Hôm nay,  

Kỷ Lục Thế Vận Có Giới Hạn Không?

23/08/200800:00:00(Xem: 7733)

Lực sĩ Carol Huỳnh, gốc tị nạn Việt, lấy huy chương vàng môn vật cho Canada.

Nguyễn thượng Chánh, DVM Phỏng dịch

Y-a-t-il une limite pour les records du monde sportif" Par Xie Ya Long. Institut de Culture physique de Beijing.
http://www.la84foundation.org/OlympicInformationCenter/RevueOlympique/1986/orf219/orf219y.pdf
«Xa hơn, cao hơn, mạnh hơn» là khẩu hiệu của phong trào thế vận hiện nay.

Những kỷ lục trong thế giới thể thao cũng như những kết quả siêu hạn trong các cuộc tranh tài đã làm công chúng không ngớt ngạc nhiên và sửng sốt.

Trong những năm vừa qua, để phá một kỷ lục thế giới về thể thao người ta phải tận dụng tối đa các nguồn nhân lực, phương tiện vật chất và tài chánh đồng thời cũng phải tìm cách gia tăng thêm những nhân tố quyết định cho sự thành công.

Bởi vậy, muốn đạt được một kỷ lục mới, người vận động viên cần phải chuyên cần khổ luyện trong một thời gian lâu dài. Trước sự kiện nầy, người ta tự hỏi phải chăng các kỷ lục thế vận năm 2008 đã đạt đến mức giới hạn cuối cùng rồi hay là chúng có thể cũng sẽ bị phá đi trong tương lai.

Căn cứ vào kết quả của các kỷ lục thế giới (record mondial) từ trước tới nay, và những giới hạn thật sự của cơ thể con người, rất nhiều nhà chuyên môn đã khẳng định rằng kỷ lục thể thao phải có một giới hạn nào đó.

Một số người khác thì nghĩ rằng, kỷ lục của người lực sĩ có thể không ngừng gia tăng thêm lên mãi mãi nếu họ nuôi dưỡng và duy trì ý chí quyết tâm chiến thắng. Như vậy thì kỷ lục thế giới không có giới hạn được.

Kỷ lục thế giới là kết quả và là sản phẩm xuất phát từ một hệ thống vô cùng phức tạp.

Có rất nhiều yếu tố đã dự phần trong việc tạo lập ra một kỷ lục mới.

Đó là:

* Yếu tố xã hội, sinh học, thể chất, tâm lý, phương tiện vật chất để huấn luyện và tập dợt, v.v…

* Yếu tố nhân sự như có nhà dìu dắt hay huấn luyện viên tài ba kinh nghiệm, có nhà trọng tài giỏi, v.v...

Theo đà phát triển quá nhanh của xã hội và của khoa học kỹ thuật, cộng thêm vào đó là những sự phát minh mới khác nữa, chẳng hạn như những khám phá về kỹ thuật sinh học (bio-technologie), hay nói rõ hơn là những kỹ thuật di truyền (génie génétique).

Những yếu tố vừa nêu rất thiết yếu trong việc tuyển chọn và huấn luyện vận động viên. Tất cả hệ thống phức tạp nầy đột biến (mutation) từ đà phát triển và tiến bộ của xã hội.

Khi một vận động viên hay một nhóm vận động viên phá được một kỷ lục thế giới, nhà nước  (CSTrung Quốc) cần phải biết rõ nguồn gốc của người vận động viên, đặc tính di truyền của họ, điều kiện luyện tập cũng như trình độ tay nghề của người huấn luyện viên ra sao.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác cũng cần phải được quan tâm đến như nơi chốn thi đấu  (trong nước hay ngoài nước), tình trạng kiến trúc của sân vận động, điều kiện khí tượng và thời tiết ra sao, sự vô tư và tính công bằng của trọng tài, thái độ của khán giả, v.v…

Tất cả những thành phần dị biệt kể trên, tạo thành một khối yếu tố giúp cho người vận động viên trong việc tạo lập được một thành tích mới.

Trên lý thuyết, người ta có thể cải thiện một kỷ lục thế giới qua hai cách, một là cho tăng cao hơn các định mức ấn định một kỷ lục, hai là cố gắng tạo ra một sự phối hợp nhịp nhàng và tốt hơn giữa các thành phần quyết định để mong có được một kết quả tối hảo.

Tuy nói thế nhưng kỷ lục thế giới chỉ xuất hiện ra trong những điều kiện đặc thù của từng xã hội cá biệt, và những yếu tố tiên quyết để gặt hái một kỷ lục lúc huấn luyện hoặc lúc tranh tài đều phải chịu ảnh hưởng và giới hạn của mức độ phát triển của từng xã hội, ngoài ra các yếu tố nầy cũng thay đổi theo thời gian.

