Hôm nay,  

Lại Nói Về ‘Lệnh’ Đội Mũ Bảo Hiểm Của CSVN

9/8/200800:00:00(View: 10792)
Lệnh của Nhà nước Việt Nam bắt buộc toàn dân đội nón bảo hiểm từ 15/12/2007, nhưng cho đến nay hầu hết người dân vẫn thấy cái "lệnh" đội mũ bảo hiểm là áp đặt, thiếu dân quyền, đặc biệt là những người sống trong các đô thị. Người tham gia giao thông trong thành phố qúa đông, chen chúc nhau từng mét đường, các loại xe chạy với tốc độ "rùa" từ 10km đến 20km/giờ. Tốc độ xe đi "rùa" đến mức hàng triệu ngồi trong xe taxi chẳng bao giờ phải quàng dây an toàn. Đủ thấy sự vô lý của cái "lệnh" đội nón bảo hiểm. Nếu người dân thấy việc đội mũ bảo hiểm là an toàn cho tính mạng thực sự khi đi xe máy thì chính họ phải tự lo cho cái sọ của mình. Sợ bị phạt nặng so với đồng lương ít ỏi của mình kiếm được nên họ cắn răng mà chụp cái mũ lên đầu cái nón nhựa nhẹ hều, giá mấy chục ngàn, đội lấy lệ đối phó với cảnh sát, có người không cần cài khoá ở quai, có người chụp đại khái ngoài chiếc nón mềm, khác nào một trò hề "

Nhiều nước trên thế giới, dân số ít, hầu hết người ta di chuyển bằng xe bus, tàu điện, tàu hoả, ô tô cá nhân, xe máy rất ít nhưng chạy rất nhanh trên xa lộ, buộc phải đội mũ bảo hiểm, chất lượng mũ rất an toàn kể cả người đi xe đạp cũng phải đội mũ bảo hiểm. Nhưng ở Việt Nam, từ ngày Chính phủ ép buộc trên 86 triệu dân đội nón bảo hiểm, tại nạn giao thông diễn ra nghiêm trọng hơn do nhiều nguyên nhân tác động. Miền Nam nắng nóng quanh năm, mùa hè miền Bắc có thêm gió Lào nóng hầm hập. Phần nhiều người lao động tự do ngoài xã hội đội mũ bảo hiểm cả ngày thì mỏi cổ, đau nhức, ngứa ngáy da đầu, có người bị nấm tóc, người đau tiền đình thì chóng mặt, hoa mắt khi lái xe rất nguy hiểm. Phụ nữ để tóc dài ủ mồ hôi càng dơ bẩn, mẩn ngứa da đầu, đôi khi không dám đứng gần người khác vì mùi mồ hôi của tóc. Phụ nữ sống trong đô thị trang phục áo dài nuột nà, áo đầm tha thướt, kiểu dáng lịch sự vẫn bị chụp cái mũ bảo hiểm trên đầu thì thật là kệch cỡm giống như một con rối kỳ lạ. Thực tế cả thế giới không đâu quốc gia nào có cái "lệnh" đội mũ bảo hiểm thiếu khoa học như vậy. Những cụm từ như "Người đẹp", "phái đẹp" không còn. 

Nam thanh ư " Nữ tú ư " Nghệ sĩ ư " Sau mỗi lần gội đầu, uốn tóc, chải sấy xong chụp cái nón bảo hiểm vào thì chẳng còn "Cái tóc là gốc con người" với bộ tóc xẹp lép, xơ xác. Buổi tối mát trời, phụ nữ muốn được cái đầu của mình nhẹ nhõm khi chạy xe cho gió rung rinh làn tóc cũng không có cơ hội. Những mái tóc mềm mại của phụ nữ đã từng xuất hiện trong tranh, ảnh, trong thơ, nhạc, bây giờ cái mũ bảo hiểm làm cụt hứng nguồn cảm xúc của các thi sĩ, hoạ sĩ và nhạc sĩ. Cái đầu của người tri thức, của người lao động hay của kẻ lưu manh khi chụp cái mũ bảo hiểm lên thì cũng như nhau cả thôi.

