Case # CR 05-00150-CRB trên mạng thông tin của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác. Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
Từ lâu, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã được công luận cũng như giới sử gia coi là phải cam chịu nhiều thất bại trên chính trường. Bằng chứng hiển nhiên nhất là sau một nhiệm kỳ tại chức, năm 1980, ông không được tái đắc cử, chuyện hiếm có trong lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ...
Người xưa vẫn thường dùng câu “Nam Kha nhất mộng” hay “Giấc mộng Nam Kha” câu chuyện Thuần Vu Phần ngủ mơ dưới gốc cây, để chỉ về những thứ vô thực, hư ảo, vượt xa tầm tay với của con người. Thời nay, có vị tổng thống đắc cử, chưa chính thức lên ngôi, nhưng đang ôm mộng bành trướng diện tích quốc gia, bằng đô-la thay vì đánh trận. Tổng thống đắc cử Donald Trump bước vào mùa lễ lớn cuối cùng trong năm 2024 với quả quyết sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama (Panama Canal); đòi mua Đan Mạch và gợi ý Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ.
Trong lúc ông Tô Lâm đang ồn ào “giống trống lệnh” (phòng chống lãng phí) thì nhà báo & nhà văn Lưu Trọng Văn nhỏ nhẹ tâm sự: “Nhà lý luận Nhị Lê nói với gã … cái mà chúng ta đang lãng phí gây ra tổn thất lớn nhất chính là lãng phí niềm tin.” Bộ thiệt vậy sao? Sao các nhà (nhà báo, nhà lý luận, nhà văn .. ) lại cứ cố nói vớt vát (và nói lấy được) như vậy cà? Có còn ai tin tưởng tí gì vào cái chế độ hiện hành đâu mà lại đặt vấn đề lãng nhách và lãng xẹt, vậy Trời ?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.