Hôm nay,  

Câu Chuyện Chiếc Tàu Titanic…

10/28/200800:00:00(View: 11235)

Tàu Titanic.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Linh mục Anphong Trần Đức Phương

 

“Hỡi nhà vua Philippe, vua hãy nhớ rằng: vua cũng chỉ là con người!”

 

“Người đã được dựng nên từ bụi đất; người sẽ trở về bụi đất!”

 

Mới đây, ngày 16-10-2008, trên U.S.News có đăng bài của ký gỉa Justin Ewers nói về việc hiện nay người ta đặt lại vấn đề làm sao con tàu Titanic “không thể chìm”, thế mà lại chìm ngay trong chuyến hải hành đầu tiên.

 

 ‘Tàu Titanic được đóng rất chắc chắn và không bao giờ có thể chìm được’. Những người chủ trương đóng con tàu này đã hiên ngang nói như vậy và đặt tên con tàu là ‘Titanic.’

 

Vào tháng tư, năm 1912, tàu Titanic rời bến cảng Queenstown (Anh Quốc) để đi New York, chở theo hơn 2,200 hành khách và thủy thủ đoàn, trong chuyến hải hành đầu tiên. Hành khách đi trên chuyến tàu đều rất vui mừng phấn khởi và hãnh diện vì được đi chuyến hải hành đầu tiên của con tàu tối tân và lớn nhất thời đó, cùng với niềm tin tưởng chắc chắn là con tàu “không thể nào chìm được”. Có người còn cao hứng tuyên bố Trời (nếu có) cũng chẳng đánh chìm nó được.

 

Chữ Titanic là lấy từ chữ Titan, tên một ông thần khổng lồ, sức mạnh vô song (trong truyện thần thoại Hy lạp). Người ta đặt tên chiếc tàu như vậy để thách đố mọi nguy hiểm trên biển cả.

 

Con tàu “không thể chìm được” này đã thực sự chìm khi đụng vào tảng băng vào đêm 14-4-1912. Có thể là vì thuyền trưởng và đoàn điều hành đã quá tự phụ vào con tàu ‘không thể chìm được,’ nên đã không đề phòng đúng luật hải hành.

 

Con tàu đã chìm sâu xuống lòng biển cả đem theo khoảng 1,500 nhân mạng cùng chìm xuống biển sâu! (Xin xem những chi tiết đặc biệt về tàu Titanic vào cuối bài này)

 

Qua dòng lịch sử nhân loại, vẫn có những con người khi làm được điều gì thành công, hoặc những kẻ độc tài đang nắm giữ quyền hành, thường kiêu căng tự phụ “coi trời bằng vung”, và vì quá ‘tự cao, tự đại’ nên dễ ‘mù quáng,’ nhận sâu chính mình vào thất bại và kéo theo nhiều người khác phải chết thảm!

 

Theo Kinh Thánh Cựu Ước, sách Khởi nguyên, con người được Thiên Chúa dựng nên ‘theo hình ảnh Chúa’ trường sinh bất tử, và trổi vượt hơn mọi loài Chúa đã dựng nên:  có trí thông minh, biết suy luận và có tự do. Nhưng “Con Người” đã không biết khiêm tốn để cảm tạ hồng ân Chúa ban; ngược lại, lại kiêu căng tự phụ ‘muốn nên như Ông Trời’ để bá chủ thế giới và thống trị người khác.

 

Trong sách Khởi nguyên, có kể câu chuyện thápBabel (Khởi nguyên, chương 11). Khi con người đã sinh sản nhiều trên mặt đất và đã ‘tiến bộ’ liền nghĩ ra việc xây ‘cây tháp cao, cao tới trời’ để khoe khoang và tự  phụ về tài trí của mình. Nhưng rồi chẳng ai bảo được ai, nên ‘không cùng một tiếng nói nữa’, không hiểu nhau nữa, trở nên ‘lộn xộn’ và chẳng ai chịu nghe ai, thế là tan nát công trình và phân tán mỗi người mỗi ngả.

 

Cũng vì tôi kiêu ngạo, ghen ghét, mà Cain đã giết chính em ruột mình là Abel ( Khởi nguyên, chương 4) và từ đó con người cứ mãi mãi trở nên ‘thù địch của con người’ và chiến tranh cứ mãi mãi tiếp diễn ở khắp nơi, ngay trong cùng một gia đình, bộ tộc, quốc gia.

