Hôm nay,  

Db Cao Quang Ánh Nhậm Chức Tại Qh

1/7/200900:00:00(View: 8342)

DB Cao Quang Ánh nhậm chức Tại QH
Tuyết Mai và Trịnh Quồc Thiên

 

 

 

 

 

 

 

Hoa Thịnh Đốn.- Dân Biểu Liên bang Hoa Kỳ Cao Quang Ánh, vị Dân biểu Người Mỹ gốc Việt đầu tiên trong Quốc Hội HK, đại diện cho dân cư  District 2,  New Orleans,  LA đã  tuyên thệ nhậm chức tại Quốc Hội Hoa Kỳ  trong phiên họp lần thứ 111 khai mạc vào lúc 12 giờ trưa ngày 6 Tháng 1, 2009 tại Quốc Hội Hoa Kỳ, Washington, D.C.
Hôm nay là một ngày lịch sử, một ngày đặc biệt, Quốc Hội Liên bang HK ở HTĐ đã đón tiếp một Dân Biểu người  Mỹ gốc Việt, đại diện cho dân cư Khu vực 2, New Orleans, LA, nên sự hiện diện của Dân Biểu Cao Quang Ánh trong Quốc Hội HK là một niềm vui lớn lao, đã được đồng bào vùng HTĐ và nhiều tiểu bang lân cận đến chào đón, chúc mừng và chung vui.
Trời mùa Đông ở HTĐ thật lạnh, lại thêm mưa bay lất phất, nhưng mưa gió  và cái  lạnh  ngoài trời không đủ sức ngăn cản bước chân của hằng trăm đồng người Việt và các vị Dân Biểu Hoa Kỳ cùng thân hữu HK của ông đã đến  chúc mừng tại Văn phòng  số 2113,  trong Building Rayburn, thuộc Hạ Viện HK.
Đặc biệt trong số những đồng hương đến chúc mừng , chung vui,  có rất đông người trẻ. Sự đắc cử của DB Ánh  là một niềm phấn khởi cho thế hệ trẻ muốn đi vào dòng chính Hoa Kỳ.
Tại văn phòng  số 2113,  Dân Biểu Cao Quang Ánh cùng hiền thê là Bà Hoàng Hiếu đã tiếp đón đồng hương Việt Nam, thân hữu người Mỹ và chụp ảnh lưu niệm. Trong số những quan khách Việt Nam, ngoài những người thế hệ trẻ còn có mặt hầu hết những nhà hoạt động chính trị trong vùng HTĐ/ phụ  cận và các cơ quan truyền thông báo chí.
Ngay sau đó DB Cao Quang Ánh,  vợ và hai con trong quốc phục Việt Nam rất dễ thương, đi qua Quốc Hội HK (có dome trên đỉnh)  để làm lễ tuyên thệ nhậm chức.
Tại văn phòng của DB Ánh ở Rayburn Building có hai TV, trực tiếp hình ảnh lễ tuyên thệ ở Quốc Hội để đồng bào có thể theo dõi lễ nhậm chức. Tại đây, chúng tôi được dịp tiếp xúc với Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Ủy ban Cứu Người Vượt Biển,  là cơ quan mà Dân Biểu Cao Quang Ánh đã phục vụ khoảng tám năm. Ông Thắng  cho biết,  Dân Biểu Cao Quang Ánh đến làm việc ở Ủy Ban CNVB năm 1996. Lúc  đó  đồng bào tỵ nạn bị ép bức hồi