Hôm nay,  

Thế Giới Và Chương Trình Kinh Tế Obama

31/03/200900:00:00(Xem: 7343)

Thế Giới Và Chương Trình Kinh Tế Obama

Vũ Linh
...chưa tới 100 ngày mà TT Obama đã xài 8.500 tỷ đô...
Tổng thống Obama nhậm chức đúng lúc kinh tế Mỹ và cả kinh tế thế giới đi vào chu kỳ xuống dốc. Mà lại xuống dốc nhanh hơn dự đoán của tất cả các chuyên gia trên thế giới. Chuyên gia không có giải Nobel cũng như chuyên gia có giải Nobel đều mù tịt! Cả thế giới ngỡ ngàng trước tầm vóc của cuộc khủng hoảng hiện nay.
Và TT Obama đã mau chóng tung ra một loạt biện pháp để cứu nguy Mỹ và cứu nguy thế giới.
Ta hãy thử kiểm điểm lại một cách thật tóm gọn:
-700 tỷ cứu nguy ngân hàng;
-800 tỷ kích động kinh tế;
-400 tỷ ngân sách chi tiêu bổ túc;
-1.000 tỷ mua lại nợ xấu của các ngân hàng;
-Tổng cộng sơ khởi gần 3.000 tỷ cứu nguy khẩn cấp.
Và đó là chưa kể những dự tính tương lai gần kề mà TT Obama đã phác họa, có tính cách cứu nguy dài hạn, gồm có:
-3.600 tỷ ngân sách tài khóa tới (quốc hội đang họp bàn, và mới cắt xén bớt 150 tỷ, chỉ còn có… 3.450 tỷ thôi!)
-750 tỷ dự trù cho thêm cho các ngân hàng;
-600 tỷ “down payment” cho chương trình 1.200 tỷ cải tổ hệ thống y tế.
Nhìn trước nhìn sau, toàn bộ chương trình kinh tế của TT Obama tốn sơ sơ hơn 8.500 tỷ Mỹ Kim (Dollar Mỹ, không phải Dollar Zimbabwe).
Các chuyên gia kinh tế độc lập của Quốc Hội (do phe Dân Chủ kiểm soát) ước tính ngân sách Mỹ sẽ thâm thủng cỡ 10.000 tỷ đô trong mười năm tới. Thâm thủng ngân sách này lớn gấp 5 lần thâm thủng của 8 năm của TT Bush, một người đã từng bị xỉ vả tàn tệ vì… xài hoang, tạo nên thâm thủng ngân sách khiến Nhà Nước bị lệ thuộc vào mấy ông Ả Rập và Chú Ba, làm mất chủ quyền của Mỹ. Chưa nghe mấy người trước đây xỉ vả TT Bush lên tiếng.
Trong khi tranh cử, Obama chỉ trích Bush tiêu xài vô trách nhiệm. Bây giờ khi ông đưa ngân sách ra thì TT OBama rất là “hoành tráng”, đặt tên cho ngân sách của ông là “Ngân Sách Của Kỷ Nguyên Trách Nhiệm” (“Era of Responsibility”).
Nói như Clinton, tất cả chỉ là vấn đề định nghĩa về ngôn từ! (Trong vụ Monica Lewinsky, ông Clinton đã khai hữu thệ trước toà: "tôi không có quan hệ tình dục với ả này" rồi giải thích là không man khai và khinh mạn toà án vì mình có định nghĩa khác về chữ "having sex"...)
Theo các chuyên gia, hiện nay, tổng số nợ của Nhà Nước Mỹ bằng khoảng 40% tổng sản lượng (GDP) của cả nước. Mười năm nữa (2019), theo đà ngân sách của TT Obama, thì số nợ sẽ lên đến 82% tổng sản lượng cả nước. Đại khái nếu quý vị độc giả đi làm lãnh lương mang về nhà được 4.000 đô một tháng thì quý vị sẽ phải dành cỡ 3.300 đô để trả nợ, còn lại 700 đô cho chợ búa, thuốc men, quần áo, xăng nhớt, linh tinh đủ thứ.
