Hôm nay,  

Thư Viện Nhện Giăng

14/08/201600:00:00(Xem: 3669)
Đọc sách có thể cứu được đất nước... Do vậy, thời xưa có câu "độc thư cứu quốc" (đọc sách để cứu nước)... Và đó là ứng dụng một thời của lịch sử.

Trong Thượng Chi Văn Tập, cụ Phạm Quỳnh có bài “Độc thư cứu quốc,” viết năm 1920... cũng là khuyến học -- cụ thể, lúc đó, cụ viết cho các ông tân khoa đầu tiên của Đại học Đông Dương...

Ca dao xưa cũng có câu:

Gái thời chăm chỉ trong nhà,
Khi vào canh củi, khi ra thêu thùa.
Trai thì đọc sách, ngâm thơ,
Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa...

Do vậy, đọc sách là nhiệm vụ của người quan tâm tới hưng vong của đất nước.

Vây thì, tình hình thư viện ra sao? Trả lời, thư viện hầu hết nhện giăng rồi...

Báo Văn Hóa của Bộ Văn Hóa, Thể Thao & Du Lịch hôm 12/8/2016 ghi nhận: Hệ thống thư viện công cộng gặp khó khăn kéo dài.

Bản tin ghi về lời kêu gọi cần sớm “cởi trói cho hệ thống thư viện công cộng phát triển và thúc đẩy văn hóa đọc VH- Tại Hội thảo tổng kết 15 năm thực hiện Pháp lệnh Thư viện do Bộ VHTTDL tổ chức ngày 10.8 tại TP.HCM, bà Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện cho biết: Hiện cả nước có một Thư viện Quốc gia, 63 thư viện cấp tỉnh, thành và hàng nghìn thư viện-tủ sách cấp xã và cơ sở.

Bản tin báo VH nói, hiện có gần 400 thư viện các trường đại học hoặc tương đương, khoảng 26.000 thư viện trường phổ thông các cấp, hơn 100 thư viện các cơ quan nhà nước và khoảng trên 90 thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.

Trong số này, nhiều thư viện cấp tỉnh chưa có trụ sở độc lập như: Hòa Bình, Hà Nam, Bắc Kạn, Lào Cai… nên phải ghép chung với đơn vị khác. Hệ thống thư viện công cộng, đặc biệt là thư viện cấp quận, huyện gặp khó khăn kéo dài về cơ sở vật chất, phần lớn là nhà cấp 4 chật chội, thậm chí bị ghép chung không đảm bảo về diện tích kho, không gian phục vụ bạn đọc… Mạng lưới thư viện trong các trường phổ thông cũng không đạt chuẩn về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Đó là chưa kể đến những khó khăn về kinh phí hoạt động, đội ngũ nhân lực, trình độ chuyên môn… khiến phần lớn hệ thống thư viện gần như chỉ hoạt động cầm chừng, thiếu sức thu hút bạn đọc.

Để nói về cố đô, nơi người dân truyền thống là mê học, mê đọc.

Báo Thừa Thiên Huế hôm 5/8/2016 kể: Thư viện… chờ người đọc.

Bản tin TTH ghi rằng thư viện ở các huyện, thị hiện hoạt động thiếu hiệu quả do gặp nhiều khó khăn. Ngoài lý do khách quan từ người đọc thì chuyện thiếu đầu sách, cán bộ chuyên trách và cơ sở vật chất trở thành vấn đề nan giải của nhiều nơi.

Bản tin nói rằng khi phóng viên tới thư viện tại Trung tâm Văn hóa thông tin – Thể thao thị xã Hương Thủy, chỉ thấy không khí vắng vẻ. Trong thư viện, chỉ có 2 em nhỏ ngồi trước máy tính, cán bộ phải chạy qua, chạy lại hai phòng làm việc khác nhau vì… kiêm nhiệm nhiều công việc.