Thử hỏi từ ngày trên 86 triệu dân khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm thì có lợi cho ai (khi mà hầu hết mũ làm từ Trung Quốc)""" Thiệt cho ai """ Không khí chấn động cả nước, người người, nhà nhà đồng loạt bỏ tiền mua mũ bảo hiểm. Hình ảnh các loại keo xịt tóc bị ế, các kiểu tóc thời đại không còn xuất hiện trên đường phố. Các tiệm chải tóc thời trang ngồi chơi xơi nước. Các cửa hàng bán nón mềm có chóp đội vừa khít đầu thì bỏ kho lại phải tung ra thị trường các loại nón mềm chóp rộng, vành rộng để phụ nữ chụp bên ngoài mũ bảo hiểm cho bớt xấu và che nắng. Hãy hình dung một phụ nữ đi xe máy ngoài đường đội 2 loại mũ, đeo khẩu trang, đeo kính thì họ sẽ giống sắc tộc nào " Người ngoài hành tinh hay là phù thủy đời tân " Các hoạ sĩ tài ba có sức tưởng tượng phong phú cỡ nào cũng không nghĩ ra phụ nữ của dân tộc mình hôm nay ra đường lại có chân dung gớm ghiếc đến vậy "! Người phụ nữ xuất hiện trước thiên hạ được tôn lên cái đẹp nhờ một phần của các kiểu mũ phù hợp với mái tóc và khuôn mặt từng người. Vì một pháp lệnh vô cảm, lạ đời đã không cho phép người phụ nữ được đẹp trong mắt ai nữa. Tất cả cái đẹp của đàn bà, trẻ em  chung một số phận bị chụp cái "nồi cơm điện" thiếu thẩm mỹ khi đi xe. Ai có thể thống kê những thiệt hại đằng sau cái lệnh bắt buộc người dân đội mũ bảo hiểm thiệt hại tiền của, tinh thần của người dân là bao nhiêu " Chỉ béo các hãng taxi. Nếu ai đi dự đám tiệc, đám cưới muốn giữ bộ tóc đẹp thì phải chuẩn bị một khoản tiền không nhỏ ngoài ý muốn để ngồi taxi. Dân hải ngoại về cũng tốn rất nhiều tiền đi taxi chứ dứt khoát không đội mũ bảo hiểm vì nóng quá chịu hết nổi. Và béo các công ty sản xuất mũ bảo hiểm, béo các tư nhân sản xuất mũ dỏm nữa chứ.

Trong chiến tranh, người dân không phải đội mũ bảo hiểm mà chỉ quân nhân khi trực tiếp chiến đấu mới đội, thường thì họ vẫn được để cái đầu tự do. Chiến tranh đã kết thúc ở Việt Nam 33 năm nhưng họ đang khôi phục lại các kiểu dáng giống mũ sắt Đức quốc xã thời thế chiến thứ hai, các kiểu mũ cảnh sát, nhà binh Pháp thời chiến tranh Đông dương, các kiểu mũ các binh chủng của lính Mỹ, các kiểu mũ rằn ri bao lưới thời Việt Nam cộng hòa ở Saigon trước 1975, kiểu mũ lính Nhật, kiểu mũ quân đội Nga, kiểu mũ hoàng đế thời Mãn Thanh. Hình ảnh chiến tranh qua từng chặng lịch sử của thế giới và của Việt Nam đã có cơ hội khôi phục từ các kiểu mũ bảo hiểm cũng nhờ cái lệnh "bắt buộc đội mũ bảo hiểm" của Chính phủ Việt Nam. Thế nhưng tai nạn giao thông và số lượng người tử nạn giao thông chẳng được giảm. Chẳng vậy mà trong chương trình "Gặp nhau cuối năm" trên Đài truyền hình VTV3 tết năm 2008 có cảnh đối thoại: Ngọc Hoàng hỏi táo Giao thông là từ khi toàn dân thực hiện quyết định đội nón bảo hiểm của Chính phủ tình hình ra sao " Thì Táo giao thông bẩm rằng : Từ khi toàn dân thực hiện đội mũ bảo hiểm thì hầu hết các vụ tai nạn giao thông giảm về chấn thương sọ não nhưng người thì vẫn nát bấy ạ"