 

Theo dòng lịch sử nhân loại, đã có bao ‘anh hùng hảo hớn’ chỉ vì kiêu căng tự phụ, nuôi tham vọng bá chủ thế giới mà đã gây ra những cuộc chiến tranh tiêu diệt bao sinh mạng. Đan cử như Alexandre The Great (khoảng 356-323BC), Attila (khoảng 395-453), Genghiskhan (khoảng 1162-1227), Napoleon Bonaparte I (1769-1821), chưa kể đến Tần Thủy Hoàng và các hoàng đế Roma. Tất cả cũng đã trở về với cát bụi, để lại bao thảm khốc cho nhân loại.

 

Lịch sử luôn luôn tái diễn. Tuy nhiên, những kẻ kiêu căng tự phụ, độc tài không bao giờ có tinh thần khiêm tốn để học bài học lịch sử chua cay của những người đi trước; nhưng cứ quyết tâm thực hiện ý định mù quáng của mình và kéo theo bao tai ương cho nhân loại.

 

Xem ra con người, càng văn minh tiến bộ lại càng có thêm nhiều ‘Cain’ của thời đại, không phải chỉ giết một người, nhưng giết hại bao người. Càng văn minh tiến bộ, con người càng chế ra những vũ khí giết người càng khủng khiếp.

 

Chỉ vì tham vọng muốn bá chủ Âu Châu và thiết lập thuyết ‘Quốc Xã Đức’ mà Hitler (1889-1945) và đồ đệ đã gây ra cuộc chiến tranh từ 1939-1945 đã giết hại hàng triệu sinh linh , tàn phá bao công trình kiến trúc ở Âu Châu. Đồng thời những nhà tài phiệt ‘Nhật Bản’ cũng tung quân đi xâm chiếm các nước lân  bang với mộng bá chủ Đông Nam Á và cũng  đã giết hại bao nhiêu triệu người dân lương thiện ở các nước vùng Đông Nam Á, và gây ra bao khốn khổ cho những người còn sống sót.

 

Rồi thuyết Cộng sản vô thần, thuyết triết lý Hiện sinh. Trước hết họ ‘giết’ Thiên Chúa: “Thiên Chúa đã chết rồi!” Con người là Chúa của con người, cùng nhau đoàn kết xây tháp Babel, xây ‘Thiên Đàng trần gian,’ nhưng rồi vì kiêu ngạo, không ai làm chủ được ai, con người lại chia rẽ: “Tha nhân là hỏa ngục!” Thế là tha hồ giết nhau để tranh dành quyền lợi, vì còn ‘Ông Trời’ đâu mà thưởng phạt. Lenin, rồi Stalin, Mao Trạch Đông… cứ quyết tâm xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản Vô thần, với bất cứ giá nào, mà đã giết bao nhiêu triệu người dân lành ở Liên xô, Trung Cộng, Việt nam, Kampuchia.

 

Sau năm 1975, trong các cuộc họp phường, khóm, trong các trại tù ‘cải tạo’, những cán bộ cộng sản cứ nhất định nói rằng chủ nghĩa xã hội là nhất rồi, không còn có chế độ nào có thể thay thế được, và vì thế sẽ trường tồn mãi mãi trong lịch sử để xây dựng một xã hội không còn giai cấp, đầy đủ của cải, mọi người sống trong hoà bình và tràn ngập hạnh phúc; đó là Thiên đàng trần gian; nhưng rồi ‘ngọn tháp’ đã xụp đổ vào thập niên 1990 .Tượng Lenin, Stalin đã bị lật đổ ngay tại quê hương của các ông tổ Cộng Sản Vô Thần; thành phố Leningrad đã được lấy lại tên cũ là Saint Petersburg (1991); bức tường ô nhục Bá Linh cũng  sụp đổ theo cùng với chế độ. Rất tiếc những nhà lãnh đạo ở Trung Công, Bắc Hàn, Việt Nam vẫn còn khư khư nắm giữ chế độ đó để bảo vệ quyền hành, không kể đến bao nhiêu con người của dân tộc mình phải sống khổ đau, nghèo đói, thiếu tự do, nhân quyền bị chà đạp, và dân tộc trở nên chậm tiến, lạc hậu, so với các dân tộc chung quanh. Hãy so sánh đời sống của nhân dân ở Đại Hàn và Bắc hàn, chẳng hạn, thì thấy rõ ngay!

