Hôm nay,  

Đọc ‘ráng Chịu’ Của Trạch Gầm!

10/2/200900:00:00(View: 8809)

Đọc ‘Ráng Chịu’ của Trạch Gầm!

Bìa trước & sau thi tập “Ráng Chịu”.

letamanh
Vừa đi làm về đến nhà là nghe tiếng chuông cửa , không biết mấy tên Mễ hay mấy tay bán dạo quấy phá; tôi lén nhìn qua cửa sổ, thì ra Trạch Gầm đang đứng ngoài với chiếc mũ lính thường xuyên trên đầu!
-Chào ông trời con! sao không gọi phôn trước cha nội"
-Gọi làm gì cho mệt! Mới ở nhà in về, đem tặng ông tập thơ coi chơi!
Tôi mời Hắn ngồi, Hắn không ngồi mà đi thẳng vào chào vợ tôi - Hắn vốn là một anh chàng chuyên môn chưởi thề theo kiểu người Nam, nhưng rất ư là lịch sự với phái nữ. Hắn chào vợ tôi – nhà văn Mỹ Hiệp – và sau đó chúng tôi trao đổi với nhau về tập thơ “Vụn Vặt” trước kia và tập “Ráng Chịu” mới ra lò! Vợ tôi ngắm nghía tập thơ và hỏi:
-Anh Trạch nầy! sao người ta vẽ hình của anh có cái đầu lạ quá vậy, tóc tai cọng nào cọng nấy lung tung còn má thì nhăn nhó trông già quá đổi!
Tôi đỡ lời:
-Ý của họa sĩ là cái đầu của Trạch Gầm chứa đủ thứ trong từng ngăn dưới cái nón nhà binh. Suy nghĩ quá nên da nhăn nheo, miệng mồm xệ ra... Thế mới là thi sĩ, là nhà thơ chứ!
-Chứa toàn tiếng chửi thề thôi ông ơi!
Trạch Gầm cãi, chúng tôi cùng cười...
***
Đây là tập thơ được trình bày rất là thơ hòa với họa. Bìa trước do Họa Sĩ Dương Ngọc Sum cô đọng bởi một họa phẩm đầy ẩn dụ. Bìa sau họa sĩ Lương Trường Thọ phụ trách với cái đầu đầy thơ của một anh nhà binh thất thời...và một đoạn thơ nhớ Thẩm Quyền Ngô Minh Hồng! Tập thơ dầy 150 trang, in ấn đẹp, nghệ thuật trên giấy trắng trang trọng.
Trong suốt những dòng thơ được trình bày xen với nhạc phổ thơ do các nhạc sĩ yêu thơ Trạch Gầm và những hình ảnh lính trận ngày xưa; chưa xem nội dung ta đã thấy tập thơ là một minh họa cho dòng lịch sử đã qua và ngay bây giờ. Trải ra trên nét thơ, âm hưởng chữ nghĩa nhà binh, vừa có tính trong giới anh chị vừa bình dân, lồng trong những danh từ thật chính xác để cào cấu vào thực tế bởi những tiếng chưởi thề vô cùng ức uất, Trạch Gầm đã làm cho ta choáng váng... Thơ của Trạch Gầm không giống như thơ của bất cứ thi sĩ nào, nó mang màu sắc vừa của giới anh chị vừa của một tên thất chí vì lý tưởng của mình bị kẻ thù chà đạp’ Không phải chúng chỉ chà đạp một mình tác giả mà lên cả dân tộc Việt Nam:
Đụ má, cho tao chưởi mầy một tiếng
Đất của ông cha sao mầy cắt cho Tàu,
Ngậm phải củ gì mà mầy cứng miệng
Đảng của mầy, chết mẹ... đảng tào lao!...
Cứ xem bốn câu thơ trên đủ thấy cái tức tối trào dâng trong lòng người yêu nước phải phun ra những tiếng chưởi thề. Bài thơ đó đã được mọi người tán thưởng và những tiếng chưởi thề trong thơ Trạch Gầm dể dàng đi vào lòng người mà không bị ai than phiền cũng là một nghệ thuật dùng chữ đúng lúc! Bài thơ chính trong tập thơ Ráng chịu có những câu như sau:
...Ta vào lính, bài học đầu, ráng chịu
cứ thi hành, muốn khiếu nại, làm sau
Mỗi một mạng... đổi được vài ba phút
Chiến trường đau ngập lút, lút cả đầu


