Hôm nay,  

Ong Chủ Tịch Nghĩ... Và Nói...

1/8/201000:00:00(View: 10140)

Buitin'sblog-Chuyện Quê Hương (Trên VOA -Tiếng Việt): Ong Chủ Tịch Nghĩ... Và Nói...

Bùi Tín
Mới đây một số báo trong nước và nước ngoài đưa tin kể lại lời ông Nguyễn Minh Triết nói về mối quan hệ giữa Việt nam và Cu-ba, rằng "khi Cu-ba thức thì Việt nam ngủ, khi Cu-ba ngủ thì Việt nam thức, 2 nước anh em thay phiên nhau bảo vệ hoà bình thế giới ". Lời nói kỳ quặc, ngộ nghĩnh ấy làm nhiều người bật cười, vì nó là lạ, vô duyên, còn ngô nghê, ngớ ngẩn nữa.
Thật ra đây chỉ là một câu học lỏm, vay mượn, nhắc lại không đúng lúc, chẳng đúng chỗ, nhiều khả năng là do một trợ lý, một cố vấn tuyên huấn hay đối ngoại nào đó thầy dùi, ghi vào giấy cho ngài chủ tịch tuyên đọc . Thày và trò xứng đáng với nhau. Cùng một bản chất, một trình độ. Thấp!
Câu này do ông Hồ Chí Minh nghĩ ra. Nó có cơ sở thực tế về hoàn cảnh và thời gian. Hồi ấy là vào những năm 1965, 66 gì đó. Phe xã hội chủ nghĩa đã hình thành từ Âu sang Á, sang tận châu Mỹ và bén đến cả châu Phi. Ông "anh cả" Liên Xô phong cho Việt nam và Cu-ba là 2 "tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa", là 2 "trạm tiền tiêu", có khi còn gọi là 2 "lính gác bảo vệ toàn phe XHCN".
Bộ chính trị của ĐCS Việt nam luôn lấy đó là niềm tự hào(!), vinh dự (!), và luôn tuyên truyền trong nhân dân rằng chiến đấu giải phóng (!) miền Nam cũng là nhiệm vụ quốc tế bảo vệ toàn phe XHCN(!) và bảo vệ hoà bình thế giới(!).
Với cái tự hào hão huyền, với niềm vinh dự hư ảo ấy, đảng đã thôi thúc hàng triệu con em ở độ tuổi tràn đầy sinh lực dân tộc vào lò lửa chiến tranh, theo lệnh của 2 ông anh Cả và anh Hai cầm đầu phong trào Cộng sản Quốc tế, nhằm thoả mãn cuồng vọng cộng sản hoá toàn cầu của họ.
Cu-ba hút chết theo đúng nghĩa vào năm 1963 vì cái danh hiệu "tiền đồn" dỏm ấy, khi Liên xô liều lĩnh bí mật đưa tên lửa mang đầu đạn hạt nhân sang đặt tại Cu-ba. Chuyện ấy bị phát hiện, tổng thống Kennedy kiên quyết đòi Liên Xô  rút bỏ các tên lửa ở Cu ba, tàu chiến 2 nước hướng thẳng để đâm vào nhau, cuối cùng tàu Nga phải đổi hướng, Liên xô chịu rút hết tên lửa, Mỹ cũng rút tên lửa khỏi Thổ và Hy lạp, giải toả cuộc khủng hoảng tên lửa nghiêm trọng nhất.


