Hôm nay,  

Lòng Từ Ai

25/07/200700:00:00(Xem: 9568)

Trên chuyến bay khá dài từ tiểu bang Baltimore về San Jose, CA, tôi đọc cuốn sách mang tựa đề Ngập Tràn Ân Phước của Amy Schmidt, viết về cuộc đời ngoại hạng của bà Dipa Ma, một người Ấn Độ theo đạo Phật. Tác giả đã ghi lại một đặc tính của bà Dipa Ma: “Khi có người đến thăm, Dipa Ma không cần biết họ là ai, đang trong tâm trạng nào, hoàn cảnh nào, bà đều đón nhận họ bằng tấm lòng đầy từ ái.”
Đón nhận mọi người “bằng tấm lòng đầy từ ái” là một con người cao đẹp biết bao trước mắt Chúa! Con người ấy được Thiên Chúa chúc phúc, như Chúa Cứu Thế đã tuyên bố trong Bài Giảng Trên Núi: “Phúc cho những kẻ biết thương xót, vì họ sẽ được thương xót.” (Mt 5: 7) Thương xót ở đây là đối xử nhân từ và yêu thương tha nhân, bất kể họ là ai.

Chính Chúa Cứu Thế đã đón nhận mọi hạng người trong 33 năm ngắn ngủi tại thế của Ngài, cách riêng những kẻ tội lỗi, điển hình là những người thâu thuế và gái giang hồ!
Ngài đặt nặng lòng thương xót hay nhân nghĩa (mercy) hơn lễ tế (sacrifice): “Ta chuộng nhân nghĩa chứ không phải lễ tế” (Mt 12: 6), trong khi ngày hôm nay rất nhiều người lại chuộng lễ tế hơn lòng thương xót, nhân nghĩa hay tình yêu thương đồng loại.
Vị Đại Diện Chúa Kitô tại trần thế, Giáo Chủ Benedictô XVI đã giảng thuyết: “Tình yêu thương là trung tâm của cuộc sống Kitô; thật vậy, chỉ có tình yêu thương, do Chúa Thánh Thần khơi dậy nơi chúng ta, mới khiến cho chúng ta trở thành chứng nhân của Chúa Kitô.”

LM Jude Siciliano, OP, đã nói rằng, “Cuộc đời, nhất là của các tu sĩ, linh mục, không có tình yêu thì quả là trống rỗng, thê lương, thậm chí tự sát.”
Cố LM Gildo Dominici, SJ, tên Việt Nam Đỗ Minh Trí, đã viết: “Chúa Giêsu mới thật là một nhà giáo dục chân chính bởi vì Ngài đã từ trời xuống để dạy chúng ta: lối sống tình thương.”

Là Kitô hữu, tức những kẻ đi theo Đức Kitô để làm môn đồ Ngài, chúng ta đã sống hay đang sống theo lối sống nào" Lối sống tình thương hay lối sống tình ghét" Bằng lối sống tình thương, chúng ta mới thực sự làm đẹp lòng Thiên Chúa, và là hương thơm của Chúa Kitô cho đời, cho người, nhất là cho những anh chị em không cùng chia sẻ chung một niềm tin, một phép rửa với chúng ta.

Tôi đã sang Maryland trong tuần đầu tháng Bảy vừa qua, để tiễn đưa Maria-Têrêsa Cao Thiên Đài Trang về với Cha trên trời, sau 44 năm sống tại dương gian là một tín hữu đạo hạnh, thùy mị, đoan trang, tế nhị, dịu hiền, khiêm nhường, thiết tha, và nhất là Đài Trang đã đón nhận mọi người đến với mình bằng cả tấm lòng đầy từ ái.

Ra đi ngàn thu vĩnh biệt, Đài Trang đã để lại trong máy vi tính của mình trên 2000 trang nhật ký thiêng liêng; tôi đã được đọc khoảng 250 trang trong đó tôi chép lại một trang tiêu biểu dưới đây:
“Con có một mơ ước để tập sống hiền hòa như cỏ cây, hoa lá và chim muông. Mơ ước đó đối với con mà thực hiện thì chắc cũng không dễ, nhưng ít ra đó là niềm mơ ước chân thành của con, và con sẽ cố gắng từng bước một, và con sẽ bắt đầu để xin Chúa linh ứng, uốn nắn tư tưởng và miệng lưỡi con..

“Nhưng mọi cơ quan trong cơ thể đều sống hợp đoàn và cùng hòa chung một nhịp điệu đồng đều với quả tim và khối óc mà linh hồn bao phủ chúng. Do đó, con cũng xin là quả tim và cả hồn xác con cũng đều hòa hợp nhau mà thực hiện từng bước mơ ước đó. Con không thích giả dối từ bên trong nội tâm mình. Nếu con đang bực bội với ai, hay thấy ai bất công với con hoặc con đã lỗi lầm với ai mà con lại phủ nhận là con không buồn, không giận, không thấy ai bất công, không thấy con đã lầm lỗi với ai, thì con đã không thật với chính con, và con sẽ tự nhận rằng con chẳng cần phải nhờ Ngài giúp đỡ con điều gì nữa, vì con chẳng có vấn đề gì cần đến Ngài thương giúp con cả. Con khốn khổ thay (misérable) mà lại nói với Ngài rằng con mạnh giỏi, chẳng có gặp khó khăn gì hết, thì không biết con sẽ nhận thấy mức độ của tình thương vị tha Chúa quan trọng và là sự toàn diện cái thiện cho con biết chừng nào trong đời! Nhưng khi nói thì con có thể dìm những gì con không nên phát ngôn ra ngoài mà không đẹp lòng Chúa. Mong rằng con có thể bắt đầu ở lời nói và cử chỉ cùng hành động của con hợp theo ý Chúa.”

Mơ ước của Đài Trang – “tập sống hiền hòa với tha nhân” và “sống đẹp lòng Chúa, hợp theo ý Chúa” – không phải là mơ ước nhỏ, tầm thường. Đó là mơ ước lớn lao mà chúng ta hãy theo đuổi trong đời sống mình hôm nay.

(San Jose, CA, July 21, 2007)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.