Kể sao hết sự phiền toái mỗi khi đội nón vào, bỏ nón ra mỗi khi lên xe, xuống xe và khi gởi xe tới chỗ làm, vào trường học, đi chợ mua sắm. Vướng cái mũ bảo hiểm khó quan sát xe hơn, khi muốn quẹo là họ quẹo tự nhiên không cần quan sát. 100% người đi xe máy trên đường như những con robot lẫm lũi di chuyển. Ai dám đảm bảo rằng đội mũ bảo hiểm cả ngày trong các đô thị là không phát sinh tâm lý căng thẳng " Cũng chưa ai tổng kết những vụ đụng xe nhau là không do nóng nẩy, không do nguyên nhân từ chính cái mũ bảo hiểm gây ra " Nhiều người dân ngồi ăn hoặc uống ở đâu cũng bàn tán về cái "lệnh" đội nón bảo hiểm. Người dân mất dân chủ từ việc lựa chọn cái đội đầu của mình.

Trong những ngày cuối tháng 7/2008 này mấy ông "đầy tớ" lại có lệnh mới cấm bán và đội mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng. Đồng bào ta lại thêm một phen trích một khoản tiền trong đồng lương ít ỏi của mình và bỏ một buổi để nháo nhào đi mua mũ "đạt tiểu chuẩn". Mấy ông "đầy tớ" vẽ chuyện để khỏi mang tiếng sống bằng tiền của dân mà không làm gì cho dân vậy thôi rồi "lệnh" nào cũng sau một thời gian sẽ thành "đánh trống bỏ dùi". Giống như cái "lệnh" xe gắn máy phải lắp gương chiếu hậu cách dây 6 năm giờ thì chẳng ai quan tâm cái lệnh này nữa. Tội nghiệp các ông bà chủ bán mũ lại một lần nữa bỏ kho những kiểu mũ bảo hiểm thời trang. Chỉ qua cái "lệnh" đội mũ bảo hiểm thôi, mấy ông "đầy tớ" cũng có nhiều sáng kiến để hành dân đủ điều, hành cho dân tốn kém biết bao tiền của. Cùng lúc, mấy ông "đầy tớ" đột ngột tăng giá xăng lên 30% như một cú đánh vỗ mặt làm dân choáng váng.

Thật nực cười, Việt Nam vẫn rao giảng với những mỹ từ về "tự do, dân chủ, hoà bình" nhưng cụm từ "Tự do, dân chủ" không ở trong cái "lệnh" ép dân đội mũ bảo hiểm đại trà và 2 chữ "Hoà bình" không ở trong hành động ráo riết gợi lại hình ảnh các cuộc chiến tranh từ các kiểu mũ quân sự, mũ cảnh sát của các quốc gia từ đại chiến thế giới đến nay.

Người ta cho rằng cái lệnh bắt buộc đội nón bảo hiểm của Nhà nước là xuất phát từ sự xúi bẩy của mấy ông bên Bộ giao thông. Ai chẳng biết Bộ giao thông hiện nay là cái "kênh" đang mạnh nhất quốc gia "! Nếu không "mạnh" mà ông Nguyễn Việt Tiến trong vụ PMU 18 là một thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải với nhiều tội danh nặng nhất về pháp lý và gây chấn động dự luận mạnh nhất trong nước và ngoài nước, ai cũng tưởng ông ta sẽ bị "dựa cột" ở pháp trường, ai dè lại được "trắng án", được phục hồi đảng viên, lại được quyền kiện lại những nhà báo lên án mình "!

 Dân Việt Nam ai cũng biết rất rõ là từ 10 năm trước Liên hiệp nhựa thành phố Saigon nhập mấy dây chuyền sản xuất nón bảo hiểm, hàng triệu cái nón sản xuất ra không bán được, họ tìm mọi cách cầu cứu Nhà nước ban lệnh tòan dân đội nón bảo hiểm để họ thu hồi vốn. Khởi đầu là Thông tư số 312/2000/TT-BGTVT quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người sử dụng mô tô, xe máy đi trên các quốc lộ, lần lượt cho đến tháng 12/2007 có gần 10 lần Chính phủ ban bố lệnh đội mũ bảo hiểm đều bị người dân không đồng tình. Cuối cùng ông Bộ trưởng Giao thông bày tỏ tấm lòng "trách nhiệm" với tính mạng của người tham gia giao thông với những lý lẽ đầy thuyết phục với Chính phủ, nên đích thân Thủ tướng Chính phủ không thể làm ngơ đành chấp thuận ký lệnh bắt dân phải đội nón bảo hiểm đại trà. Điều đáng buồn là, những người lãnh đạo tối cao ra cái lệnh oái oăm này họ lưu thông toàn bằng xe hơi "xịn" nhất, chứ đâu có đi xe hai bánh chịu nắng nóng hít bụi như dân. Họ "phịa" ra cái lệnh toàn dân đội mũ bảo hiểm là để giải quyết vấn đề gì đó của riêng họ chứ đâu phải vì dân. Chính phủ cứ nói là "Dân làm chủ", như cái sự ép buộc dân đội mũ bảo hiểm này thì thấy rõ cái chữ "chủ" của dân lại chẳng có tí "quyền" nào "! Nếu cái lệnh bắt buộc đội nón bảo hiểm này mà bãi bỏ hôm trước thì bảo đảm ngay hôm sau già trẻ, lớn, bé hỉ hả đồng loạt bỏ ngay nón bảo hiểm như cởi bỏ gông cùm.

Nhưng cùm truyền thống trên thế giới là gông ở cổ có muốn ngẩng mặt lên kêu trời còn được, chứ gông ở Việt Nam là cùm ở trên đầu. Đố ai ngửa mặt lên mà khấn trời được đấy.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
Tại Campuchia, kênh đào Phù Nam Techo, trị giá 1,7 tỷ USD sẽ kết nối Phnom Penh và Vịnh Thái Lan, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc, an ninh và kết nối thương mại quốc tế. Người ta có thể cảm thấy như thế qua lời tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và của ông Hun Sen, trong cương vị cố vấn, người đã chuyển giao quyền lực từ cha sang con vào năm ngoái...
Danh từ được tác giả dùng trong bài này không phải là danh từ theo tự loại mà là một thuật ngữ của Việt Cộng. Thuật ngữ Việt Công hay là danh từ Việt Cộng là những thuật ngữ, những từ được dùng trong nước dưới chính quyền Cộng sản Việt Nam. Ở trong nước người ta không dùng từ “Việt Cộng” mặc dầu Việt Cộng chỉ có ý nghĩa là Cộng Sản Việt Nam chớ không có nghĩa gì khác. Phải nói rõ ràng và dài dòng như vậy để tránh hiểu lầm và hiểu sai. Những danh từ đề cập trong bài viết này đa số là những danh từ kinh tế, vì chủ đề của bài viết là kinh tế, phân tích những ván đề kinh tế, nhận định về kinh tế chớ không phải chính trị, mặc dầu kinh tế không thể tách rời khỏi chính trị, xuất phát từ chính trị và tác động trở lại đời sống của mỗi con người chúng ta.
“Tôi hơi chậm hiểu lại rất chóng quên nên dù đã lê lết qua hơi nhiều trường ốc (trong cũng như ngoài nước) nhưng trình độ học vấn và kiến thức cũng chả̉ tới đâu, vẫn chỉ ở mức làng nhàng. Nói tóm lại là thuộc loại “xoàng”! Ơ! “Xoàng” thì đã sao nhỉ? Cũng không đến nỗi trăng/sao gì đâu, nếu tôi biết điều (biết chuyện – biết thân – biết phận) hơn chút xíu. Khổ nỗi, tôi lại cứ tưởng là mình cũng thuộc loại đầu óc trung bình (hoặc chỉ dưới mức đó không xa lắm) nên ghi danh học – tùm lum/tùm la – đủ thứ phân khoa: Triết Lý, Tâm Lý, Xã Hội, Nhân Chủng …
Một bài viết ngay sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư đảng CSVN cho thấy ông Tô Lâm đã hiện nguyên hình một người giáo điều, bảo thủ và hoài nghi trong “hợp tác quốc tế” với các nước. Trước hết ông cáo giác: “Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” Lời tố cáo này không mới vì chỉ “nói cho có” và “không trưng ra được bằng chứng cụ thể nào”, giống hệt như những người tiền nhiệm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.