Đó là kinh tế Obama.
Chưa hết. Các con số chi tiêu dự trù trên chưa kể chi tiêu cho các ưu tiên khác của TT Obama, trong đó có chương trình năng lượng, chương trình cải tổ an sinh, chương trình cải tổ giáo dục, và chương trình cải tiến môi sinh, ít ra cũng vài trăm tỷ mỗi thứ.
Điều hết sức đặc biệt là chúng ta chỉ nghe nói đến những số chi khổng lồ này, mà chẳng ai nghe nói đến chuyện… lấy tiền đâu ra"""
Mười ngàn tỷ (10.000.000.000.000) thâm thủng ấy sẽ được bù đắp bằng cái gì, cách nào" In tiền mới" Bán nợ thêm cho các ông Ả Rập và Chú Ba" Hay bằng “thẻ tín dụng Hy Vọng” do Obama cấp phát"
Điều làm cho nhiều người chống đối là những lời khẳng định của TT OBama, rằng tất cả những chi tiêu khổng lồ ấy đều tối cần thiết cho việc phục hồi kinh tế, trong khi sự thật hiển nhiên không phải vậy.
Trong các chương trình kích động kinh tế, hay ngân sách phụ chi đặc biệt, hay ngay cả ngân sách tổng quát cho tài khoá tới, người ta thấy đầy rẫy những thứ quà cáp linh tinh cho các dân biểu và nghị sĩ mua phiếu, cũng như hàng loạt chương trình có mục tiêu tái phân phối lợi tức không dính dáng gì đến cứu nguy kinh tế.
Chẳng hạn trong ngân sách phụ chi đặc biệt, có hơn tám ngàn mục chi tiêu vớ vẩn như tiền cho một trường đại học để nghiên cứu mùi hôi của heo, hay cách ruồi cất cánh bay lên (chuyện thật 100%). Trong ngân sách kích động kinh tế thì có cả trăm triệu tu bổ, sơn quét và trồng kiểng cho các nhà tù, cũng như 500 triệu cho các trường trung học công bết bát nhất nước tại Detroit, phần lớn để trả lương các giáo chức tệ hại nhất nước.
Chúng ta, những người dân thấp cổ bé họng, cả đời chưa thấy được một triệu, nên dĩ nhiên là choáng váng trước những con số này. Đó là chuyện bình thường.
Nhưng trên thế giới này cũng có nhiều người không phải trong hoàn cảnh chúng ta. Họ là những thành phần hết sức “cao cấp”, coi bạc triệu là tiền lẻ. Vậy mà họ cũng phải chóng mặt vì mấy cái vung tay của tân tổng thống đại cường Cờ Hoa.
Trước hết là giới tài chánh Mỹ.
Tỷ phú Warren Buffett, người giàu nhất thế giới, cũng là tài phiệt ủng hộ ứng viên Obama mạnh nhất, đã lên tiếng tỏ ý lo ngại việc vung tay quá trán của thần tượng của mình. Ông cũng kêu gọi TT Obama ngưng đổ thừa mọi chuyện lên đầu TT Bush, vì theo ông, nói Bush phải chịu trách nhiệm về khủng hoảng hiện tại cũng không khác gì nói hải quân Mỹ chủ động vụ Nhật dội bom Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), khơi mào chiến tranh Nhật-Mỹ hồi Đệ Nhị Thế Chiến.
Trên thị trường chứng khoán, từ ngày ông Obama đắc cử đầu tháng Mười Một, cho đến đầu tháng Ba, trong vòng năm tháng, chỉ số Dow Jones rớt 30%, từ hơn 9.500 điểm xuống 6.500 điểm, tức là kinh tế Mỹ mất hơn 3.000 tỷ đô. Thị trường chứng khoán nhìn thấy không phải cái họa của cựu TT Bush để lại, mà là cái họa mới do tân TT Obama đẻ ra.
