Hôm nay,  

Bài Học Đoàn Kết

10/31/200700:00:00(View: 7476)

Ngày 17 Tháng 10, 2007 Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 của Tây Tạng được Tổng Thống Bush và quý vị đại diện Quốc Hội HK trao tặng huy chương vàng tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Đây là một ngày thật hãnh diện cho Ngài, cho tập thể Tây Tạng lưu vong và là một bài học cho hơn ba triệu người Việt lưu vong suy ngẫm.  Trong buổi lễ này hàng chục ngàn người, phần đông là người Tây Tạng đã tập trung ở West Lawn Quốc Hội HK để theo dõi buổi lễ được truyền hình qua một màn ảnh lớn bên ngoài.

Trước hết chúng ta nên tìm hiểu qua về huy chương vàng cao quý nhất này. Trước đây Quốc Hội HK chỉ trao huy chương này cho Đức  Giáo Hoàng Gioan Phao Lô II, Tổng Thống HK Ronald Reagan, Tổng Thống Gerald Ford, Cựu Tổng Thống Nam Phi Nelson Mandela, Nữ Tu Teresa và Cựu Thủ Tướng Anh Tony Blair.

Hơn 2/3 Quốc Hội, với 387 Dân biểu và Thưo.ng Nghị Sĩ HK đã thông qua dự luật  S.2784 trao tặng Đức Đạt Lai Lạt Ma huy chương vàng  này, để vinh danh những đóng góp vận động lâu dài, nổi bật của Ngài cho hòa bình, nhân quyền khắp thế giới và những cố gắng tìm giải pháp bất bạo động cho vấn đề Tây Tạng qua những cuộc đối thoại với những nhà lãnh đạo  Trung Cộng.

Trong cùng ngày này, buổi sáng Tổng Thống Bush cũng đã hội kiến riêng với Đức Đạt Lai Lạt Ma ở White House. 

Buổi lễ được cử hành vô cùng trang trọng, những nhân vật quan trọng trong Quốc Hội HK như Dân Biểu Tom Lantos,  Thượng Nghị sĩ Dianne Feinstein, Chủ Tịch Thượng Viện, Chủ Tịch Hạ Viện lần lượt được mời lên phát biểu.

Tổng Thống Mỹ đã phát biểu: "Người Mỹ không thể nhìn sự kiện đàn áp tôn giáo và nhắm mắt hay ngoảnh mặt đi. Đó là lý do tôi sẽ tiếp tục kêu gọi nhửng nhà lãnh đạo Trung Hoa tiếp đón Đức Lạt Lai Lạt Ma. Trung Hoa sẽ tìm thấy nơi Ngài một người của hòa bình và hòa giải.

Qua lịch sử, chúng ta đã hãnh diện đứng bên cạnh những người đã đưa ra thông điệp của hy vọng và tự do tới những nơi bị chà đạp và đàn áp trên thế giới. Đó là lý do vì sao chúng ta đến với nhà lãnh đạo tinh thần đáng kính phục này, sống ở thế giới xa xôi. Hôm nay, chúng ta vinh danh Ngài như là một biểu tượng của hòa bình và sự bao dung, là người hướng dẫn niềm tin và giữ ngọn lữa cho nhân dân của Ngài.

Tôi xin chúc mừng Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi lễ vinh danh này. Tôi cũng hãnh diện có mặt ở đây hôm nay. Laura và tôi cùng nhân dân Hoa Kỳ thiết tha cầu nguyện cho nhân dân Tây Tạng có những ngày thịnh vượng và hoòa bình.”

Đức Đạt Lai lạt Ma cho biết năm 1949 đất nước Tây Tạng bị Trung Quốc xâm chiếm. Ông và một sồ nhân dân Tây Tạng phải lưu vong. Từ nhiều năm qua ông và nhân dân Tây Tạng đã tranh đấu bất bạo động, đòi hỏi nhà cầm quyền Trung Quốc phải trao trả quyền tự trị thật sự cho nhân dân Tây Tạng.

Theo báo giới Hoa Kỳ thì Trung Cộng vô cùng phẫn nộ trước sự kiện Tổng Thống Bush và Quốc Hội HK trao tặng huy chương cao quý nhất của HK cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh tụ tôn giáo mà cũng là nhà lãnh đạo chính trị lưu vong của Tây Tạng.

Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Yang Jiechi ở Bắc Kinh nói,  sự trao tặng huy chương này làm tổn thương nghiêm trọng tới tình thân hữu giữ Trung Hoa và Hoa Kỳ, vì HK đã can thiệp vào nội bộ của Trung Hoa.  Các nhà ngoại giao Trung Cộng đã hết sức vận động để phá vỡ buổi trao huy chương tại Quốc Hội HK cũng như cuộc gặp gỡ  giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma với Tổng Thống Bush kể từ khi Quồc Hội HK biểu quyết chấp thuận trao huy chương vàng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Ông Lodi Gyari, Đặc sứ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cho rằng sự kiện Tổng Thống Bush đứng bên cạnh Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi lễ trao huy chương vàng cao quý nhất này sẽ truyền đi một tín hiệu cho Trung Cộng là thế giới quan tâm tới Tây Tạng. Tây Tạng không bị thế giới bỏ quên. Đây là một khích lệ và hy vọng lớn lao cho nhân dân Tây Tạng.

Đọc qua bản tin trên đây chúng ta không khỏi thán phục Đức Đạt Lai Lạt Ma và tập thể nhân  dân Tây Tạng lưu vong đã đạt được  thành quả tốt đẹp trên bước đường vận động  cho nền tự trị của đất nước họ.

Được biết nhân dân Tây Tạng có khoảng sáu triệu người, và số người tỵ nạn lưu vong ở hải ngoại chỉ có hơn một trăm ngàn. Tập thể Tây Tạng lưu vong không giàu, với hơn một trăm ngàn người mà họ đã đoàn kết và hoạt động mạnh trên bình diện quốc tế.  Kết quả  Đức Lạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo chính trị lưu vong của họ đã được trên năm mươi vị lãnh tụ của các quốc gia trên thế giới  tiếp kiến, gần đây Ngài được vinh danh ở Quốc Hội HK trong một buổi lễ vô cùng trang nghiêm. Vấn đề tự trị của Tây Tạng không còn là vấn đề riêng tư của Người Tây Tạng nữa mà là vấn đề của thế giới, thế giới đã không bỏ quên Tây Tạng… Có phải “ddoàn kết” là chất xúc tác đã  kết hợp hơn một trăm ngàn người Tây Tạng lưu vong thành một tập thể  duy nhất làm cho “International Committee for Tibet” hùng mạnh,  đưa đến sự thành công và buổi lễ vinh danh rất hãnh diện này không"

Thấy người rồi ngẫm lại ta,  chúng ta cùng một hoàn cảnh như Tây Tạng,  bị CSVN miền Bắc xâm chiếm hơn ba mươi hai năm nay, ba triệu đồng bào phải bỏ xứ ra đi, không khác chi Tây Tạng. Dân Việt Nam cũng rất thông minh và rất thành công ở hải ngoại… cho đến bao giờ một vị lãnh đạo chính trị của Người Việt lưu vong được Quốc Hội Hoa Kỳ trao tặng huy chương cao quý nhất"  Cho đến bao giờ vấn đề  độc lập, nhân quyền và đàn áp tôn giáo ở Việt Nam  là vấn đề của thế giới chứ không phải là vấn đề của riêng Việt Nam nữa"

Nếu ba triệu người Việt của chúng ta đã đoàn kết, vận động thành công trên bình diện quốc tế  thì CSVN đã không được vào ghế Hội Viên-không-thường-trực trong Hội Đồng Bảo An của  Liên Hiệp Quồc trong tháng vừa qua.

Có  một câu chuyện ngụ ngôn về người Việt Nam như thế này, trong một buổi chợ trời quốc tế, ở góc chợ bán cóc nhái, các quốc gia khác đều đậy  giỏ cốc nhái của họ kỷ, chỉ có hàng của người Việt Nam không đậy. Khách ngoại quốc hỏi sao ông không đậy nắp giỏ lại, không sợ cóc nhái nhảy ra ngoài hết sao"  Người Việt bán hàng trả lời: “Không sợ con nào nhảy ra đâu, vì con nào leo lên  gần tới miệng giỏ thì bị mấy con phía dưới kéo cẳng xuống rồi!” 

Ngay cả khi Tổng Thống Bush muốn gặp gỡ một đại diện của Tập Thể Người Việt Lưu Vong ở Hải Ngoại để biết nguyện vọng của người Việt ở hải ngoại  và người Việt trong nước, Văn Phòng Tổng Thống Bush  không  biết  nên liên lạc với ai, đảng phái nào. Ai là lãnh tụ của Người Việt lưu vong ở hải ngoại"

Chúng ta có hàng trăm hội đoàn, đoàn thể chính trị.  Hội  nào có tầm vóc lớn, hoạt động mạnh thì bị chụp ngay cho cái mũ VC… người nào có khả năng vừa nổi lên là bị chụp cho… nón cối, nón rơm, nón lá… ai tha thiết với cộng đồng muốn ăn cơm nhà ra vác ngà voi chẳng những phải cân nhắc mình có thì giờ, có tài năng để có thể làm tròn nhiệm vụ hay không mà phải suy nghĩ kỹ xem mình có đủ sức chịu đựng những đòn đánh phá, bôi nhọ…  không phải chỉ từ phe địch mà của cả phe ta,  sẳn sàng đâm sau lưng chiến sĩ… vì lòng đố kỵ, ganh  ghét…

Hơn ba triệu người Việt lưu vong ở hải ngoại, chúng ta có thừa thông minh, có tài ba không kém gì một trăm ngàn người dân Tây Tạng mà hơn ba mươi hai năm rồi chúng ta đã làm được gì, đi tới đâu trên bước đường đấu tranh giành lại độc lập, tự do, dân chủ, nhân quyền cho dân tộc Việt Nam"

Cố nhiên tài đức của Đức Đạt Lai Lạt Ma là yếu tố chính của sự vinh danh, tuy nhiên  một mình Đức Đạt Li Lạt Ma chưa đủ điều kiện để tạo nên niềm hãnh diện được Tổng Thống và Quốc Hội HK trao tặng cho huy chuơng vàng. Tập thể đoàn kết International Committee for Tibet (ICT) đã góp phần không nhỏ trong sự vận động thành công trên thế  giới.  Qua sự thành công của ICT, tập thể ba triệu người Việt lưu vong ở hải ngoại cũng nên suy ngẫm về hai chữ “DDoàn Kết”. 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chỉ còn vỏn vẹn chưa đầy ba tuần nữa là ngày bầu cử. Cho đến hôm nay, ai nói, cũng đã nói. Ai làm, cũng đã làm. Nói nhiều hay ít, và làm nhiều hay ít, cũng đã thể hiện rõ ràng. Trừ khi, như một cựu ký giả của tờ Sóng Thần trước năm 1975, hiện đang sinh sống ở Virginia, nói rằng: “Có thể họ không lên tiếng trước công chúng, nhưng ngày bầu cử, lá phiếu của họ dành cho đảng đối lập.” Vị cựu nhà báo này muốn nói đến cựu tổng thống Hoa Kỳ, George W Bush, vị tổng thống duy nhất thuộc đảng Cộng hoà còn tại thế.
Hoa Kỳ luôn được tôn vinh là một cường quốc tích cực tham gia trong mọi sinh hoạt chính trị quốc tế, nhưng lịch sử ngoại giao đã chứng minh ngược lại: Hoa Kỳ từng theo đuổi nguyên tắc bất can thiệp và cũng đã nhiều lần dao động giữa hai chủ thuyết quốc tế và cô lập. Trong việc thực thi chính sách đối ngoại trong thế kỷ XX, Hoa Kỳ mới thực sự trực tiếp định hình cho nền chính trị toàn cầu, lãnh đạo thế giới tự do và bảo vệ nền an ninh trật tự chung. Nhưng đối với châu Âu, qua thời gian, vì nhiều lý do khác nhau, càng ngày Hoa Kỳ càng tỏ ra muốn tránh xa mọi ràng buộc càng tốt.
Tiếng Việt không ít những thành ngữ (ví von) liên hệ đến đặc tính của nhiều con vật hiền lành và quen thuộc: ăn như heo, ăn như mèo, nhát như cáy, gáy như dế, khóc như ri, lủi như trạch, chạy như ngựa, bơi như rái, khỏe như voi, hỗn như gấu, chậm như rùa, lanh như tép, ranh như cáo, câm như hến …Dù có trải qua thêm hàng ngàn hay hàng triệu năm tiến hóa, và thích nghi để sinh tồn chăng nữa – có lẽ – sóc vẫn cứ nhanh, sên vẫn cứ yếu, cú vẫn cứ hôi, lươn vẫn cứ trơn, đỉa vẫn cứ giai, thỏ vẫn cứ hiền, cá vẫn cứ tanh, chim vẫn cứ bay, cua vẫn cứ ngang (thôi) nhưng hến thì chưa chắc đã câm đâu nha.
Khi thiên tai đổ xuống, thảm họa xảy ra, và con người với khả năng chống đỡ có giới hạn, thì những gì nhân loại có thể làm là cứu nhau. Ngược lại với nguyên tắc tưởng chừng như bất di bất dịch của một thời đại mà con người luôn hướng đến hòa bình và lương thiện, lại là các thuyết âm mưu tạo ra để lan truyền thù ghét và mất niềm tin vào chính quyền đương nhiệm. Đại dịch Covid-19 vĩnh viễn là sự thật của lịch sử Mỹ, trong triều đại của Donald Trump. Tòa Bạch Ốc của Trump lúc ấy, qua lời mô tả của những nhân viên trong ngày dọn dẹp văn phòng làm việc để bắt đầu bước vào giai đoạn “work from home” là “ngôi nhà ma.” Giữa lúc số người chết tăng theo từng giây trên khắp thế giới thì Trump vẫn điên cuồng xoay chuyển “tứ phương tám hướng” để kéo người dân quay về một góc khác của đại dịch, theo ý của Trump: “Covid không nguy hiểm.”