hương, DBÁnh được Ủy Ban giao cho trọng trách liên lạc với Quốc Hội HK,  kêu gọi QH can thiệp cho đồng bào VN đang tạm cư trong các trại  tỵ nạn ở các quốc Gia Đông Nam Á. Vấn đề đời sồng khó khăn của những tù nhân chính trị cũng được UB CNVB giao cho DB Ánh phụ trách. Lúc đó DB Ánh  làm việc  như một người tập sự (intern) . Sau đó DB Ánh  học Luật,  mở Văn  Phòng  UBCNVB ở New Orleans và quản trị Văn Phòng này.
Một thời gian sau,  DBÁnh nghĩ làm việc cho SOSBP để mở văn phòng luật sư riêng. Năm 2005  bão Katrina làm nhà cửa của DB Ánh  bị hư hại nặng, ông  phải ở trong trailer. Vì thấy hệ thống hành chánh ở LA quá chậm,  không giúp đỡ cho người dân thật sự, nên DBÁnh quyết tâm ra phục vụ xã hội trên bình diện chính trị.  Hiền thê của DB Ánh, Bà Hoàng Hiếu trước cũng là nhân viên của SOS BP. Sau khi  DB Ánh rời SOS BP thì Bà đã lên thay thế, quản trị văn phòng UBCNVB ở New Orleans, vì vậy hai vợ chồng DB Ánh  có nhiều liên hệ mật thiết với Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển.
Tiến Sĩ Thắng nói, DB Cao Quang Ánh là người rất lý tưởng, di tản qua Hoa Kỳ, không có cha mẹ, không có điệu kiện thuận tiện, nhưng đã tự mình vươn lên. Ông có tinh thần phụng sự xã hội, nên đã đi tu trong  dòng "Tên", là một dòng tu rất khó, không phải  chỉ có tấm lòng mà còn đòi hỏi khả năng, tinh thần phục vụ và đặc biệt là vấn đề công bằng xã hội.
Trước khi trở lại làm việc với SOS BP,  DB Ánh đã đi Hồng Kông, Phi Luật Tân, Mexico, Việt Nam để phụ giúp xây một nhà thờ cho một giáo phận ở VN. DB Ánh có tinh thần phụng sự xã hội, nhưng đặc biệt là không có kinh nghiệm chính trị, chưa bao giờ có kinh  nghiệm tranh  cử. Nhưng sau vụ bão Katrina vì thấy cần phải thay đổi nên ông đã ra tranh cử. Tình cờ  DBÁnh có gặp Ông Mike Honda là ngừơi Nhật, có dịp đến New Orleans. Ông Honda  rất quan tâm đến tình trạng có rất đông người Việt Nam sinh sống ở đây mà không được giúp đỡ .  Ông Mike Honda đã khuyến khích DB Ánh nên ra tranh cử, để thay đổi hệ thống hành  chánh, để có tiềng nói,  chính sách.  Lúc đó DB Ánh ra tranh cử ở cấp tiểu bang, bị thua nặng,  nhưng ông không hề nãn lòng. DBÁnh là người rất bén nhạy, nên khi thấy có cơ hội thì Ông ra tranh cử lại.  Do sự sắp xếp rất khéo léo và có nhiều may mắn nên ông được đắc cử.


