Hôm nay,  

Lê Thị Công Nhân, Dòng Máu Của Triệu Trưng

30/11/200700:00:00(Xem: 8981)

LS Lê Thị Công Nhân.

Hơn một năm qua có một người phụ nữ Việt Nam trẻ tuổi tên là Lê Thị Công Nhân đã làm cho dư luận trong nước và thế giới  sôi sục. Chị không làm gì khác ngoài việc nhận ra rằng đất nước Việt Nam đang ở dưới chế độ của một tập đoàn thống trị độc tài và nhận trách nhiệm của một người yêu nước, chị lên đường đấu tranh giành lại quyền làm người cho bản thân chị và cho 83 triệu đồng bào trong nước. Chị theo gương dòng máu của những phụ nữ bất khuất Triệu Ẩu, Trưng Trắc, Trưng Nhị, hay gần hơn là dòng máu của Nguyễn thị Giang, Nguyễn Thị Bắc. Chị làm vinh danh cho hàng ngũ phụ nữ Việt Nam bên cạnh những nam nhi ưu tú khác đang dấn thân đấu tranh với cùng một mục đích giải phóng quê hương thoát ra khỏi một chế độ đang làm cho đất nước tụt hậu về mặt văn hóa và đạo đức trước sự tiến bộ nhanh chóng của thế giới trên con đường dân chủ và tôn trọng nhân quyền.

Chị Lê Thị Công Nhân sinh ngày 20 tháng 7 năm 1979 tại thị trấn Gò Công Tây thuộc tỉnh Tiền Giang, một tỉnh nằm phía nam cách thành phố Sài gòn chừng 100 km, và từ thuở ấu thơ chị đã theo mẹ, bà Trần Thị Lệ và người cha đỡ đầu là giáo sư Hoàng Phương ra Hà Nội sống. Tỉnh Tiền Giang nép mình bên bờ tả ngạn sông Tiền, một trong hai nhánh sông lớn của sông Cửu Long trước khi đổ ra biển. Tỉnh Tiền Giang cũng như các tỉnh khác ở miền Nam nổi tiếng là vùng đất có những người phụ nữ can trường, tận tụy với gia đình và khi đã dấn thân cho một lý tưởng họ sẵn sàng hy sinh tất cả kể cả bản thân để theo đuổi mục tiêu tới cùng dù đó là tình yêu hay tình dân tộc.

Chị Lê Thị Công Nhân sinh ra trong một gia đình nề nếp, có một bà mẹ biết giáo dục con cái, nên cái truyền thống tốt của người phụ nữ Việt Nam nơi chị có cơ hội nẩy nở và đã chiếm một chỗ vững chắc trong suy tư của chị khi chị lớn lên. Năm 1986 khi đảng Cộng sản Việt Nam quyết định đổi mới để sống còn trước cơn lốc báo hiệu những biến chuyển trong khối Xô viết, không khí xã hội bớt bức xúc và dễ thở hơn chị Lê Thị Công Nhân vừa lên 7 tuổi, tuổi bắt đầu biết nhận thức. Nhưng trong cái dễ thở đó chị thấy mầm mống của bất công xã hội vẫn còn, và nhất là sự trống vắng của dân chủ và nhân quyền trong đó quyền tự do ngôn luận, một quyền chị coi là căn bản của mọi thứ quyền, tuyệt đối bị cấm cản. Theo chị không có tự do ngôn luận thì tất cả đều xây trên bãi cát. Chị bắt đầu với ý niệm dân chủ phổ cập trên thế giới là xã hội phải được xây dựng trên một hệ thống pháp chế ràng buộc bởi luật lệ thành văn và mọi người từ người cầm quyền đến người dân đều phải tuân hành luật pháp.

Sau khi tốt nghiệp trung học chị vào trường luật tại Hà Nội. Năm 2001 chị tốt nghiệp cử nhân luật chuyên ngành công pháp quốc tế và kinh tế. Sau hai năm học trường đào tạo luật sư, năm 2003 chị trở thành luật sư thực thụ có chân trong luật sư đoàn Hà Nội và là thành viên của luật sư đoàn quốc tế. Chị chọn Hà Nội làm nơi sống và chiến đấu vì Hà Nội là cái nôi văn hóa của dân tộc, vừa là thủ đô hành chánh của đất nước.

