Soi Gương Không Thấy Bóng Mình: Nhìn Đời Bằng Mắt Vô Tướng
Tác phẩm “Soi Gương Không Thấy Bóng Mình,” bìa sau là thủ bút Thầy Tuệ Sỹ.
Phan Tấn Hải
Đó là dòng chữ được một vị sư cô lặng lẽ viết lên giấy với tấm lòng trân trọng đối với cuộc đời – vào những khi hết giờ thiền, những khi rời tay chuông mõ và hoàn tất thời tụng kinh, và cả những khi thấy một cảm xúc cần ghi xuống để những câu thơ không kịp tan biến vào hư vô.
Cuốn sách “Soi Gương Không Thấy Bóng Mình” đã được viết như thế bởi tác giả Hạnh Chi -- một vị sư cô nổi tiếng với nhiều tác phẩm đầy hương Thiền được viết trong các thể loại truyện, thơ, tùy bút.
Tác phẩm dày 230 trang, chia làm hai phần:
- Phần 1, Chia Xẻ Hương Đạo Vị, gồm 27 bài tùy bút;
- Phần 2, Hướng Về Bát Nhã, gồm 6 bài.
Tuyển tập tùy bút riêng ở Phần 1 đã tự thân là một thế giới riêng củả Thiền. Nói rằng của Thiền, nhưng thực ra là của một cuộc đời được người tu thâm cảm bằng trọn những cảm xúc tinh khôi, nơi thời gian và không gian biến mất, nơi người tu nhìn đời bằng cặp mắt rất mực thơ ngây, và là nơi “Cõi nhân gian như thế, nên sau bao cuộc nghiên cứu tỷ mỷ, ngành tâm lý học cận đại vừa đưa ra nhận xét rằng thiên đường của con người là bào thai mẹ!” (trích bài “Cali Đang Mưa...” trang 117.)
Và như thế, toàn thể địa cầu là một bào thai mẹ, tác giả Hạnh Chi đã thâm cảm như thế, và rồi những dòng chữ đã lặng lẽ tuôn trào trên giấy, cùng với những hạnh phúc vô bờ của người hành giả “khổ công gạn lọc được thân tâm, khi soi gương mới mong thấy bóng mình...” (trích bài “Soi Gương Không Thấy Bóng Mình,” trang 63.)
Hay như khi tác giả Hạnh Chi trân trọng viết về Thầy Tuệ Sỹ, khi tác giả từng tới thăm và “may mắn được Thầy giảng giiả cho dăm điều thắc mắc trong kinh Trường A Hàm...” và khi trở về vẫn còn thấy trong ký ức về Thầy Tuệ Sỹ, một vị Thầy với hạnh lặng lẽ vô ngôn, ẩn thân trong, trích: