Hôm nay,  

Ong Chủ Tịch Nghĩ... Và Nói...

1/8/201000:00:00(View: 10096)

Buitin'sblog-Chuyện Quê Hương (Trên VOA -Tiếng Việt): Ong Chủ Tịch Nghĩ... Và Nói...

Bùi Tín
Mới đây một số báo trong nước và nước ngoài đưa tin kể lại lời ông Nguyễn Minh Triết nói về mối quan hệ giữa Việt nam và Cu-ba, rằng "khi Cu-ba thức thì Việt nam ngủ, khi Cu-ba ngủ thì Việt nam thức, 2 nước anh em thay phiên nhau bảo vệ hoà bình thế giới ". Lời nói kỳ quặc, ngộ nghĩnh ấy làm nhiều người bật cười, vì nó là lạ, vô duyên, còn ngô nghê, ngớ ngẩn nữa.
Thật ra đây chỉ là một câu học lỏm, vay mượn, nhắc lại không đúng lúc, chẳng đúng chỗ, nhiều khả năng là do một trợ lý, một cố vấn tuyên huấn hay đối ngoại nào đó thầy dùi, ghi vào giấy cho ngài chủ tịch tuyên đọc . Thày và trò xứng đáng với nhau. Cùng một bản chất, một trình độ. Thấp!
Câu này do ông Hồ Chí Minh nghĩ ra. Nó có cơ sở thực tế về hoàn cảnh và thời gian. Hồi ấy là vào những năm 1965, 66 gì đó. Phe xã hội chủ nghĩa đã hình thành từ Âu sang Á, sang tận châu Mỹ và bén đến cả châu Phi. Ông "anh cả" Liên Xô phong cho Việt nam và Cu-ba là 2 "tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa", là 2 "trạm tiền tiêu", có khi còn gọi là 2 "lính gác bảo vệ toàn phe XHCN".
Bộ chính trị của ĐCS Việt nam luôn lấy đó là niềm tự hào(!), vinh dự (!), và luôn tuyên truyền trong nhân dân rằng chiến đấu giải phóng (!) miền Nam cũng là nhiệm vụ quốc tế bảo vệ toàn phe XHCN(!) và bảo vệ hoà bình thế giới(!).
Với cái tự hào hão huyền, với niềm vinh dự hư ảo ấy, đảng đã thôi thúc hàng triệu con em ở độ tuổi tràn đầy sinh lực dân tộc vào lò lửa chiến tranh, theo lệnh của 2 ông anh Cả và anh Hai cầm đầu phong trào Cộng sản Quốc tế, nhằm thoả mãn cuồng vọng cộng sản hoá toàn cầu của họ.
Cu-ba hút chết theo đúng nghĩa vào năm 1963 vì cái danh hiệu "tiền đồn" dỏm ấy, khi Liên xô liều lĩnh bí mật đưa tên lửa mang đầu đạn hạt nhân sang đặt tại Cu-ba. Chuyện ấy bị phát hiện, tổng thống Kennedy kiên quyết đòi Liên Xô  rút bỏ các tên lửa ở Cu ba, tàu chiến 2 nước hướng thẳng để đâm vào nhau, cuối cùng tàu Nga phải đổi hướng, Liên xô chịu rút hết tên lửa, Mỹ cũng rút tên lửa khỏi Thổ và Hy lạp, giải toả cuộc khủng hoảng tên lửa nghiêm trọng nhất.


Câu nói của ông Hồ hồi ấy là dựa vào hoàn cảnh thực tế nói trên. Nhìn lại, đó là một lầm lẫn khủng khiếp, một sai lầm lịch sử, buộc dân ta phải trả giá kinh hoàng về sinh mạng, tài nguyên và thời gian không có gì bù đắp nổi, để đảng CS đến nay còn dựa vào niềm kiêu hãnh hão huyền ấy để duy trì độc quyền cai trị  tước đoạt mọi quyền tự do của công dân.
Rõ ràng, ông Triết tỏ ra một con người quá kém hiểu biết chính trị và lịch sử, không hề nghĩ rằng phe XHCN đã tan vỡ tan hoang không còn tồn tại, nhắc lại chuyện thay nhau canh gác ở 2 tiền đồn, -  ở 2 đầu quả đất ở phương Đông và phương Tây - là nhắc đến một thất bại thê thảm của phong trào CS quốc tế mà đảng CS Việt nam đã dại dột, tự nguyện làm một con tốt đen, gây tổn thất vô vàn cho dân tộc và đất nước, đến nay hậu họa vẫn còn ngổn ngang ở nhãn tiền.
Ông chủ tịch nước đem chuông đi đấm nước người. Nghĩ ra và nói những câu thâm thúy. Hỡi ôi, tầm nghĩ lời nói sao mà thấp, lạc lõng, mà lẩm cẩm đến vậy !
Ngoài ý định của tôi, chê trách một cá nhân. Nhân đây suy nghĩ về cách thức tuyển chọn nhân tài ở nước ta lâu nay. Để ông Đặng Quốc Bảo có lần kêu trời rằng đây là cái tệ thuộc về hệ thống của đảng CS, không có phương pháp tuyển chọn người tài, cứ đến đại hội đảng là vội vã "vơ bèo vạt tép" kiểu nông dân, thắp đuốc bắt ếch, ếch béo không thấy đành bắt tạm ễnh ương!
Chính ông Đặng Quốc Bảo mới đây lại than rằng năm 2008, cái tội lớn của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là đã giới thiệu vào đảng 150 ngàn thanh niên, toàn là kẻ cơ hội, không thuộc tinh hoa của dân tộc và đất nước. Vậy thì ông chủ tịch Triết - do đảng CS tuyển chọn thay cho toàn dân - nghĩ và nói như anh lẩn thẩn trên đây là có nguyên nhân sâu xa vậy! 
Thật đáng suy nghĩ, đúng vào lúc đảng CS chuẩn bị đại hội XI, lại vẫn kiểu chọn người như thế để ép toàn dân ta cam chịu mãi được chăng!!!
Bùi Tín, Paris 7-1-201
(Tác giả Bùi Tín còn có trang blog ở: http://www.voanews.com/Vietnamese)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
Cách đây chưa lâu, tôi có được gặp một người từ Việt Nam sang Pháp du ngoạn. Mặc dù vẫn sung sức trong độ tuổi làm việc nhưng nhân vật của chúng ta có thể thư thả rong chơi nhiều tháng ngày tại xứ người. Không chỉ thể hiện sự mãn nguyện về đời sống riêng tư, nhân vật còn cho thấy nhiều sự lạc quan về xã hội...
Nhà xuất bản Người Việt Books giới thiệu tập Ký (xuất bản năm 2018) của Đinh Anh Quang Thái “như nén hương lòng thắp tạ những nhân vật của một thời”: Hồ Hữu Tường, Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Như Phong Lê Văn Tiến, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Kế Tường, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, Trần Hồng Hà…
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Joe Biden từ ngày 10 đến 11 tháng 9 nhằm nâng quan hệ ngoại giao hai nước lên cấp “chiến lược” là hành động chinh trị giúp các nước Á Châu và Thái Bình Dương an tâm, nhưng sẽ khiến Trung Quốc nhăn mặt...
Sau khi Trung Quốc gia nhập kinh tế thế giới vào năm 1978, đất nước này đã trở thành câu chuyện tăng trưởng ngoạn mục nhất trong lịch sử. Cải cách nông nghiệp, công nghiệp hóa, thu nhập gia tăng đã đưa gần 800 triệu người lúc đó thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực. Sản xuất chỉ bằng 1/10 so với Hoa Kỳ vào năm 1980, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có quy mô bằng khoảng 3/4. Tuy nhiên, thay vì quay trở lại con đường tăng trưởng sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) từ bỏ chính sách “Zero-Covid” vào cuối năm 2022, nó lại đang có triệu chứng chao đảo từ bờ mương này sang bờ mương khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.