Con đường  chị chọn là con đường bất bạo động, và chị tự đặt mình trong hệ thống luật pháp hiện hành để tranh đấu. Chị hiểu rõ rằng hệ thống luật pháp hiện hành chỉ là một hệ thống văn bản đảng Cộng sản Việt Nam bày biện ra cho có vẻ Việt Nam là một quốc gia có mọi cơ chế của một nước có luật lệ nhưng trên thực tế họ thi hành luật lệ một cách tùy tiện và luật thực sự là ở cửa miệng của các cấp đảng ủy từ Phường, lên Tỉnh cho đến Trung ương. Quốc hội chỉ là dấu cao su đóng vào các quyết định của Bộ Chính trị. Nhưng chị đã dùng các luật lệ đó (mà ngôn từ lúc nào cũng có vẻ nghiêm chỉnh, nhưng mâu thuẫn nhau) để tiến hành cuộc đấu tranh bất bạo động của mình trước nhân dân và trước sự quan sát của thế giới. Chị làm việc tại văn phòng luật sư Thiên Ân của luật sư Nguyễn Văn Đài, một người có cùng chí hướng.

Tháng 8/2006 chị tham gia Khối 8406 (1), gia nhập và làm phát ngôn nhân cho đảng Thăng Tiến Việt Nam, một đảng chính trị hoạt động công khai. Tháng 10/2006 chị gia nhập Liên minh Dân chủ và Nhân quyền, một liên minh của những người dân chủ trong và ngoài nước. Chị Lê Thị Công Nhân biết trước những trở ngại và đe dọa trước mắt, nhưng chị không ngần ngại vì con đường chị đi là con đường đấu tranh công khai dựa vào công lý và lẽ phải.

Đảng Cộng sản bắt đầu đe dọa chị bằng những cuộc thẩm vấn liên miên. Nhưng chị đã xác định lập trường một cách vững chắc không phải trong phòng thẩm vấn của công an mà là trước thanh thiên bạch nhật qua cuộc phát biểu viễn liên của chị tại Hà Nội đến cho đồng bào hải ngoại rằng (2):

“Tôi là thành viên cuối cùng trong bốn thành viên của đảng Thăng Tiến Việt Nam được công an triệu tập làm việc chính thức, tính từ sau Tết âm lịch đến nay Và thật sự tôi cũng không đoán trước được cụ thể những việc gì có thể xẩy ra với tội. Nhưng tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam là: tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn một mình tôi, trước hết là giành lấy nhân quyền cho chính mình và giành lấy nhân quyền, dân chủ và tự do cho người Việt Nam. Và Cộng sản Việt Nam đừng có mong chờ bất cứ một điều gì dù chỉ là thỏa hiệp, chứ đừng nói là đầu hàng về phía tôi. Tôi không thách thức, nhưng Cộng sản Việt Nam nếu đã hạ quyết tâm thực hiện những hành vi tội ác bằng cách chà đạp lên nhân quyền của người dân Việt Nam và muốn tiếp tục dìm đất nước Việt Nam trong một sự tăm tối về mặt chính trị, ngèo nàn về mặt kinh tế, lạc hậu về mặt văn hóa kéo dài cho tới tận đời con cháu của chúng ta cũng như của chính người Cộng sản thì tùy họ và họ có quyền hành xử với những cái gì họ có. Gia đình tôi đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, đó là tôi có thể bị khởi tố và có thể đi tù. Nhưng tôi xin khẳng định một lần nữa: đó là chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xẩy ra”

Tháng 12/2006 chị cùng luật sư Nguyễn Văn Đài mở lớp hội thảo về tình hình chính trị và xã hội tại Việt Nam tại văn phòng luật sư Thiên Ân. Đảng Cộng sản Việt Nam xem cuộc hội thảo công khai này là một hình thức trá hình huấn luyện những thành phần chống đảng, và quyết định truy tố chị và luật sư Nguyễn Văn Đài về tội tuyên truyền chống phá nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam theo điều 88 của bộ luật hình sự.

Ngày 11/5/2007 đảng Cộng sản Việt Nam, trong một vụ xử án khuất lấp lấy lệ tòa sơ thẩm Hà Nội kết án chị 4 năm tù ở và 3 năm quản chế (trong khi luật sư Nguyễn Văn Đài bị xử 5 năm tù và 4 năm quản chế). Ông chánh án tòa sơ thẩm Nguyễn Hữu Chỉnh căn cứ tội trạng vào cuộc hội thảo tháng 12/2006 mà ông nói là tuyên truyền chống nhà nước và nói xấu ông Hồ Chí Minh.