Tại New York, Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới Robert Zoellick tuyên bố kế hoạch kích động kinh tế của TT Obama giống như một cục kẹo quá nhiều đường (“sugar high”), sẽ đưa thế giới vào một khủng hoảng nữa (“another crash”).
Ngay cả một số dân biểu, nghị sĩ Dân Chủ cũng phải lên tiếng là ngân sách của TT Obama cần phải được xét lại, và cắt giảm vài trăm tỷ.
***
Bây giờ ta hãy nhìn qua Âu Châu.
Cuộc khủng hoảng toàn cầu này không tha một nước nào, từ Mỹ đến các cường quốc Âu Châu, qua đến Á Châu và ngay cả các nước chậm tiến nghèo khổ của Phi Châu cũng bị nạn.
Các chính phủ trên khắp thế giới đều tung tiền ra cứu nguy kinh tế của mình. Tại Thái Lan, chính phủ vừa ra quyết định, được cả nước hoan hô: mỗi người dân được Nhà Nước phát cho một chi phiếu tương đương với 55 đô xài chơi để… kích động kinh tế. Vô điều kiện, không rườm rà, không thủ tục gì hết. Cứ đến một văn phòng của Nhà Nước, xếp hàng, lấy chi phiếu. Hết.
Các quốc gia Âu Châu hạng hai, là các nước Đông Âu trước đây, mỗi nước đều tung ra trên dưới từ 10 đến 20 tỷ đô để cứu nguy kinh tế của họ.
Các nước Âu Châu hạng nhất, như Anh, Pháp, Đức, cũng không thoát và phải tung ra từ 30 đến 50 tỷ mỗi nước.
Trong khi các cường quốc Âu Châu - ta không nói đến mấy anh nhược quốc Phi Châu hay Việt Nam - chi ra năm ba chục tỷ, thì TT Obama chi ra 8.500 tỷ, gấp 170 lần mức của Anh Quốc, là nước “xài sang nhất” Âu Châu vì đã chi ra năm chục tỷ.
Những con số của Obama làm cho cả thế giới chóng mặt vì chưa ai từ trước đến giờ có thể mường tượng được những con số quá vĩ đại như vậy.
Cũng phải nói ngay, tất cả các nước Âu Châu, kể cả Anh, Pháp, Đức đều là những nước có khuynh hướng cấp tiến (thiên tả, bao cấp) hơn Mỹ, trong đó vai trò của Nhà Nước quan trọng hơn, có nghĩa là Nhà Nước trực tiếp can thiệp vào kinh tế hơn ở Mỹ nhiều. Nhìn một cách nào đó thì "xã hội chủ nghĩa" theo kiểu Âu Châu có thể là giấc mơ của ông Obama, vậy mà các nước Âu Châu cũng không dám mạnh tay như TT Obama!
Dĩ nhiên là các nước Âu Châu nhỏ hơn Mỹ, nhưng không ai có thể nói kinh tế Mỹ lớn gấp 170 lần kinh tế Anh. Tổng sản lượng quốc gia của Mỹ là khoảng 14.000 tỷ, trong khi tổng sản lượng Anh là hơn 2.000 tỷ. Tức là kinh tế Mỹ lớn gần gấp bảy lần kinh tế Anh. Bẩy lần thôi, chứ không phải 170 lần.
Tổng Thống Pháp, cựu Chủ Tịch Liên Hiệp Âu Châu công khai lên tiếng bất đồng ý với TT Obama. Ông gửi Thủ Tướng Pháp qua gặp TT Obama để bày tỏ lập trường của khối Liên Hiệp Âu Châu nói chung và của Pháp nói riêng. Theo khối Liên hiệp Âu Châu thì cuộc khủng hoảng là hậu quả của những thả lỏng quá đáng trong hệ thống tài chánh Mỹ và thế giới, do đó, cần kiểm điểm và xiết chặt hệ thống kiểm soát lại. Vung tiền bừa bãi không những không giải quyết gì mà lại còn tạo ra lạm phát trên toàn thế giới.