Thực tế cho thấy, kỷ lục thế giới phải có những giới hạn của nó. Các giới hạn nầy gắn liền với sự tiến bộ và phát triển của một chủng tộc và nền văn hóa của họ.

Các thành phần cấu tạo một kỷ lục thế giới rất là đa dạng, và mối tương quan giữa chúng với nhau rất ư phức tạp cho nên chúng ta cũng không thể nào có thể tiên đoán và kiểm soát hết tác động của chúng được.

Trên lý thuyết, như chúng ta vừa thấy bên trên, qua sự phối hợp hoàn chỉnh và hữu hiệu giữa các thành phần với nhau, một vận động viên có thể đạt đến được giới hạn tối hảo, nhưng trong thực tế thì lại khác hẳn.

 Dù sao đi nữa thì vẫn phải nhắm một mục tiêu cần đạt đến: đó là một thành tích ưu hạng cao nhất và những thành phần hỗ trợ là những điều kiện tiên quyết bắt buộc không thể thiếu được.

Các phương tiện sử dụng để gia tăng mức độ kỹ thuật và tạo nên một sự phối hợp hoàn chỉnh là những yếu tố không bao giờ khan hiếm hết. Bởi thế, việc cải thiện một thành tích để có một kết quả tốt hơn nữa là vấn đề không có giới hạn.

Cũng như tất cả mọi sinh hoạt của con người, kỷ lục thế giới về thể thao phải chịu sự chi phối về phương diện phát triển sinh học và xã hội. Loài người ngày nay là kết tinh của một sự tiến hóa sinh học từ hơn ba tỷ năm. Dĩ nhiên là sự tiến hóa của nhân loại phải tuân theo những định luật nhất định cũng như phải chịu sự giới hạn của thời gian và không gian. Có một điều chắc chắn là loài người sẽ không ngừng biến đổi để có thể thích ứng vào mọi hoàn cảnh.

Xét về khía cạnh huấn luyện, các nguồn tài nguyên về nhân sự, vật chất và tài chánh dự trù trong kế hoạch tranh tài của vận dộng viên cũng lệ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế, hiểu biết về khoa học và văn hóa của từng xã hội một. Công việc huấn luyện và luyện tập của vận động viên thường được thực hiện trong những điều kiện nhất định nào đó của từng thời điểm của quốc gia. Như vậy, việc huấn luyện vận động viên phải lệ thuộc vào giới hạn và mực độ phát triển của từng xã hội.

Để xét đoán một kỷ lục thế giới vừa bị phá, người ta phải căn cứ trên những tiêu chuẩn thật khắc khe, chẳng hạn như tình trạng sân thi đấu cùng những kỷ luật quy định môn tranh tài.

Tất cả biện pháp liên hệ đến môn nói trên như cách chấm điểm và việc phán xét kết quả cũng cần phải tuân hành theo những  quy luật chặt chẽ đã được ủy ban thế vận đề ra từ trước.

Tất cả điều luật vừa kể tập hợp lại với nhau thành một nghi thức (protocole) tối cần thiết trong việc ấn định và công nhận một kỷ lục mới vừa đạt được. Các nguyên tắc ấn định nghi thức có thể được thay đổi một cách hợp lý tùy theo hoàn cảnh để phù hợp với sự tiến hóa tuần tự của xã hội, và đồng thời cũng để làm nổi bật giá trị và tài năng của người vận động viên.

Tóm lại, ý niệm mỗi một kỷ lục thể thao đều có giới hạn của nó, trên lý thuyết rất hấp dẫn.

Ngược lại, sự vượt qua một kỷ lục thế giới cũng là điều khó tiên đoán và giải thích được vì nó tập trung quá nhiều nhân tố phức tạp.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là các phương cách nhằm cải thiện thành tích của người vận động viên sẽ không bao giờ có giới hạn hết./.

Tham khảo:

- RFI. Anh Vũ. 11/8/2008. Đâu là giới hạn cho những kỷ lục thể thao"
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/104/article_667.asp

- 20Minutes.fr. Bientôt la fin des records du monde"
http://www.20minutes.fr/article/211437/Sport-Bientot-la-fin-des-records-du-monde.php.

 - David Leonhardt. The New York Times, Aug 21, 2008. Of Olympics, Records and Limits
http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html"res=9A01E4DC1731F932A0575BC0A9629C8B63.

Montreal, August 22, 2008.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.