Theo Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, Việc DB Cao Quang Ánh  đắc cử vào Quốc Hội Liên bang HK sẽ mở nhiều cánh cửa, khuyến khích  cho thế hệ trẻ thêm phấn khởi đi vào chính trị HK.
Thứ hai là điều này tạo cho cộng đồng VN một tiếng nói.  Cộng đồng chúng ta quan tâm về nhiều vấn đề khác nhau, như đời sống an sinh nhưng chúng ta không hề có tiếng nói. Với chức  Dân Biểu Liên Bang DB Ánh có thể lên tiếng được và bên Hành Pháp bắt buộc phải trả lời. Họ sẽ trả lời như thế nào chưa biết nhưng ít nhất họ phải lắng nghe. Điều đó rất có lợi cho chúng ta.
Điểm lợi nữa là  các vấn đề liên quan đến VN, đối với người Việt nếu không phải là hàng đầu thì cũng là hàng thứ hai, chẳng hạn như vụ Thái Hà, DB Ánh là người Công giáo sẽ rất quan tâm vấn đề này. Bên cạnh còn có những vấn đề khác như nhân quyền,  lao động…Tất cả những vấn đề đó, DB Ánh ở tư thế dân biểu có thể nói lên cho cộng đồng người Việt.
Tiến sĩ Thắng quan tâm, DB Ánh được bầu lên để đại diện và bảo  vệ quyền lợi cho cử tri, không phải chỉ cho người Việt, cho nên  nếu chúng ta muốn DB Ánh lên tiếng cho chúng ta mà không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của ông  đối với cử tri, thì chúng ta  phải cùng nhau hỗ trợ cho DB Ánh, nghiên cứu các vấn đề và giúp cho  DB Ánh làm tốt nhiệm vụ của mình để hai năm sau Ông được tái đắc cử.
Tiến sĩ Thắng nói, giấc mơ của DB Cao Quang Ánh là làm sao nối kết những người trẻ có lòng, những người Việt có khả năng,  hướng dẫn, tài trợ cho những người trẻ Việt Nam ra tranh cử . Đó là giấc mơ của DB Ánh, vì khi ông ra tranh cử ông rất là cô đơn.
Có một vấn đề trùng hợp là trong năm qua SOSBP cũng cố gắng kết nối những ngươì trẻ  đi vào con đường tranh cử, hoặc  là vận động tranh cử cho những người bạn trẻ của mình . Ủy Ban đã được sự hưởng ứng rất nồng nhiệt của giới trẻ, nên ông tin rằng Lễ nhậm chức của DB Ánh sẽ có nhiều  người trẻ vo cùng phấn khởi.
Tiến sĩ Thắng tin tưởng, trong thời gian tới  đây cộng đồng sẽ thấy được DB Cao Quang Ánh tuy không có nhiều kinh nghiệm trong chính trường nhưng sẽ tạo được tiếng nói cho cộng đồng của chúng ta.  Các cộng đồng bạn đã quan tâm rồi, công việc này  không thể chỉ một mình DB Ánh thực hiện đựơc. Tiến sĩ Thắng mong đồng hương thương yêu, bảo bọc và tiếp trợ cho DB Ánh.
Theo the Washington Post, Ông Bryan Wagner, thuộc Cộng Hòa đã thuyết phục DB Ánh gia nhập vào Đảng Cộng Hòa và giúp DB Ánh vào ủy ban lãnh đạo địa phương và tiểu bang. Ông Wagner đã giới thiệu DBÁnh với những người lãnh đạo của Đảng Cộng Hòa vào Tháng 9 và gây quỹ được $200 ngàn để vận động. Hiện Ông Wagner là Cố Vấn của DB Ánh.
Ông Nguyễn Thiên Sinh là một trong những người trong ủy ban vận động tranh cử của DB Ánh. Ông Sinh cho biết trong District 2 , New Orleans có khoảng hai mươi mấy ngàn dân cư,  trong đó có khoảng bốn ngàn người Việt có ghi danh đi bầu. Nếu có nhiều người ghi danh đi bầu thì DB Ánh có nhiều cơ hội thắng cử hơn.  Ông Sinh nói, Người Việt ở khu vực này là thiểu số nhưng DB Ánh thắng cử  vì ông rất chịu khó làm việc và chân thật phục vụ cộng đồng, và vì Ông Jefferson có tội, ăn hối lộ nhiều quá.
Có mặt trong buổi tiếp tân này có gia đình của DB Cao Quang Ánh, gồm chị em, cậu, mợ, dì…Bà Trần thị Đỗ, Dì của DB Ánh, là người đã đem DB Ánh cùng chị và em di tản khỏi VN vào ngày 27 Tháng 4, 1975. Lúc đó DB Ánh mới tám tuổi.  Cha mẹ và năm chị em gái còn kẹt lại ở VN. Cha là một sĩ quan trong QLVNCH phải đi học tập. Sau đó tất cả gia đình được đoàn tụ ở HK năm 1991.  Ông cậu của DB Ánh cho biết DBÁnh thuở nhỏ rất ngoan, học rất giỏi  và luôn luôn vâng lời.
Mọi người trong phòng theo dõi hình ảnh lễ nhậm  chức ở Quốc Hội  từ TV,  ai cũng nôn nóng đón chào Dân Biểu Cao Quang Ánh cùng hiền thê và hai con sẽ trở về gặp đồng hương và thân hữu ở phòng 2113 Ray burn Building.
Hình ảnh lưu:  www.youtube.com/tuyetmai45
  (Tuyết Mai và Trịnh Quồc Thiên)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.