Hôm nay,  

Cộng Đồng Á Châu Trên Đất Mỹ

5/20/201000:00:00(View: 7886)

Cộng Đồng Á Châu Trên Đất Mỹ    

Đinh Yên Thảo
Năm 1978, một nghị quyết quốc hội được thông qua và công nhận tuần đầu tiên của tháng 5 là Tuần lễ Di sản Châu Á-Thái Bình Dương (Asian/Pacific American Heritage Week). 10 ngày đầu tháng năm trùng hợp với hai cột mốc quan trọng trong lịch sử cộng đồng Á châu, khi những người Nhật di dân đầu tiên đến Hoa kỳ là vào ngày 7 tháng 5 năm 1843 và hệ thống đường rầy xe lửa được các nhân công từ Trung hoa lục địa sang làm việc đã hoàn tất đầu tháng 5 năm 1869. Năm 1992, quốc hội đã sửa đổi nghị quyết này và công nhận cả tháng 5 là Tháng Di sản Á Châu, khi cộng đồng Á Châu ngày càng phát triển mạnh mẽ trên đất nước Hoa Kỳ.
 Từ sau năm 1992, các hoạt động văn hóa và lễ hội của các sắc dân Á Châu vẫn được tổ chức trong suốt tháng 5 tại nhiều địa phương trên đất Mỹ. Bên cạnh sự phối hợp tổ chức giữa các nhóm đại diện các sắc dân Á châu, một số cộng đồng mạnh còn tổ chức cho riêng mình những sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật, lịch sử nhằm kỷ niệm tháng Di sản Á Châu, cũng như giới thiệu những nét riêng biệt của đất nước mình đến các cộng đồng bạn hay người bản xứ với niềm hãnh diện về di sản và văn hóa riêng biệt của mình. Kể từ những thế hệ di dân đầu tiên như những nhân công làm đường xe lửa, phu hầm mỏ, thợ đào vàng... vào giữa thế kỷ 19, cộng đồng Á Châu là một trong những cộng đồng thiểu số phát triển liên tục và đóng góp  khá lớn vào sự phát triển chung của Hiệp chủng quốc. Điều trội bật có thể ghi nhận hiện nay là trình độ học vấn và mức thu nhập trung bình của cộng đồng Á Châu đã vượt trội hơn người bản xứ. Một vài nét chính về cộng đồng Á Châu theo các số liệu đang có (2008) từ Ủy ban Dân số  Hoa Kỳ như sau:
1. Dân số
Tính đến tháng 7 năm 2008, có khoảng 15.5 triệu người dân gốc Á Châu đang sinh sống tại Hoa Kỳ, chiếm khoảng 5% dân số HK. Tiểu bang California có đông người gốc Á châu nhất, với khoảng 5.1 triệu người, theo sau là các tiểu bang New York là 1.5 triệu người và Texas vào khoảng 1 triệu người. Tại Hawaii, tiểu bang duy nhất có người gốc Châu Á chiếm đa số với 54% dân.
Tỉ lệ gia tăng nhân số của nhóm dân Á châu từ năm 2007 đến năm 2008 là 2.7%, vào khoảng 400,000 người, cao nhất so với bất cứ sắc dân nào khác. Cộng đồng người Hoa là cộng đồng đông nhất tại HK với tổng cộng 3.62 triệu người, theo sau là Phi Luật Tân với 3.09 triệu người, Ấn độ với 2.73 triệu, Việt Nam hàng thứ tư với 1.73 triệu dân và Nhật bản vào khoảng 1.3 triệu người.
Los Angeles County là hạt có mật độ dân gốc Á cao nhất, với tổng cộng khoảng 1.4 triệu người, cũng như California là tiểu bang tập trung người Châu Á cao nhất nước Mỹ.
 2. Điều kiện tài chính gia đình
Thu nhập trung vị mỗi gia đình (median household income) của cộng đồng Á châu nhìn chung khá cao, với mức $70,069 (tức 50% gia đình có trên mức thu nhập này), cao nhất so với người bản địa và các cộng đồng chủng tộc khác.  Con số này thay đổi theo từng sắc dân khác nhau, như cộng đồng Ấn độ cao nhất là $90,528 và người gốc Việt là $55,667. Thu nhập trung vị gia đình Mỹ là $52,175, cũng theo cùng số liệu năm 2008. Tuy nhiên số gia đình Á châu trong mức nghèo khổ cũng gia tăng, chiếm khoảng 11.8 %, so với 9.6 % dân Mỹ. Có khoảng 17.6 % người gốc Á châu không có bảo hiểm sức khoẻ.
3. Học vấn