Tân Chủ Tịch Liên Hiệp Âu Châu, Thủ Tướng Tiệp, chẳng rào đón gì hết, nói huỵch tẹt ra là chính sách kinh tế của TT Obama là “con đường đi vào địa ngục” (nguyên văn “way to hell”). Ông nói hành động của TT Obama tạo sự hoảng hốt (panic) cho Âu Châu, và do đó chỉ trầm trọng hóa cuộc khủng hoảng thêm.
TT Obama sẽ phải trực diện với khối G-20 của hai mươi cường quốc kinh tế vào đầu Tháng Tư này tại Luân Đôn. Để xem ông được các nhà lãnh đạo Âu Châu nói những gì.
Chuyện này đáng chú ý vì Đức đã chi ra khoảng 30 tỷ, vậy mà trước áp lực của Anh và Mỹ muốn tung ra một chương trình kích động kinh tế vĩ đại toàn cầu, Thủ Tướng Angela Merkel nói ngay: "Tôi không cho phép bất cứ ai bảo tôi phải chi thêm tiền".
Bộ Trưởng Tài Chánh Tây Ban Nha cũng nói "Trong điều kiện hiện tại, thì tôi cũng nghĩ như các đồng nghiệp trong khu vực đồng Euro, rằng chúng tôi không còn chỗ cho một chương trình kích động mới nữa!"
Thủ Tướng Nga Putin, vẫn như thường lệ lẳng lặng chẳng nói chẳng rằng gì mà lo kết hợp các nước thuộc Liên Bang Xô Viết cũ, tung tiền ra giúp các nước này đối phó với khủng hoảng. Obama càng ba hoa bao nhiêu thì Putin càng nín thinh bấy nhiêu.
Vậy mà cuối cùng thì Putin cũng lên tiếng, công khai đề nghị thế giới thành lập ra một thứ tiền quốc tế mới, dựa trên trị giá của một “rổ” (basket) tiền của nhiều cường quốc, thay thế đồng đô Mỹ. Theo ông Putin, sẽ là một đại họa cho thế giới nếu tiếp tục dùng đô-la làm chỉ tệ giao dịch hay dự trữ quốc tế duy nhất.
Tuy không chỉ trích Obama chút nào, nhưng còn hơn là tát tai.
Qua đến Á Châu, Thủ Tướng Ôn Gia Bảo họp báo công khai tỏ ý lo ngại cho gần 1.000 tỷ tiền Công khố phiếu Mỹ mà Trung Quốc đang sở hữu. Công khố phiếu Mỹ là giấy nợ của Nhà Nước Mỹ. Ông yêu cầu TT Obama chính thức bảo đảm an toàn cho số nợ khổng lồ này. Một cách nhắc khéo là Bắc Kinh đang nắm cổ họng Mỹ, vì nếu Trung Quốc quyết định bán đổ bán tháo các công khố phiếu này trên thị trường quốc tế thì 8.500 tỷ của Obama tung ra cũng không thể cứu nguy kinh tế Mỹ được. Ông cũng tuyên bố ủng hộ ý kiến của Putin, lập chỉ tệ mới thay thế đô-la Mỹ.
Trung tuần Tháng Ba, đồng đô-la sụt giá mạnh nhất từ năm 1985, rớt 5% trong một ngày 14 Tháng Ba. Qua tuần rồi, lại sụt giá thê thảm một lần nữa khi Bộ Trưởng Tài Chánh Geithner lỡ lời nói sẵn sàng nghiên cứu đề nghị của Nga và Tàu. Dĩ nhiên là nói hớ rồi phải cải chính.
Nhìn qua phản ứng của thế giới, ta thấy chẳng phải chỉ có giới tài phiệt Mỹ, phe bảo thủ hay đảng Cộng Hòa của Mỹ lo ngại và chống đối lối vung tay của TT Obama, mà cả thế giới, nhất là các cường quốc kinh tế, đều lo xanh mặt.
Phản ứng chung này đã làm TT Obama hơi ngỡ ngàng, bắt buộc ông thay đổi bài ca. Cũng không phải lần đầu ông tổng thống đa tài này đổi giọng.