Chị và luật sư Đài chống án và hôm  27/11/2007 lại diễn ra thêm một “màn kịch công lý” tại tòa phúc thẩm Hà Nội. Bất chấp áp lực của công luận thế giới và của các đoàn thể, tố chức đấu tranh cho dân chủ tại hải ngoại, và nhất là những lời biện hộ hùng hồn của các luật sư bào chữa rằng dù áp dụng luật Việt Nam hay luật quốc tế (3) luật sư Lê Thị Công Nhân và luật sư Nguyễn Văn Đài đều không phạm tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” công tố viên nhà nước vẫn giả ngơ giả điếc kết luận là hai luật sư Đài và Công Nhân có tội và nói rằng nếu nhận tội cả hai bản án sẽ được đổi thành tù treo. Nhưng cả hai đều không nhận tội. Chị Lê Thị Công Nhân nói “những việc làm của tôi không vi phạm hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và tôi luôn hổ trợ cho một cuộc tranh đấu dân chủ ôn hòa". Trong khi đó luật sư Nguyễn Văn Đài nói "tôi không có tội, tôi chỉ nói lên quan điểm của tôi và quan điểm của tôi khác biệt với đảng Cộng sản Việt Nam" .

Thẩm phán Nguyễn Minh Mẫn, phó chánh tòa án Tối cao Nhân dân ngồi ghế chánh án tuyên án luật sư Nguyễn Văn Đài 4 năm tù ở, 4 năm quản chế, luật sư Lê Thị Công  Nhân 3 năm tù ở, 3 năm quản chế (4)

Sau khi tòa tuyên án chị Lê Thị Công Nhân bình thản nói, tòa sơ thẩm cũng như tòa phúc thẩm đều không có ý nghĩa gì vì đất nước không có dân chủ và nhân  quyền căn bản, cho nên, nếu chị có được trả tự do hôm nay thì cũng chỉ là “chuyển tù một nhà tù nhỏ ra một nhà tù lớn”. Chị chấp nhận ở tù.

Trước cường quyền chị Lê Thị Công Nhân đã mất tự do, nhưng chị hiểu đây là sự chia sẽ của chị với sự mất tự do của nhân dân. Cuộc đấu tranh của chị từ giữa năm 2006 cho đến phiên tòa phúc thẩm ngày 27/11/2007 là một cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa đúng và sai,  giữa dân chủ và độc tài. Với dòng máu Triệu Trưng trong huyết quản chị Lê Thị Công Nhân đã làm ngời sáng tinh thần bất khuất của người phụ nữ Việt Nam và của cả dân tộc. Cuộc đấu tranh kiên cường cho công bình và đầy tình nhân ái của chị không những làm phấn khởi cho những nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền của Việt Nam mà còn là một nguồn cảm hứng cho bất cứ ai trên thế giới đấu tranh cho công bằng xã hội.

Chị Lê Thị Công Nhân xứng đáng là người con yêu của đất nước. Chị đi vào lịch sử dân tộc bằng ngõ chính, và tuy thân thể bị tù đày, sức mạnh tinh thần của chị đã thắng bộ máy đàn áp của đảng Cộng sản Việt Nam vì chị đã chinh phục được sự thán phục của toàn thế giới.

Trong tương lai, trước áp lực của các lực lượng dân chủ toàn cầu và sự kiên trì đòi hỏi công lý của đại khối người Việt trong và ngoài nước, đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải trả tự do cho chị trước hạn kỳ.

Chị sẽ tiếp tục con đường đấu tranh vinh quang cho lẽ phải và sau lưng chị sẽ có cả toàn dân.

Trần Bình Nam

Nov. 29. 2007

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

(1) Do nhiều người dân chủ trong và ngoài nước, chính yếu là linh mục Nguyễn Văn Lý, thành lập ngày 8 tháng 4 năm 2006 dựa vào khuôn mẫu của Hiến chương 77 tại Tiệp Khắc.

(2) Trước một cuộc biểu tình của đồng hương tại quận Cam, California ngày 25/2/2007 để phản đối nhà cầm quyền mở cuộc đàn áp dữ dội các nhà hoạt động  dân chủ trong nước sau khi đã gia nhập WTO và tổ chức thành công hội nghị thường niên APEC.

(3) Các Công ước quốc tế mà Việt Nam công nhận.

(4) Nghĩa là mỗi người được giảm một năm tù và giữ nguyên số năm quản chế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.