... Trang nhật ký người lại thêm nước mắt
Ráng chịu te tua, ráng chịu tận cùng
Bọn ta sống sao Quê Hương lại mất
Xót xa nầy... còn ráng chịu nỗi không
Cắn rướm môi...người nhìn ta chết sững
Tuổi ba mươi mà lịm thế này sao
Bọn ta đổi bao hành trình bằng máu
Lại mất sạch rồi, mất dễ vầy sao
Người còn muốn cùng ta ráng chịu
Lại đạp đau thương, lại kiếm thanh bình
Người đã lỡ rồi làm người yêu lính
Ta đã lỡ rồi mang nợ đao binh
Ta thấy trong Ráng Chịu phảng phất những nét hào hùng của một người cố gắng cúi đầu trước nghịch cãnh chờ thời. Có thể cũng giống như Câu Tiễn phải nằm gai nếm mật để đợi ngày toàn thể dân tộc đứng lên dựng lại ngọn cờ!
Muốn nói hết con người thơ và những nhận xét về Trạch Gầm, ta không thể nào có thể diễn tả đủ bằng một bậc thầy - người ta thường gọi kính trọng là Hà Chưởng Môn – đã  đề cập đến Trạch Gầm. trong buổi ra mắt tập thơ Vụn Vặt tại Thư viện Việt Nam năm 2007, tôi có phát biểu về cảm tưởng của mình và diễn tả tại sao con trạch lại biến thành con rồng để ngày đêm gầm gừ trước kẻ thù cướp nước. Hà Chưởng Môn cũng đã hạ bút:
Khi Trạch muốn, Trạch Gầm, Trạch hú
ta muốn nghe cái hú trạch Gầm
Thơ người nếu chẳng lặng câm
cũng nên gầm một tiếng gầm thật to!
Con hùm đã nằm co trong lưới
chẳng gầm lên thật mới dỡ tuồng
anh không hò hét i uông
làm nên quân giữa chiến trường cũng vui
Con hai đứa choai choai vừa lớn
Tuổi làng nhàng mơn mỡn đào tơ
Nếu không gióng trống phất cờ
Trận tiền im lặng như  tờ là sao
Chữ liên miên dạ cao chẳng thẹn
 chuyện tang bồng xin hen cùng ai
N ếu như tiền chẳng đã xài
Có đâu đủ hẹn cái tài trượng phu
Cam làm kẻ ngu phu ngu phụ
Biến thế gian làm nụ cười tình
Nhiều khi mình tự hỏi mình
Có ra gì nữa cái hình phù du
Trong cuộc chiến dù thu thắng lợi
Ta đâu cần thất bại thành công
Hơn nhau duy một tấm lòng
Tấm lòng đối với non sông vững bền
Cho nên lúc tiến lên khỏi thẹn
khi lui về đâu hẹn rút lui
Nghĩ xem phút chốc bùi ngùi
Ngọn cờ buông sõng ta lùi vào đâu
Chạy rong khắp năm châu bồn bể
Có cơm no đã kể là nhà
Nhìn nhau thẹn với quốc gia
Không gầm không thét thì ra mình hèn
Trạch ơi Trạch, trắng đen là thế
Trách mấy thằng vai vế lui binh
Tủi hận tấn cuội hòa bình
Cũng hô giải phóng dân thành dân ma.
Hà thượng Nhân
Đọc bài thơ của cụ Hà Chưởng Môn là ta không thể nói gì về nhà thơ Trạch Gầm thêm nữa. Tâm trạng Trach Gầm cũng là tâm trạng người lính VNCH đã phải tức tưởi buông súng để cho quân thù dày xéo quê hương và tự mình chui vào những trại tập trung để tự nguyện ngồi tù! Đã đọc và tán thưởng Vụn Vặt thì hãy mang về tập thơ Ráng Chịu của nhà thơ mang đầy ắp uất hận, thét lên, gầm lên rất giang hồ, rất con người: Trạch Gầm! Người viết xin chúc mừng “Ráng Chịu” đã ra lò và chúc nhà thơ sẽ cho ra đời nhiều tác phẩm nữa trong tương lai không phải là “Ráng Chiụ” nữa mà phải là “Vùng Lên” là “Đạp bằng sóng gió”!
letamanh
cuối tháng 10-09