Bản tin ghi lời bà Nguyễn Thị Hải, cán bộ phụ trách thư viện cho biết, năm 2015, chỉ có 1.550 lượt bạn đọc với 138 thẻ thư viện được cấp, giảm nhiều so với các năm trước. Điều đáng nói là những năm gần đây, số lượng thanh thiếu niên đến thư viện đọc sách rất ít ỏi. Từ ngày Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với quỹ BillGates tài trợ 10 máy tính có kết nối internet cho các thư viện để đáp ứng nhu cầu người đọc, mỗi nơi phải mở cửa hằng ngày dưới sự giám sát qua camera của đơn vị tài trợ. Tuy nhiên, hệ thống máy tính này cũng chỉ thu hút được một vài người, đặt các thư viện trong cảnh nhiều ngày mở cửa nhưng vắng bạn đọc.

Báo Thừa Thiên kể về tình hình thư viện trong tỉnh:

"...hiện ngoài thư viện Nguyễn Chí Thanh đang hoạt động khá tốt với lượng bạn đọc trung bình 40 lượt/ngày thì các thư viện ở những huyện thị khác mỗi ngày chỉ đón…vài người, thậm chí có ngày “sách nằm chờ người nhưng chẳng thấy ai”, gây lãng phí. “Sáu tháng đầu năm 2016, thư viện Nguyễn Chí Thanh có 72.268 lượt đọc trong khi thư viện Phú Lộc chỉ có 502 lượt đọc, thư viện Hương Thủy là 960 và thư viện Nam Đông là 512 lượt. Số thẻ đọc của nhiều đơn vị chưa đến 100 thẻ”, bà Trương Thị Thanh Nhàn, Trưởng phòng Xây dựng phong trào, Thư viện Tổng hợp tỉnh nói."

Đó là thư viện tỉnh, thư viện huyện... vậy thì, thư viện ở nông thôn ra sao?

Báo Quân Đội Nhân Dân hôm 7/8/2016 kể về chuyện: Thư viện nông thôn: Ai đến, ai xem?

Phóng viên báo QĐND kể về chuyện tới một thư viện Hà Nội:

"...Nơi đầu tiên chúng tôi dừng chân là huyện Thường Tín, một huyện ngoại thành Hà Nội. Phải hỏi qua nhiều người chúng tôi mới tới được thư viện huyện. Thư viện nằm trên tầng hai của ngôi nhà chung với bưu điện huyện. Lối cầu thang sắt để lên thư viện vắng lặng. Vào thời điểm đó (cuối tháng 3-2016), thư viện huyện đóng cửa. Nhìn qua cửa kính, chúng tôi nhận thấy bàn ghế, tủ sách của thư viện phủ lớp bụi trông không khác gì hành lang bên ngoài nơi chúng tôi đứng. Để ý kỹ hơn, chúng tôi tìm thấy tấm biển thông báo giờ mở cửa thư viện, bên dưới có ghi dòng chữ nhỏ đã mờ “Thư viện đóng cửa tạm thời”. Xuống tầng 1, những nhân viên bưu điện ở cùng ngôi nhà nói rằng, trên đó là thư viện và không liên quan đến họ. Khi ra đến cửa ngôi nhà, chúng tôi gặp hai phụ nữ trẻ, họ đang vội đi nên trả lời qua quýt rằng, thư viện ở đây chuyển sang nhà văn hóa huyện.

Nhà văn hóa huyện Thường Tín mới được xây dựng khá khang trang. Chúng tôi đi hết nhà văn hóa cũng không tìm thấy chỗ nào có tấm biển ghi tên thư viện. Những người được hỏi ở đây đều nói rằng, thư viện chưa chuyển về nhà văn hóa và vẫn là thiết chế thuộc phòng văn hóa huyện…

Đến huyện Phú Xuyên cũng là một huyện ngoại thành Hà Nội, chúng tôi gặp và được ông Nguyễn Tùng Lâm, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Phú Xuyên cho biết: Thư viện của huyện có một phòng đọc nằm trong nhà văn hóa. Giám đốc Nhà văn hóa Lê Hồng Vân đi vắng. Bà Vân cho biết qua điện thoại rằng, thực chất phòng đọc này là kho sách chứ không phải tủ sách, không có người đọc. Tủ sách này gần như là nơi luân chuyển đầu sách về cho các xã và các trường học, bảo tàng tư nhân mượn cho phòng đọc của họ..."

Nhện giăng thư viện, nhện giăng thư viện... Không đọc sách nữa sao?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.