Hôm nay,  

Đi Tìm Lại Nhịp Cầu Đánh Mất

7/7/200700:00:00(View: 9740)
Lời dẫn

Bài viết này được đúc kết bởi cảm xúc có được sau hai ngày tham dự Hội Nghị Quốc Tế Về Tiếng Việt (HNQTVTV) do Viện Việt Học (1) tổ chức. Tôi tình cờ được biết đến hội nghị này qua một người bạn. Sự tình cờ này đã trở thành một vinh hạnh cho tôi khi được nghe diễn thuyết, được tiếp chuyện, và được gặp gỡ các giáo sư tên tuổi như Gs bác sĩ Nguyễn Hy Vọng, Gs Trần Ngọc Ninh, Gs Nguyễn Ngọc Bích, Gs Phạm Văn Hải, Ông Đoàn Xuân, Ông Nguyễn Phước Đáng, cùng rất nhiều các giáo sư khác đến từ các nơi khác nhau.

Cảm xúc vui buồn lẫn lộn này đã khơi lại những ưu tư đã đến rồi đi nhưng chưa bao giờ được viết xuống trong những buổi trò chuyện giữa tôi và một vài bạn trẻ khác. Đó là những ưu tư về khoảng cách nới rộng giữa hai thế hệ trẻ và già ở hải ngoại trong các sinh hoạt cộng đồng trên hai lãnh vực văn hóa và chính trị Việt Nam. Nhịp cầu nối liền hai thế hệ bị đánh mất này theo quan niệm riêng của tôi không gì khác hơn là sự kém hiểu biết của giới trẻ hải ngoại hôm nay về lịch sử văn hóa, lịch sử chính trị, và nguồn gốc dân tộc cũng như ngôn ngữ Việt. Sau một thời gian tiếp xúc với các bậc trưởng thượng ngoài đời và trong các diễn đàn mạng, tôi tin chắc đây không phải là những ưu tư riêng của một vài người mà là một nỗi lo chung cho những ai yêu tiếng Việt, yêu nguồn gốc dân tộc Việt, và nước Việt.

Mặc dù trong lúc này, tôi chỉ đi tìm lại nhịp cầu đánh mất cho riêng cá nhân tôi. Nhưng tôi đã rất cảm động khi bác sĩ Nguyễn Hy Vọng đã nói với tôi bằng tất cả chân tình: "Lỗi ở Bác!". Tuy tôi không cho rằng câu nói đó hiện nay hoàn toàn đúng, nhưng đó là một cử chỉ cao đẹp mà tôi chưa lần thấy, không kể đây là từ một giáo sư lớn tuổi đã từng có những đóng góp đáng kể trong trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn, trong QLVNCH, trong khoa tâm thần học ở ĐH Kansas, tự điển Pháp Việt, và tự điển bách khoa Việt Nam. Trong tâm tình đó, tôi muốn dùng bài viết này trước là để cảm ơn Viện Việt Học cùng các giáo sư đã bỏ thời gian và tâm huyết để duy trì, phát huy sự hiểu biết về nguồn gốc tiếng Việt; sau đó là khuyến khích các bạn trẻ khác hãy đi tìm lại nhịp cầu đánh mất cho riêng mình.

Sơ kết về hai ngày đầu của HNQTVTV

Theo chương trình, hai ngày cuối tuần trong 4 ngày hội nghị (6/30/07 và 7/1/07) được dành cho phần lịch sử tiếng Việt. Mặc dù tôi đến trễ, nhưng vẫn nghe được một số điều lý thú về sự cách sử dụng "i" và "y" trong hệ thống chữ viết của người Việt Nam qua phần thuyết trình của Gs Phạm Văn Hải. Tiếp theo đó là phần thuyết trình của Gs Nguyễn Ngọc Bích về địa tầng Mã Lai đa đảo trong tiếng Việt. Tôi được làm quen với một thuyết mới về nguồn gốc tiếng Việt trước khi bị ảnh hưởng bởi chữ Nôm và chữ Hán với những điểm tương quan giữa các ngôn ngữ nằm trong vùng Mã Lai đa đảo (2). Thuyết này hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu khoa học về nguồn gốc sắc tộc và gen con người.