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Người viết bài này hoàn toàn chia sẻ những thống thiết minh oan cho ông Nguyễn Văn Chưởng, song tôi tuyệt đối không tin những kêu cứu này có thể cứu được ông Nguyễn Văn Chưởng, trừ khi lời kêu có thể làm… sụp chế độ hiện hành...
"... Có lẽ, giấc mơ của họ là có thể biến mất khỏi trần gian một cách yên ổn, tốt hơn là không ai để ý đến họ nữa… bây giờ cũng như mãi mãi về sau…” Nói gọn lại, và nói cách khác (bỗ bã hơn chút xíu) là họ đã bị thiến hết trơn rồi. Chấm hết.
Thông thường người ta cho rằng cuộc chiến Ukraine chỉ là một sự thu xếp của phương Tây. Theo lập luận này, việc Nga xâm lược tại Ukraine đã kích động cho phương Tây và truyền cảm hứng cho họ hành động phối hợp để bảo vệ một quốc gia dân chủ, nhưng họ đã không gây được tiếng vang ở nhiều nơi khác trên thế giới...
Càng ngày càng sa lầy tại cuộc chiến Ukraine, nội tình nước Nga theo đó ngày càng đen tối, trở nên phức tạp và hỗn loạn, nhất là sau vụ binh biến của nhóm lính đánh thuê Wagner. Tình trạng này có thể dẫn đến một tương lai bi thảm đen tối hơn nhiều cho nước Nga và hòa bình thế giới nếu các nhóm quyền lực theo dân tộc chủ nghĩa, cực đoan và cứng rắn lên nắm quyền. Đó là nhận định của tác giả Tatiana Stanovaya trong bài phân tích công phu dưới đây. Bà là Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Nga, đồng thời là sáng lập viên và giám đốc điều hành của công ty phân tích chính trị R.Politik...
Tưởng niệm 78 năm ngày thành phố Hiroshima bị Mỹ ném bom nguyên tử, thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào đầu tuần đã lên án việc Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Khoảng 140,000 người đã chết trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào ngày 6 tháng 8, 1945 và 74,000 người thiệt mạng trong vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki 3 ngày sau đó. Với tình hình nguy cơ hạt nhân đang trên đà tăng trưởng, đây là một trong loạt bài được biên dịch cho số báo này quanh vấn đề bom nguyên tử.
Bay chuyến cuối cùng trong ngày, từ Don Muang về Tân Sơn Nhất. Gặp một nhóm hơn chục người đi tay không, quần áo nhàu nhĩ áo phông trắng thì thành cháo lòng, áo màu thì cáu bẩn, người đi tông, người đi chân đất, ồn ào, nhốn nháo lên máy bay tìm ghế ngồi. Tất cả đều rất trẻ, tuổi từ 20, đến 31.Khá ngạc nhiên, hỏi ra mới biết anh em ngư dân Sông Đốc – Cà Mau bị cảnh sát biển Thái Lan bắt khi đang câu mực ở Vịnh Thái Lan, tịch thu thuyền, tài sản, án tù 3 tháng. Gia đình vay tiền chạy chọt, ngồi tù được 55 ngày, hôm nay được thả về. Cầm vé trên tay nhưng không biết ghế của mình chỗ nào. Mình cùng mấy cô tiếp viên Air Asia hướng dẫn từng chỗ ngồi vì anh em đều lần đầu bị đi bằng máy bay. Ngồi hỏi chuyện và nghe kể mới biết sự cơ cực từ ngày bị bắt đến khi được tha. Để được thả, gia đình phải tự tìm cò, qua Thái, liên hệ Đại sứ quán VN ở Bangkok, xuống Songkhla gặp cảnh sát, cai tù…Rổ giá để được tự do:
“Chính trị độc tài” và “Tư tưởng hẹp hòi” của đảng Cộng sản Việt Nam là hai nguyên nhân khiến trí thức thờ ơ với đất nước. Nhận xét này không có gì là “đột phá” mà là căn bệnh di căn do đảng đẻ ra để tự hành hạ mình. Hãy lấy bài học “trí thức Việt kiều” ngại về giúp nước để suy nghĩ...
Hầu hết mọi người đang thảo luận về các phiên tòa sắp tới của Donald Trump ở New York, Florida – và thứ Ba vừa qua, đại bồi thẩm đoàn ở Washington, D.C. đã truy tố Trump tội âm mưu lừa gạt chính phủ Hoa Kỳ, âm mưu cản trở một thủ tục tố tụng chính thức, âm mưu chống lại các quyền, cản trở và cố gắng cản trở một thủ tục chính thức, sử dụng Bộ Tư pháp để tiến hành "các cuộc điều tra tội phạm bầu cử giả" và cố gắng ngăn chặn chứng nhận bầu cử vào ngày 6 tháng 1/2021. Trump phải ra tòa hai ngày sau đó và các phiên tọa sắp tới tại thủ đô sẽ phải có sự hiện diện của ông. Liệu điều đó có ảnh hưởng đến khả năng vận động tranh cử của Trump cho đề cử ứng viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa?
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình đã tập trung vào việc đảm bảo an ninh cho chế độ của mình. Ông đã thanh trừng bất cứ ai có tiềm năng là đối thủ chính trị, tái cơ cấu quân đội và bộ máy an ninh nội bộ, xây dựng một nhà nước giám sát kiểu Orwell, và thúc đẩy thông qua các luật pháp mới với mục đích đàn áp mọi chống đối, phản biện, nhân danh an ninh quốc gia. Nền tảng cho tất cả những công cuộc cải cách này là cái mà Tập gọi là “khái niệm an ninh quốc gia toàn diện”, một khuôn khổ nhằm bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc và chính quyền điều hành của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sự bảo vệ bao gồm cả chính cá nhân Tập.
Bắt đầu từ giữa những năm của thập niên 1980, các giới quan sát người Ấn Độ và quốc tế ngày càng tin là chế độ độc tài của Trung Quốc sẽ quản lý sai lạc nền kinh tế, trong khi Ấn Độ dân chủ sẽ nổi lên như là một đất nước hùng mạnh và phát triển nhiều hơn. Thay vào đó, Ấn Độ hiện nay đang phải trả một cái giá cho việc thiếu đầu tư trong nguồn nhân lực của mình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.