 

 Khi còn đang nắm quyền hành, người ta luôn cao ngạo, cứ tưởng là mình cứ oai quyền mãi mãi, ‘trường sinh bất tử,’ mà quên rằng bao nhiêu những nhà cai trị độc tài ‘trong lịch sử nhân loại’ đã qua đi, và đã trở về với cát bụi, chỉ còn để lại những oán hận của con người.

 

Vì thế trong lịch sử cổ Hy lạp, có câu chuyện vua Philippe thành Macedoine (khoảng 382-336 BC) (thân phụ của Alexandre The Great) sai một người hầu cận cứ mỗi buổi sáng, đánh thức vua dậy và nói: “Hỡi vua Philippe, vua hãy nhớ rằng vua cũng chỉ là con người!” (Con người thì có lúc sẽ chết!). Ông Diogene (Sinope)  (Khoảng 412-323 BC), nhà hiền triết Hy lạp thường sống trong một cái thùng, trước cửa đi ra đi vào có treo một bảng viết “Ở đây bán sự khôn ngoan!” Ai đến hỏi, thì Ông trả lời: “Trong mọi sự, hãy nhớ đến lúc tận cùng!”.

 

Thánh Ignatius (50-107), Giám mục thành Antioch, nói: Có hai điều chắc chắn; đó là bạn sẽ chết và khi chết bạn chẳng mang theo được cái gì cả (nhưng sẽ để lại ‘tiếng tốt’ hoặc ‘tiếng xấu’ do những việc  đã làm khi còn sống). Còn Thánh Phanxicô khó nghèo (1182-1226) nói: “Khi ta chết, ta chẳng đem theo được gì cả, trừ những phần thưởng do những việc bác ái, từ thiện mà ta đã làm cho những người nghèo khó khi chúng ta còn sống ở trần gian!”

 

Trong Kinh Thánh Cựu ứơc, Thiên Chúa nói với ông Adong: “Hỡi ‘người,’ hãy nhớ mình là bụi tro, và sẽ trở về bụi tro.” (Khởi nguyên 3, 19). Trong mỗi mùa Chay Thánh, Giáo hội cũng nhắc nhở các tín hữu điều đó khi lên nhận xức tro. Nhắc như vậy không phải để chúng ta ‘bi quan yếm thế’, chán đời, thụ động; nhưng chỉ để nhắc nhở chúng ta hãy sống khiêm tốn, hãy sống cuộc đời cho ý nghĩa. Hãy yêu thương nhau như anh chị em trong gia đình nhân loại, con một Chúa là Cha trên trời, và giúp nhau sống hạnh phúc. Không bi quan yếm thế, nhưng luôn sống lạc quan từng giây phút trong cuộc sống, dù gặp hoàn cảnh nào, trong niềm tin tưởng phó thác mọi sự trong tay Chúa là Cha yêu thương. Vì thế Thánh Phaolô đã bảo chúng ta: “Anh em hãy vui sống trong Chúa… Sống hoà thuận với mọi người… Anh em đừng quá lo lắng… Trong mọi hoàn cảnh, anh em hãy dâng lời khẩn nguyện, tạ ơn Chúa và trình bày với Chúa mọi điều anh em muốn xin; và bình an của Chúa , bình an vượt trên hết mọi sự hiểu biết, sẽ giữ lòng trí anh em được kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô.” (Philipphê 4,4…)

 

Chúng ta hãy cùng với Mẹ Maria hát “Bài Ca Cảm Tạ” (Magnificat), xin Chúa cho chúng ta luôn biết cảm tạ Chúa vì những hồng ân Chúa đã ban cho chúng ta; xin cho chúng ta luôn biết sống khiêm tốn, hoà hợp, yêu thương nhau và chung tay xây dựng hoà bình khắp nơi, trong gia đình, khu xóm, sở làm và trên toàn thế giới.

 

 GHI CHÚ: Một số chi tiết về chiếc tàu TITANIC.

 

Đã có nhiều bài báo và sách viết về chiếc Tàu Titanic; kể cả hai cuốn phim nổi tiếng :“A Night to Remember” (1958) và  “Titanic” (1997). Hai bài báo báo mới đây viết về chiếc tàu này là “The Secrets of How the Titanic Sank” do Justin Ewers viết ngày 25-9-2008 (nói về những nhà chuyên môn có ý kiến đặt lại vấn đề làm sao chiếc tàu Titanic rất sang trọng, được đóng chắc chắn  để ‘không thể chìm được,’ mà lại chìm ngay trong chuyến hải hành đầu tiên); và bài  “Titanic Survivor Sells Mementos to Pay for Care” do Jill Lawless viết ngày 16-10-2008 (nói về bà Millvina Dean là hành khách duy nhất còn sống, năm nay đã 96 tuổi, lúc được cứu sống, bà mới có hai tháng tuổi).