Câu nói của ông Hồ hồi ấy là dựa vào hoàn cảnh thực tế nói trên. Nhìn lại, đó là một lầm lẫn khủng khiếp, một sai lầm lịch sử, buộc dân ta phải trả giá kinh hoàng về sinh mạng, tài nguyên và thời gian không có gì bù đắp nổi, để đảng CS đến nay còn dựa vào niềm kiêu hãnh hão huyền ấy để duy trì độc quyền cai trị  tước đoạt mọi quyền tự do của công dân.
Rõ ràng, ông Triết tỏ ra một con người quá kém hiểu biết chính trị và lịch sử, không hề nghĩ rằng phe XHCN đã tan vỡ tan hoang không còn tồn tại, nhắc lại chuyện thay nhau canh gác ở 2 tiền đồn, -  ở 2 đầu quả đất ở phương Đông và phương Tây - là nhắc đến một thất bại thê thảm của phong trào CS quốc tế mà đảng CS Việt nam đã dại dột, tự nguyện làm một con tốt đen, gây tổn thất vô vàn cho dân tộc và đất nước, đến nay hậu họa vẫn còn ngổn ngang ở nhãn tiền.
Ông chủ tịch nước đem chuông đi đấm nước người. Nghĩ ra và nói những câu thâm thúy. Hỡi ôi, tầm nghĩ lời nói sao mà thấp, lạc lõng, mà lẩm cẩm đến vậy !
Ngoài ý định của tôi, chê trách một cá nhân. Nhân đây suy nghĩ về cách thức tuyển chọn nhân tài ở nước ta lâu nay. Để ông Đặng Quốc Bảo có lần kêu trời rằng đây là cái tệ thuộc về hệ thống của đảng CS, không có phương pháp tuyển chọn người tài, cứ đến đại hội đảng là vội vã "vơ bèo vạt tép" kiểu nông dân, thắp đuốc bắt ếch, ếch béo không thấy đành bắt tạm ễnh ương!
Chính ông Đặng Quốc Bảo mới đây lại than rằng năm 2008, cái tội lớn của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là đã giới thiệu vào đảng 150 ngàn thanh niên, toàn là kẻ cơ hội, không thuộc tinh hoa của dân tộc và đất nước. Vậy thì ông chủ tịch Triết - do đảng CS tuyển chọn thay cho toàn dân - nghĩ và nói như anh lẩn thẩn trên đây là có nguyên nhân sâu xa vậy! 
Thật đáng suy nghĩ, đúng vào lúc đảng CS chuẩn bị đại hội XI, lại vẫn kiểu chọn người như thế để ép toàn dân ta cam chịu mãi được chăng!!!
Bùi Tín, Paris 7-1-201
(Tác giả Bùi Tín còn có trang blog ở: http://www.voanews.com/Vietnamese)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Người viết bài này hoàn toàn chia sẻ những thống thiết minh oan cho ông Nguyễn Văn Chưởng, song tôi tuyệt đối không tin những kêu cứu này có thể cứu được ông Nguyễn Văn Chưởng, trừ khi lời kêu có thể làm… sụp chế độ hiện hành...
"... Có lẽ, giấc mơ của họ là có thể biến mất khỏi trần gian một cách yên ổn, tốt hơn là không ai để ý đến họ nữa… bây giờ cũng như mãi mãi về sau…” Nói gọn lại, và nói cách khác (bỗ bã hơn chút xíu) là họ đã bị thiến hết trơn rồi. Chấm hết.
Thông thường người ta cho rằng cuộc chiến Ukraine chỉ là một sự thu xếp của phương Tây. Theo lập luận này, việc Nga xâm lược tại Ukraine đã kích động cho phương Tây và truyền cảm hứng cho họ hành động phối hợp để bảo vệ một quốc gia dân chủ, nhưng họ đã không gây được tiếng vang ở nhiều nơi khác trên thế giới...
Càng ngày càng sa lầy tại cuộc chiến Ukraine, nội tình nước Nga theo đó ngày càng đen tối, trở nên phức tạp và hỗn loạn, nhất là sau vụ binh biến của nhóm lính đánh thuê Wagner. Tình trạng này có thể dẫn đến một tương lai bi thảm đen tối hơn nhiều cho nước Nga và hòa bình thế giới nếu các nhóm quyền lực theo dân tộc chủ nghĩa, cực đoan và cứng rắn lên nắm quyền. Đó là nhận định của tác giả Tatiana Stanovaya trong bài phân tích công phu dưới đây. Bà là Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Nga, đồng thời là sáng lập viên và giám đốc điều hành của công ty phân tích chính trị R.Politik...