***
Trong lúc tranh cử tổng thống, ông đưa ra chiêu bài “hy vọng”, hy vọng ở một tương lai tốt đẹp một khi ông lên làm tổng thống. Sẽ khác hẳn thời đại của Bush là một thời đại u tối, thê thảm nhất trong lịch sử.
Khi khủng hoảng tài chánh bùng nổ Tháng Mười năm ngoái, ông McCain lên tiếng trấn an là nền tảng kinh tế vẫn vững mạnh ("the fundamentals of our economy are strong"). Ông Obama mau mắn chỉ trích ông McCain chân không chấm đất, chẳng có một khái niệm nào về thực trạng bi thảm của nước Mỹ. Và mỗi lần đi vận động tại các tiểu bang kỹ nghệ Ohio, Pennsylvania và Michigan là ông đều nhắc lại câu nói của ông McCain đề mỉa mai, lấy điểm các nhân công thất nghiệp tại các tiểu bang xôi đậu này. Toàn thể các báo lớn của Mỹ và các đài truyền hình đều lập lại luận điệu, xỉ vả McCain là già lẫn.
Rồi ông Obama đắc cử tổng thống.
Thông điệp Hy Vọng tươi đẹp biến mất. Ông liên tục lên truyền hình hăm dọa tình trạng khẩn trương, vẽ ra một bức tranh đen tối khủng khiếp - gia tài của Bush dĩ nhiên. Trước mặt chỉ có hai con đường, một là tận thế toàn cầu, hai là cho ông vung ra cả ngàn tỷ để cứu nguy thế giới. Dân chúng nghe vậy biết vậy, toát mồ hôi, chấp nhận cho các dân biểu và nghị sĩ Dân Chủ tung hết trăm tỷ này đến ngàn tỷ khác.
TT Obama không cần biết gì khác, chỉ cần quốc hội thông qua các chương trình của ông. Có gì tính sau.
Qua tháng Ba, các chương trình của ông đều thuận buồm xuôi gió được Quốc hội Dân Chủ thông qua (không kể ngân sách tài khoá tới còn đang được xét, và các dự trù tương lai khác).
Làm cho cả thế giới xốn sang.
TT Obama đổi giọng, trấn an thiên hạ. Tất cả đều tốt đẹp. Mọi sự không xấu như người ta nói (nguyên văn: “not as bad as they say” - cần ghi nhận đây là “người ta nói” chứ không phải ông Obama nói đâu nhé). Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn Kinh Tế của TT, bà Christina Romer, tuyên bố thẳng thừng “nền tảng kinh tế vẫn vững mạnh”. Đây là nguyên văn câu nói của McCain, đã từng bị Obama bêu riếu tàn tệ. Bây giờ chính cố vấn của Obama lập lại. Không tờ báo nào thắc mắc có phải bà Romer đã già lẫn, hay chân không chấm đất.
TT Obama cũng đích thân trấn an Thủ Tướng Ôn Gia Bảo: không có gì phải lo, kinh tế Mỹ vẫn là kinh tế vững mạnh nhất thế giới, và không có đầu tư nào chắc ăn bằng công khố phiếu Mỹ, chẳng qua chỉ là vài mô đất nhất thời (temporary bumps).
Trước khi được quyền tung ra cả ngàn tỷ thì là tận thế đến nơi, bây giờ có tiền rồi thì mọi sự trở thành vài mô đất gập ghềnh rất nhỏ. Ai hiểu sao thì hiểu.
Để nhấn mạnh sự lạc quan của mình, TT Obama liên tục lên truyền hình đùa giỡn. Ông lên chương trình hài của Jay Leno để đùa cợt (không may lại diễu dở, tự cho tài chơi bowling của mình có thể cho mình tham dự Vận Hội Đặc Biệt -Special Olympics-, là vận hội của những người khuyết tật, khiến sau đó phải xin lỗi chối chết là không có ý miệt thị những người khuyết tật).