Các trường hợp đồng âm, đồng nghĩa của một số từ giữa các ngôn ngữ khác nhau một lần nữa được nhấn mạnh trong phần thuyết trình của bác sĩ Nguyễn Hy Vọng về ảnh hưởng các ngôn ngữ lân cận trên tiếng Việt. Với một loạt các câu nói ngắn gọn giữa tiếng Khmer và tiếng Việt được ghi âm, tôi có cảm giác là người phát ngôn tiếng Khmer trong phần ghi âm đang nháy lại từng câu nói tiếng Việt. Điều bất ngờ hơn nữa là những người tôi quen biết nói cùng hai thứ tiếng này tôi quen biết không hề để ý đến những trùng hợp kỳ lạ này.

Qua phần thuyết trình của Gs Trần Ngọc Ninh về tiếng và vần, tôi lại biết nhận diện âm bằng, âm trắc qua cách đánh dấu, và sau phần thuyết trình của Ông Đoàn Xuân, tôi bắt đầu để ý đến sự cần thiết của dấu gạch nối trong quốc ngữ để xóa đi những phức tạp về ý nghĩa trong các từ ghép như quân tử (lính chết, hay vua chết), săn sóc (săn con sóc), học giả (học thiệt), giáo sư (xảo sư hay giảo sư), v.v... Tôi cũng được biết đến các từ mới lạ đối với tôi như âm vận, tiết âm vị, mẫu âm, chánh âm, nguyên âm, phụ âm đơn, phụ âm kép... Và cứ thế theo từng phần thuyết trình, nhận thức về cái "biết" trong tôi cứ nhỏ dần và tôi bắt đầu có cảm giác về cái "hiểu".

Sự cố gắng của Ông Nguyễn Hữu Đáng với phần thuyết trình về cách dạy học vỡ lòng cho lớp trẻ là một đóng góp đáng kể cần phải được tìm hiểu nhiều trước khi phê phán. Những nghiên cứu của ông có thể chưa được hoàn hảo để được công nhận vào chương trình giảng dạy toàn diện, nhưng vẫn có giá trị đối với những thầy cô giáo tuổi đôi mươi ở hải ngoại đang lúng túng tìm cách dạy các trẻ em đánh vần và nhận diện chữ Việt. Nó có thể dùng như một phương pháp trong những phương pháp khác. Nói đúng hơn là vẫn có thể dùng như một phương pháp hay trong khi chưa có một phương pháp nào chính thức.

Trong phần thuyết trình về thế hệ trẻ VN ở hải ngoại và nhu cầu giảng dạy tiếng Việt, cô Hoàng Quế Trân (3) đã gây ấn tượng với lối diễn thuyết rõ ràng bằng tiếng Việt về phương pháp giáo dục văn hóa ngoại quốc ở Canada. Kết quả thành công của phương pháp này nói lên sự cần thiết của việc tạo dựng sự hiểu biết về văn hóa trước khi học hỏi về ngôn ngữ. Đối với người ngoại quốc hoặc trẻ em lớn lên ở hải ngoại, việc tập đọc và viết tiếng Việt không phải là một việc tất yếu như ở Việt Nam. Các học viên cũng không biết gì nhiều về văn hóa Việt trước khi học chữ Việt. Do đó, họ thiếu mất sự hăng say và lòng kiên trì trong việc học. Theo tôi, đấy cũng là một phương pháp cần nghiên cứu mặc dù không phù hợp với chương trình giảng dạy của đại học Hoa Kỳ. Ít ra, nó sẽ cho chúng ta thấy là tại sao mình có thể bắt con em ngồi trong lớp tiếng Việt bao năm liền mà phần đông chúng vẫn nghe tiếng Việt, trả lời tiếng Anh. Và khi chúng nói tiếng Việt, lại nói ra những câu có thể khiến cha mẹ chúng dở khóc, dở cười.