Mặc dù các bác sĩ tâm thần có bổn phận bảo mật các thông tin sức khỏe tâm thần do bệnh nhân tiết lộ, nhưng hầu hết các tiểu bang tại Hoa Kỳ đều có luật bắt buộc hoặc cho phép bác sĩ tâm thần tiết lộ thông tin bí mật khi bệnh nhân có triển vọng gây tổn hại cho cộng đồng...
Trong tuần lễ cuối cùng của chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 1980 giữa Tổng Thống Đảng Jimmy Carter (Dân Chủ) và ứng cử viên Ronald Reagan (Cộng Hòa), hai ứng cử viên đã có một cuộc tranh luận duy nhất vào ngày 28 tháng 10. Trong cuộc tranh luận, Reagan đã nêu ra một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong mọi thời đại: “Hôm nay quý vị có khá hơn bốn năm trước hay không?” Câu trả lời của Carter là “KHÔNG." Cùng với một số lý do không kém quan trọng khác, số phiếu của ông đã giảm xuống vào những ngày quan trọng cuối cùng của chiến dịch tranh cử. Reagan đã giành được số phiếu phổ thông lớn và chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Nobel là một giải thưởng cao qúy nhưng đó không phải là tất cả hay tối thượng mà, xét cho cùng, mục tiêu của nền văn học quốc gia hay bất cứ lĩnh vực nào khác đâu nhất thiết là hướng tới giải Nobel? Mahatma Gandhi đã năm lần bị bác giải Nobel Hoà Bình nhưng so với một Henry Kissinger hí hửng ôm nửa cái giải ấy vào năm 1973, ai đáng ngưỡng mộ hơn ai? Tuyên ngôn Nobel Văn Chương 1938 vinh danh nhà văn Mỹ Pearl Buck về những tác phẩm “diễn tả xác thực đời sống của nông dân Trung Hoa” nhưng, so với Lỗ Tấn cùng thời, nhà văn không chỉ diễn tả xác thực đời sống mà cả tâm não của người Trung Hoa, ai để lại dư âm lâu dài hơn ai?
Nếu mũ cối là biểu tượng của thực dân Tây phương vào thế kỷ 18 thì, bây giờ, “năng lượng tích cực”, như là diễn ngôn của thực dân Đại Hán với những dấu ấn đậm nét của tân hoàng đế Tập Cận Bình, đã trở nên gắn bó với người Việt, từ diễn ngôn của thể chế cho đến giọng điệu ngôn tình của những đôi lứa bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa hôn nhân.
AI là trí tuệ nhân tạo. AI là một kho kiến thức nhiều vô cùng vô tận, đã siêu xuất chứa đựng nhiều thư viện nhân loại hơn bất kỳ dữ liệu tri thức nào, và cứ mỗi ngày AI lại mang thêm nhiều công năng hữu dụng, mà một người đời thường không thể nào có nổi kho tri thức đó. Trong khi đó, Thầy Tuệ Sỹ là một nhà sư phi thường của dân tộc, với những tri kiến và hồn thơ (như dường) phong phú hơn bất kỳ nhà sư nào đã từng có của dân tộc Việt. Câu hỏi là, AI có thể biểu hiện như một Tuệ Sỹ hay không? Chúng ta có thể gặp lại một phong cách độc đáo của Tuệ Sỹ trong AI hay không? Thử nghiệm sau đây cho thấy AI không thể sáng tác được những câu đối cực kỳ thơ mộng như Thầy Tuệ Sỹ. Để thanh minh trước, người viết không phải là khoa học gia để có thể hiểu được vận hành của AI. Người viết bản thân cũng không phải học giả về kho tàng Kinh Phật để có thể đo lường sự uyên áo của Thầy Tuệ Sỹ.
Israel và Iran đã âm thầm chống nhau trong một thời gian dài. Nhưng nhiều diễn biến sôi động liên tục xảy ra gần đây làm cho xung đột giữa hai nước leo thang và chiến tranh có nguy cơ bùng nổ và lan rộng ra toàn khu vực. Điển hình là vào tháng 4 năm nay, Iran công khai tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ Israel. Đầu tháng 10, Israel đã tấn công bằng bộ binh ở miền nam Lebanon. Trước đó, trong cuộc không kích vào trụ sở dân quân Hezbollah ở Beirut, Israel đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah là Hassan Nasrallah và nhiều nhân vật quan trọng khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.