Cộng đồng Á châu là cộng đồng có học vấn cao nhất tại Mỹ, khi có đến 50% những người trên 25 tuổi có trình độ đại học hoặc cao hơn, trong khi tỉ lệ này chỉ ở mức 28% cho người Mỹ trên 25 tuổi. Tương tự, ở trình độ hậu đại học với các bằng cấp cao học, tiến sĩ và chuyên môn thì người gốc Á châu đạt đến tỉ lệ 20% với người trên 25 tuổi, so với người Mỹ chỉ ở tỉ lệ 10%. Tuy nhiên tỉ lệ đạt trình độ trung học của người Á châu và người Mỹ trên 25 tuổi đều ngang nhau, ở mức 85%. Tuy nhiên , tỉ lệ này xuống thấp với các cộng đồng di dân mới mẻ như cộng đồng  Việt Nam chỉ đạt tỉ lệ đại học ở mức 18%, và cộng đồng Lào, Cambodia chỉ đạt mức 5%.
Trình độ học vấn cao của người Á Châu đã dẫn đến mức thu nhập cao hơn các sắc dân khác. Và cũng vì điều này, tài chính và thành công cá nhân đạt được qua học vấn nên xu hướng nhắm đến các môn khoa học thực dụng và nghề nghiệp chuyên môn là phổ biến trong cộng đồng Á châu. Với nghề nghiệp dân sự, 48% người đi làm gốc Á là làm việc trong các công việc quản trị, hay các nghề nghiệp chuyên môn và số còn lại làm việc trong các lãnh vực văn phòng, dịch vụ và chỉ 11% làm việc trong các hãng sản xuất hay giao thông vận tải.
 4. Sức mạnh chính trị
Trong mùa bầu cử tổng thống 2008 vừa qua, người gốc Á châu đã đi bầu cao hơn mùa bầu cử năm 2004 đến 4%. Tổng cộng đã có đến 3.6 triệu lá phiếu người gốc Châu Á đã bầu, chiếm đến 49% số lượng cử tri đủ điều kiện đi bầu. Lá phiếu của cộng đồng Châu Á nói chung có xu hướng thiên về đảng Dân Chủ. Số lượng người gốc Á tham gia chính quyền các cấp đã gia tăng trong các năm qua, tuy nhiên tỉ lệ vẫn còn rất thấp so với các sắc dân khác và chưa đủ trọng lượng để tạo những ảnh hưởng riêng cho cộng đồng Á châu nói riêng. Hiện có tổng cộng 8 dân biểu Hạ viện và 2 Thượng Nghị sĩ gốc Nhật là TNS Daniel Inouye và TNS Daniel Akaka, trong đó hết 5 dân biểu đến từ Hawaii do việc dân gốc Châu Á chiếm đa số tại đây, và 3 dân biểu đắc cử nhiệm kỳ đầu trong năm qua là DB Steve Austria gốc Phi luật Tân, DB Joseph Cao gốc Việt và DB Judy Chu gốc Hoa.
5. Hoạt động thương mãi
Về mặt thương mãi, các hãng xưởng và tiểu thương do người gốc châu Á làm chủ đã gia tăng khá nhanh, cao gấp đôi mức tăng trưởng chung của cả nước Mỹ, với tổng cộng khoảng 1.1 triệu cơ sở thương mại lớn nhỏ (số liệu năm 2002), góp phần tích cực trong hoạt động kinh tế chung với ngân sách hoạt động lên đến khoảng 400 tỉ đô la và thuê mướn nhân công lên đến 2.2 triệu người.Có khoảng 2,000 hãng do người châu Á làm chủ đã thuê mướn trên 100 nhân viên.
47% các hãng xưởng hay tiểu thương mua bán, dịch vụ là do người Hoa và Ấn độ làm chủ, hoạt động mạnh tại các tiểu bang như California, New York, Texas và New Jersey. Chỉ riêng tại thành phố New York đã có đến 112,441 cơ sở thương mại người gốc Á hoạt động, cao hơn nhiều lần các thành phố kế tiếp như Los Angeles (47,764), Honolulu (22,348) and San Francisco (19,639).
5. Xu hướng phát triển:
Con số ước tính số dân gốc Á tại Mỹ sẽ vào khoảng 40.6 triệu người và chiếm khoảng 9% tổng dân số HK, so với 5% như hiện nay. Mức gia tăng này lên đến 162%, cao gấp 4 lần so với mức độ gia tăng dân số tại Mỹ nói chung, chỉ ở mức dự đoán là 44% trong cùng thời gian. Song song với việc phát triển dân số, học vấn và thu nhập, cũng như các hoạt động thương mãi của các sắc dân Á Châu cũng có xu hướng tăng cao trong những thập niên tới.
Đinh Yên Thảo