Vẫn nhịp cầu đánh mất

Khi bước vào phòng hội nghị, những điều đầu tiên tôi cảm nhận được là diện tích căn phòng, số người hiện diện, và tuổi tác. Đấy là một căn phòng chỉ đủ sức chứa khoảng 100 người với xấp xỉ 50 người tham dự, phần đông là các bậc chú bác thuộc tầng lớp đi trước. Tôi có cảm giác đây là một hội nghị dành riêng cho các nhà chuyên môn và bắt đầu thắc mắc là mình đang làm gì ở đây. Nhưng qua hai phần thuyết trình, những thắc mắc ban đầu đã trở thành tiếc rẻ. Theo tôi, nội dung của những bài thuyết trình là một cái gì đó vừa hấp dẫn, vừa quan trọng, vừa có giá trị suy ngẫm. Hấp dẫn là vì nó nói về một để tài tôi biết không ít nhưng chả hiểu gì cả. Nó quan trọng vì nó là một phần của nhịp cầu tôi tìm kiếm. Và nó có giá trị vì những gì tôi học được không phải là ý kiến phát xuất từ cái "tôi" của diễn giả, mà là những suy luận được gom góp từ mấy chục năm nghiên cứu có hệ thống khoa học.
Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng đã mở đầu phần thuyết trình của ông với câu nói khôi hài dí dõm: "Tôi vui vì số người đến nghe diễn thuyết hôm nay bằng số diễn giả tham dự. Và tôi mừng vì trong số đó có vài bạn trẻ.". Câu nói đó (đối với tôi có một cái gì đó không ổn") đã phản ảnh cảm giác về thắc mắc lúc đầu là mình đang gì ở đây, và sự tiếc rẻ của tôi sau đó như đã nói. Gs Trần Ngọc Ninh đã phát biểu một câu mà theo tôi hiểu đại khái là: Chỉ có qua đối thoại, chân lý mới được lóe sáng. Sống và lớn lên ở hải ngoại, được nghe một giáo sư với vài chục năm nghiên cứu về lịch sử văn hóa dân tộc thuyết giảng là chuyện đáng quý. Và việc nghe hơn một chục người như thế đối thoại, bình luận thì thật hiếm hoi. Nhưng rất tiếc, chỉ có một vài bạn trẻ tìm đến và số người tham dự cũng ít oi so với thành phần diễn giả.

Không riêng gì về hội nghị tiếng Việt này, những cuộc họp mặt khác mà tôi đã từng có mặt cũng có sự chênh lệch rất rõ ràng giữa thế hệ trẻ và các thế hệ đi trước. Và khi được đề cập đến, những phát biểu của cả hai thế hệ về lý do dẫn đến sự chênh lệch này đầy dẫy những "tại" và "bởi" nhưng hoàn toàn không phải là "tại tôi". Nếu để ý, ta sẽ nghe "tại thời thế", "tại chúng không biết dựa cột mà nghe", "tại mấy ổng nghĩ biết nhiều thì phải đúng", "tại bận đi làm", "tại chúng ham chơi", "tại mấy chú ham danh", "tại ai cũng đầy thành kiến", "tại họ không thống nhất, chia rẽ hoài", v.v... Chúng ta sẽ ít khi nghe: "tại tôi muốn mua thêm nhà", "tại tôi thích đi chơi", "tại tôi muốn mở thêm tiệm", "tại tôi bận đi rong ngoài phố", "tại tôi bận đi cua gái", "tại tôi ham lợi", v.v...

Tại sao tôi đi tìm"

Tôi rời Việt Nam vào đầu thập niên 90 khi học gần xong lớp 7. Lúc bấy giờ, việc nói và đọc tiếng Việt đối với tôi không phải là chuyện khó khăn. Hơn nữa, tôi thường tìm đọc và xem các bộ tiểu tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa qua sách vở, phim ảnh được dịch và chuyển âm sang tiếng Việt. Thỉnh thoảng, tôi lại giúp bố đánh máy các bản tin nhỏ lượm lặt từ báo chí. Theo quan niệm sai lầm của tôi lúc trước, tiếng Việt bao gồm tất cả những gì được nói và dùng bởi người Việt. Không có một tiếng Việt nào tôi không viết ra được hoặc không đọc được. Vì vậy mà trong mười năm liền, tôi thường tự hào với bản thân là mình biết tiếng Việt, mình không bị mất gốc.