Ông cũng lên truyền hình trả lời phỏng vấn của ký giả Steve Kroft trong chương trình nổi tiếng “60 Minutes”, pha trò rồi cười toe toét, đến độ ký giả “gà nhà” này cũng thấy lạ và hỏi thẳng “sao tổng thống lại có thể cười toe toét trước bao nhiêu khó khăn của dân chúng như vậy được"”
Báo Newsweek, một thứ cơ quan ngôn luận bán chính thức của Obama, phụ họa theo thông điệp lạc quan của TT Obama, cho lên báo một bài viết thật lạc quan, cho là bây giờ là lúc nên đầu tư lại. Trang bìa của Newsweek không có hình ảnh gì, mà chỉ có một chữ to tướng: “BUY” (Mua).
Một số nhà đầu tư bắt đầu mua cổ phiếu lại. Thị trường lên lại được khoảng 1.000 điểm thì khựng. Trong mấy ngày sau đó, cố gắng leo được trên dưới 100 điểm vào buổi sáng, đến lúc đóng cửa chợ thì lại thua lại hết. Giỏi lắm là lên được một ngày, qua hôm sau thì lại rớt. Có nghĩa là thiên hạ vẫn hồi hộp, chưa ổn định tinh thần được.
Đài truyền hình CNN International - khác với đài CNN cho nội địa Mỹ - gần đây phỏng vấn một thanh niên da đen tại Nairobi, thủ đô Kenya, quê nội của TT Obama. Anh này đứng trước cửa nhà lụp xụp mái tôn, trong một ngõ hẻm sình lầy lồi lõm, đầy rác rến. Anh ta cười toe toét và nói lớn rằng anh ta thấy TT Obama đang xài tiền quá xá, toàn là hàng ngàn tỷ đô. Anh “hy vọng” thế nào TT Obama cũng sẽ có phần cho quê nội của ông, và như vậy ngõ hẻm của anh sẽ có thể được tráng nhựa sạch sẽ và đẹp đẽ hơn.
Có lẽ anh này là một trong những người vẫn còn tin tưởng vào thông điệp Hy Vọng của TT Obama. Cả thế giới lo méo mặt, chỉ trừ anh Kenya này vui mừng! Theo đà vung tay của TT Obama, biết đâu “Hy Vọng” của anh này sẽ chẳng thành sự thật"
Chưa tới 100 ngày mà TT Obama đã xài 8.500 tỷ đô. Ông còn ba năm và chín tháng nữa trong nhiệm kỳ đầu để tiếp tục thảo chương trình chi tiêu cho đáng mặt đại cường. Dù chẳng là kinh tế gia hoặc đoạt giải Nobel kinh tế, chúng ta đều biết vì nghe thấy truyền thông Mỹ chửi hoài rằng TT Bush hạ thuế và tăng chi khíến ngân sách bị khiếm hụt nặng. Bây giờ. TT Obama sẽ cải sửa sai lầm của ông Bush khiến ngân sách khiếm hụt nặng hơn gấp bội, nên sẽ tăng thuế! Trái phải chẵn lẻ gì thì mình cũng chết! (29-03-09).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
Tồn tại qua hơn hai thế kỷ, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ chưa bao giờ là một cánh cửa vô tri. Mỗi nhiệm kỳ Tòa để lại một dấu ấn ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có nhiệm kỳ, Roe v. Wade1 mất hiệu lực, tòa cắt quyền phá thai khỏi tay người phụ nữ, coi như món nợ trả về từng tiểu bang, tự lo tự liệu. Có nhiệm kỳ, cánh cửa Affirmative Action2 sập lại, đám trẻ da màu nghèo khỏi cơ hội cầu tiến. Có nhiệm kỳ, Tòa thả lỏng súng đạn, cãi vã sân trường cũng đủ gây đổ máu3. Nhưng cũng đã có những nhiệm kỳ Tòa đứng thẳng lưng, bảo vệ người dân buộc Bạch Ốc Nixon phơi ra hồ sơ mật với Pentagon Papers
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.