Tưởng niệm 78 năm ngày thành phố Hiroshima bị Mỹ ném bom nguyên tử, thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào đầu tuần đã lên án việc Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Khoảng 140,000 người đã chết trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào ngày 6 tháng 8, 1945 và 74,000 người thiệt mạng trong vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki 3 ngày sau đó. Với tình hình nguy cơ hạt nhân đang trên đà tăng trưởng, đây là một trong loạt bài được biên dịch cho số báo này quanh vấn đề bom nguyên tử.
Bay chuyến cuối cùng trong ngày, từ Don Muang về Tân Sơn Nhất. Gặp một nhóm hơn chục người đi tay không, quần áo nhàu nhĩ áo phông trắng thì thành cháo lòng, áo màu thì cáu bẩn, người đi tông, người đi chân đất, ồn ào, nhốn nháo lên máy bay tìm ghế ngồi. Tất cả đều rất trẻ, tuổi từ 20, đến 31.Khá ngạc nhiên, hỏi ra mới biết anh em ngư dân Sông Đốc – Cà Mau bị cảnh sát biển Thái Lan bắt khi đang câu mực ở Vịnh Thái Lan, tịch thu thuyền, tài sản, án tù 3 tháng. Gia đình vay tiền chạy chọt, ngồi tù được 55 ngày, hôm nay được thả về. Cầm vé trên tay nhưng không biết ghế của mình chỗ nào. Mình cùng mấy cô tiếp viên Air Asia hướng dẫn từng chỗ ngồi vì anh em đều lần đầu bị đi bằng máy bay. Ngồi hỏi chuyện và nghe kể mới biết sự cơ cực từ ngày bị bắt đến khi được tha. Để được thả, gia đình phải tự tìm cò, qua Thái, liên hệ Đại sứ quán VN ở Bangkok, xuống Songkhla gặp cảnh sát, cai tù…Rổ giá để được tự do:
“Chính trị độc tài” và “Tư tưởng hẹp hòi” của đảng Cộng sản Việt Nam là hai nguyên nhân khiến trí thức thờ ơ với đất nước. Nhận xét này không có gì là “đột phá” mà là căn bệnh di căn do đảng đẻ ra để tự hành hạ mình. Hãy lấy bài học “trí thức Việt kiều” ngại về giúp nước để suy nghĩ...
Hầu hết mọi người đang thảo luận về các phiên tòa sắp tới của Donald Trump ở New York, Florida – và thứ Ba vừa qua, đại bồi thẩm đoàn ở Washington, D.C. đã truy tố Trump tội âm mưu lừa gạt chính phủ Hoa Kỳ, âm mưu cản trở một thủ tục tố tụng chính thức, âm mưu chống lại các quyền, cản trở và cố gắng cản trở một thủ tục chính thức, sử dụng Bộ Tư pháp để tiến hành "các cuộc điều tra tội phạm bầu cử giả" và cố gắng ngăn chặn chứng nhận bầu cử vào ngày 6 tháng 1/2021. Trump phải ra tòa hai ngày sau đó và các phiên tọa sắp tới tại thủ đô sẽ phải có sự hiện diện của ông. Liệu điều đó có ảnh hưởng đến khả năng vận động tranh cử của Trump cho đề cử ứng viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa?
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình đã tập trung vào việc đảm bảo an ninh cho chế độ của mình. Ông đã thanh trừng bất cứ ai có tiềm năng là đối thủ chính trị, tái cơ cấu quân đội và bộ máy an ninh nội bộ, xây dựng một nhà nước giám sát kiểu Orwell, và thúc đẩy thông qua các luật pháp mới với mục đích đàn áp mọi chống đối, phản biện, nhân danh an ninh quốc gia. Nền tảng cho tất cả những công cuộc cải cách này là cái mà Tập gọi là “khái niệm an ninh quốc gia toàn diện”, một khuôn khổ nhằm bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc và chính quyền điều hành của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sự bảo vệ bao gồm cả chính cá nhân Tập.
Bắt đầu từ giữa những năm của thập niên 1980, các giới quan sát người Ấn Độ và quốc tế ngày càng tin là chế độ độc tài của Trung Quốc sẽ quản lý sai lạc nền kinh tế, trong khi Ấn Độ dân chủ sẽ nổi lên như là một đất nước hùng mạnh và phát triển nhiều hơn. Thay vào đó, Ấn Độ hiện nay đang phải trả một cái giá cho việc thiếu đầu tư trong nguồn nhân lực của mình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.