Mãi cho đến khi bắt đầu viết lách và đọc lại bài viết của mình, tôi mới khám phá ra rằng bài viết của mình vẫn đơn sơ như bài viết của đứa bé lớp 7 năm nào. Những câu văn hoa mỹ, những từ ngữ phong phú mà tôi cho rằng mình biết được hoàn toàn không có trong bài viết của tôi. Và khi tôi bắt đầu để ý và tập sử dụng, tôi lại phải lúng túng vì phần nhiều các từ khi tách ra để dùng, tôi không biết nó phát xuất từ đâu, có ý nghĩa riêng gì, và được dùng như thế nào trong trường hợp nào. Thế là tôi không dám dùng. Tôi bắt đầu nhận định được rằng chuyện biết và hiểu là hai đề tài khác nhau. Và như thế, tôi bắt đầu lặn ngụp, mò mẫm học hỏi tiếng Việt vì trong quá khứ, tôi chỉ nói như một con vẹt và đọc như một cái máy. Bằng chứng là tôi chỉ nghe, đọc, và dùng một phần nhỏ của hơn 9,700 từ trong tiếng Việt. Tôi và các bạn chung quanh mình cũng chẳng biết nhiều về nguồn gốc và những thay đổi của tiếng Việt trong lịch sử trước khi có Hán ngữ trong tiếng Việt. Chỉ nội trong một bài viết của tôi, lúc thì bố, lúc thì bác, lúc thì lĩnh vực, lúc thì lãnh vực. "Chúng tôi" hay "chúng ta"" "dùng" và "sử dụng" hay "xài"" "mời dùng cơm" hay "mời ăn cơm", "mời xơi cơm"" Tôi không biết các chữ có nghĩa giống nhau khác nhau ở chỗ nào (chỗ hay chổ)" Và những chữ giống nhau có bao nhiêu ý nghĩa khác nhau. Lúc nào xài chữ nào" Bỏ dấu ra sao" Thôi thì cứ ráng viết và ai có kiên nhẫn đọc thì hãy cứ ráng mà hiểu và sửa dùm, vì ai cũng bảo nếu không viết ai biết mình muốn nói gì.

Trong vài năm gần đây trước sự đàn áp nhân quyền trong nước cùng phong trào dân chủ gia tăng, tôi bắt đầu để ý đến tình hình chính trị và những sự kiện thế giới đã dẫn đến thực trạng hôm nay. Tôi lại một lần nữa nhận thức được rằng sự hiểu biết của mình rất kém cỏi và mù mờ khi nói đến lịch sử Việt Nam và các nhân vật tên tuổi trong lịch sử thế giới. Và tôi cũng bắt đầu mò mẫm tìm hiểu về lịch sử chính trị dân tộc mình. Trong khi tôi không có thời gian để nghiền ngẫm các pho Việt Sử Toàn Thư, các tác phẩm văn học và tiểu sử, hồi ký của người xưa, v.v... tôi lại phải len lỏi giữa một rừng ý kiến về chính trị, lịch sử, văn hóa Việt Nam trên các diễn đàn, bài viết trên mạng, báo chí trong và ngoài nước. Phần nhiều những ý kiến ấy nếu không bị bóp méo bởi thành kiến, tuyên truyền chính trị thì cũng bị sai lệch vì thiếu những hiểu biết chuyên môn và cái nhìn tổng quát. Tôi bắt đầu thấm thía hai câu nói "không thầy đố mầy làm nên" và "học thầy không tầy học bạn". Ở hải ngoại tìm thầy học đã khó, tìm bạn để học lại càng khó hơn vì số bạn bè tôi biết có cơ hội, thời gian, và nhu cầu để học hỏi như tôi chỉ được một ít người. Cho dù vậy, học lẫn nhau chẳng khác nào thằng mù dẫn đường thằng đui.

Tại sao các chú, các bác tôi được biết lại đi tìm"