 

 Từ những bài báo đó chúng tôi ghi lại mấy chi tiết đặc biệt sau đây:  Tàu Titanic  được khởi đóng vào năm 1909 tại xưởng đóng tàu Harland & Wolff (Belfast, Bắc Ireland ) và ngụời ta có ý định đóng chiếc tàu này  to lớn nhất vào thời đó (cùng với hai chiếc tàu khác là Olympic và Britannic), chiều dài là 900 feet, chiều cao như một ngôi nhà chọc trời thời đó. Ngưòi ta cố gắng đóng chiếc tàu này thật chắc chắn và bảo đảm rất an toàn để có thể đáp ứng với mọi thử thách của biển cả ( như những luồng sóng khổng lồ, hoặc những đụng chạm mạnh mẽ khác…). Vì thế chiếc tàu được đặt tên là Titanic (từ tên Titan, một vị thần dũng mãnh vô song trong thần thoại Hy lạp), và được coi như chiếc tàu không thể chìm được (Unsinkable Ship).

 

Hạ thủy vào tháng Tư 1912, tàu Titanic khởi hành từ hải cảng Qeenstown (Southampton, Anh Quốc) để đi New York (Hoa Kỳ). Sau bốn ngày hải hành , tàu đụng phải tảng băng vào gần nửa đêm (11g40) thứ Bảy ngày 14-4-1912 và chìm vào qúa trưa (2g20) ngày Chúa Nhật 15-4-1912 tại North Atlantic, vùng hải phận New Foundland (Canada).

 

Số người trên tàu tổng cộng hơn 2200, gồm 324 hành khách hạng nhất, 285 người hạng hai, và 708 người hạng ba, cùng với thủ thủy đoàn . Hạng nhất gồm nhiều người giàu có , kể cả  ông John Jacob Astor, người giàu nhất thế giới hồi đó; hạng ba gồm nhiều người từ các nơi muốn sang Hoa kỳ lập nghiệp. Trong số trên 2200 người trên tàu, có 706 người đã được cứu sống nhờ chiếc tàu Carpatia ; đa số là phụ nữ  và trẻ em. Các người khác, kể cả thuyền trưởng E.J.Smith đều chìm theo con tàu xuống lòng biển cả.

 

Những hành khách sống sót, chỉ còn bà  Millvina Dean còn đang sống . Lúc này bà đã 96 tuổi. Bà được bố mẹ bế lên tàu lúc mới có 2 tháng tuổi. Hai ông bà đi chuyến này với ý định đưa gia đình sang Kansas City (Missouri) để lập nghiệp. Cha của bà  chết trong tai nạn đó, mẹ bà và người anh  của bà cũng được cứu sống. Sau này mãi khi bà đã lên tám,  mẹ bà mới kể lại cho bà biết về những hãi hùng trong đêm định mệnh đó. Bà Millvina hiện sống trong một viện dưỡng lão ở Southampton(Anh quốc). Ngoài ra, có một bà người Anh khác là bà Barbara Joyce West Dainton chết vào tháng 11 năm 2007, thọ 96 tuổi. Một bà người Hoa kỳ tên là Lillian Asplund chết vào năm 2006, thọ 99 tuổi. Đó là những nhân chứng cuối cùng của những người được cứu sống .

 

Mãi đến  năm 1985, nhà Hải dương Học Robert Ballard, sau bao nhiêu năm tìm kiếm, mới định được vị trí chiếc tàu Titanic chìm, và xác định được chiếc tàu nằm ở độ sâu 2.5 miles trong lòng đại dương. Vài năm sau người ta đã lấy được một số mảnh vụn lên, và khám phá ra lúc tàu Titanic đụng phải tảng băng, nó đã bể làm đôi, trước khi chìm sâu xuống đại dương, chứ không phải nó đã chìm nguyên chiếc tàu, như  người ta đã tưởng .  Hơn nữa, trong lúc tàu gặp tai nạn, sắp sửa chìm, hầu hết  hành khách đã đổ dồn về phía sau chiếc tàu khổng lồ này, trong khi nó từ từ chìm sâu xuống lòng đại dương và đưa dần họ  vào cuộc hành trình đi về Vĩnh cửu!’