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
Từ năm 1949, tháng Năm được chọn là Tháng Nhận Thức Về Sức Khỏe Tâm Thần (Mental Health Awareness Month – MHAM) ở Mỹ. Đây là tháng mang ý nghĩa kêu gọi cùng nâng cao nhận thức, giảm bỏ kỳ thị và thúc đẩy bảo vệ sức khỏe tâm thần. Theo phúc trình năm 2024 của tổ chức Mental Health America ở Alexandria, Hoa Kỳ thật sự đang trong cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Cứ năm người trưởng thành ở Mỹ thì có trên một người đang sống chung với bệnh tâm thần, và hơn một nửa không được điều trị. Gần 60 triệu người lớn (23.8%) mắc bệnh tâm thần trong năm 2024. Gần 13 triệu người lớn (5.04%) có ý định tự tử.
Chiến dịch cắt giảm chi tiêu của chính quyền Trump, vốn đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ nghệ thuật đến nghiên cứu ung thư, nay còn bao gồm cả nỗ lực thực hiện mục tiêu lâu dài của Đảng Cộng Hòa: chấm dứt hoàn toàn nguồn tài trợ liên bang cho hai hệ thống truyền thông phục vụ công chúng lớn nhất nước Mỹ: NPR và PBS. Hiện có khoảng 1,500 đài phát thanh và truyền hình độc lập liên kết với NPR và PBS trên khắp Hoa Kỳ, phát sóng các chương trình nổi tiếng như Morning Edition, LAist, Marketplace, PBS NewsHour, Frontline và Nova... Theo dữ liệu từ các hệ thống này, có khoảng 43 triệu người nghe đài công cộng hàng tuần, và mỗi năm có hơn 130 triệu lượt xem đài PBS.
Ngày 30.04.1975 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Nhưng năm mươi năm sau nhìn lại, dân tộc Việt oai hùng, như vẫn thường tự nhận, đã không có đủ khôn ngoan để ngày chiến tranh chấm dứt thành một cơ hội đích thực để anh em cùng dòng máu Việt tìm hiểu nhau, cùng chung sức xây dựng đất nước.Tiếc thay, và đau thay, cái giá tử vong cao ngất của hơn 2 triệu thường dân đôi bên, của hơn 1triệu lính miền Bắc và xấp xỉ 300.000 lính miền Nam đã chỉ mang lại một sự thống nhất địa lý và hành chính, trong khi thái độ thù hận với chính sách cướp bóc của bên thắng trận đã đào sâu thêm những đổ vỡ tình cảm dân tộc, củng cố một chế độ độc tài và đẩy hơn một triệu người rời quê hương đi tỵ nạn cộng sản, với một ước tính khoảng 10% đã chết trên biển cả.
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.