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bao dung – một từ nghe thật thanh thoát. Âm tiết của nó cũng thật bình dị, thốt ra từ thanh quản nhẹ nhàng không cần uốn nắn, như cỏ mọc từ đất, như mưa từ trời. Vậy mà ngày nay, trong một xã hội đứng đầu thế giới về tự do, về quyền con người, hai từ “bao dung” bỗng dưng khó tìm. Chính trong tháng Sáu này, tháng gọi là Pride Month, những câu chuyện thương tâm về cộng đồng LGBTQ+ bị chìm trong bóng tối. Có lẽ trong sáu tháng qua, nước Mỹ có quá nhiều những phát ngôn, biến cố, thay đổi mà đối với truyền thông, đó là điều cần phải nói, và nói mỗi ngày. Hoặc cũng có lẽ, trong một chính quyền đang nỗ lực bác bỏ DEI, đóng chặt cửa với di dân, thì truyền thông cũng không dám đào sâu về những gì thuộc về cộng đồng yếu thế. Cho dù, đó là một án mạng lấy đi cuộc sống một con người, hoặc chấm dứt những nguyên tắc vốn đã được nhìn nhận hàng thập kỷ.
“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”— Heinrich Heine. Câu nói nổi tiếng từ thế kỷ XIX của thi sĩ Heinrich Heine, tưởng chỉ là tiếng vọng u ám của bóng ma lịch sử nhưng hôm nay, giữa thế kỷ XXI, lời cảnh báo ấy lại trở nên rúng động – ngay trên đất nước từng được xem là ngọn hải đăng của tự do học thuật. Oái oăm thay, những dấu hiệu đầu tiên của bóng tối không phát xuất từ một chế độ độc tài phương Đông, mà từ chính nước Mỹ – xứ sở từng được xem là ngọn hải đăng của giáo dục tự do.
Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.
Ryanne Mena là một nhà báo đưa tin về tội phạm và an toàn công cộng cho Southern California News Group. Thứ Sáu, 6/6, ngày đầu tiên diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump, chống lại các cuộc bố ráp của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Mena đã có mặt ngay trên đường phố Los Angeles, bên ngoài Trung tâm giam giữ Metropolitan,L.A. Tại đây, cô bị trúng đạn hơi cay ở đùi bên trái Ngày kế tiếp, nữ phóng viên này bị trúng đạn cao su của các đặc vụ liên bang bắn vào đầu, bên phải, cách tai của cô chỉ khoảng 1 inch. Những tấm ảnh Mena và các đồng nghiệp khác bị thương lan tỏa khắp Instagram, Twitter.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Ăn mặc đẹp là nói về thời trang. Lịch sử “thời trang cao cấp” thuộc về truyền thống của Pháp: Haute couture từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, ngành thời trang cao cấp đã phát triển thành một phương tiện kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế Pháp. Trong thời gian này, các nhà tạo mốt như Dior, Chanel và Balenciaga đã được thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, ngành thời trang cao cấp ở Pháp đã mất đi phần lớn sự huyền bí của mình và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế khác, đặc biệt là ở Ý và Hoa Kỳ. Sự thành công của bối cảnh thời trang quốc tế và tiềm năng lợi nhuận đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn hàng xa xỉ, được tiên phong bởi ông trùm kinh doanh người Pháp và người sáng lập LVMH Bernard Arnault vào năm 1987. Ngày nay, các tập đoàn này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lịch sử của các nhà thời trang xa xỉ thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc sáng tạo, những người diễn giải và chỉ đạo triết lý thiết kế của thương hiệu.
Chiều Thứ Sáu cuối cùng của Tháng Năm 2025, tỷ phú nhất thế giới Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) bước vào Phòng Bầu Dục. Musk đội nón kết đen có chữ MAGA, mặc áo thun đen có chữ “The Dogefather,” vest đen, đứng kế Tổng thống Trump – chỗ đứng quen thuộc của Musk từ khi Trump tái đắc cử. Hình truyền thông từ Phòng Bầu Dục đưa đi cho thấy, thỉnh thoảng, đôi mắt của Elon Musk nhắm nghiền với vết bầm trên mắt phải chưa tan, đầu lắc lư, lắc lư. Không biết là ông ta đang tận hưởng không khí phủ đầy vàng của Bạch Cung hay tâm hồn đang…phiêu diêu ở Sao Hỏa? Đó là ngày cuối cùng được cho là ngày làm việc của Musk trong Tòa Bạch Ốc, theo cách chính quyền Trump thông báo.
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.