Ở tuổi 85, Gs Trần Ngọc Ninh vẫn phải cặm cụi với những đề án văn học và giáo dục của Viện Việt Học nhằm duy trì tiếng Việt, văn hóa dân tộc Việt cho thế hệ sau ở hải ngoại. Ông Nguyễn Phước Đáng với cặp kiếng lão, dáng đứng và giọng nói run run vẫn cố gắng nghiên cứu và trình bài một phương pháp dạy đánh vần và ghép chữ cho các thầy cô giáo trẻ sau này. Ông Đoàn Xuân với tác phẩm Về Nguồn mà ông gọi là "chiếc chìa khóa" mấy mươi năm vẫn lay hoay tìm người trẻ để trao lại với hy vọng là thế hệ sau sẽ tìm ra cánh cửa để mở khóa những phức tạp trong ý nghĩa các từ ghép được viết bằng quốc ngữ. Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng, cũng đã hơn 70, vừa trao địa chỉ, điện thư, điện thoại cho tôi vừa nói: "Cứ liên lạc với Bác, any time, any place, any language (Anh, Pháp, Việt), any topic." Ông chỉ muốn trao lại cho giới trẻ những gì mình biết được để thu hẹp lại khoảng trống giữa hai thế hệ.
Không chỉ những giáo sư tận tụy này, các nhà chính trị, bình luận gia lớn tuổi với nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về lịch sử chính trị, kinh tế thế giới lúc nào cũng rất vui vẻ và phấn khởi khi các bạn trẻ tìm đến và hỏi han về lịch sử Việt Nam. Bác Đỗ Quý Toàn đã từng thuyết giảng liên tục 3 giờ liền về các sự kiện nhân vật lịch sử VN từ 1900 đến 1975 cho một nhóm trẻ chúng tôi biết. Một vài người lớn tuổi tôi quen lại dùng các diễn đàn để giao du với các bạn trẻ và lúc nào cũng sẵn sàng trả lời những câu hỏi về nguồn gốc văn hóa chính trị trong lịch sử, những câu hỏi về Hán ngữ, thơ văn, v.v...

Tất cả đều cùng một nỗi lo chung, họ muốn nối lại nhịp cầu đã và đang bị đánh mất trước khi quá trễ. Họ là những người đang có một cái gì đó cần phải được trao lại. Công cuộc duy trì nền văn hóa Việt ở hải ngoại cùng với sự phấn đầu cho nhân quyền, dân chủ, tự do Việt Nam là hai chuyện đòi hỏi sự kiên trì và đóng góp của nhiều thế hệ. Một khi bờ bên kia biến mất thì nhịp cầu đánh mất sẽ không thể nào tìm lại. Không riêng gì đến người Việt ở hải ngoại, nền giáo dục quốc nội cũng đang phải đối đầu với nhiều vấn nạn. Việc duy trì những kiến thức về nguồn gốc, lịch sử văn hóa cũng là một nỗi lo cho các nhà giáo dục trong nước. Trong một xã hội bị kiểm soát chặt chẽ, kẻ chiến thắng vẫn là người toàn quyền viết sử. Tất nhiên là những gì bất lợi cho Đảng sẽ bị bóp méo hoặc ém nhẹm một thời gian dài qua sự kiểm duyệt của cán bộ giáo dục. Khi thế hệ trước ra đi và đem theo những hiểu biết của mình, tuổi trẻ VN ở hải ngoại phải đối đầu với những nhịp cầu bị hạn chế và bóp méo của quốc nội để tìm về nguồn cội. Đồng thời, họ cũng phải tìm hiểu lịch sử văn hóa Việt Nam qua cái nhìn của người ngoại quốc; một phương pháp mà tôi chẳng có chữ gì khác thích hợp để diễn tả hơn là "chở củi về rừng".

Lời kết

Bác sĩ Vọng có thể đúng lúc ban đầu khi ông nói với tôi: "Lỗi ở Bác!". Nhưng hiện tại thì lỗi không phải bởi riêng một thế hệ nào. Nếu có khả năng đi tìm lại nhịp cầu đánh mất mà không làm, đó mới là lỗi. Ý nghĩa câu nói "thành kiến gây chia rẽ" mãi mãi không thay đổi ở bất cứ trường hợp nào, thời đại nào, thế hệ nào. Khi có thể bắt đầu câu nói từ "tại tôi", thì chúng ta sẽ thấy được rằng ở hai thế hệ, có rất nhiều người đang lần mò tìm lại nhịp cầu đánh mất. Và khi thấy được rồi, việc đi tìm nhau sẽ không còn khó khăn.

Sau sự thành công với dự án "Nam Phong Tạp Chí" (4), Viện Việt Học vẫn còn các dự án khác muốn được trình bài đến tất cả. Tôi hy vọng là chung với những dự án đó, Viện Việt Học sẽ đảm nhiệm luôn trách nhiệm nối lại nhịp cầu bằng cách tạo phương tiện để hai thế hệ có một chỗ để tìm đến nhau. Và tôi cũng hy vọng là một bài viết nói về cái nhìn của một người trẻ sẽ được các bạn trẻ để ý đến. Nếu có khả năng, chúng ta hãy cùng nhau tìm lại cho chúng ta và cho con cái chúng ta. Câu hỏi "có lợi gì cho tôi"" hôm nay nếu chúng ta không trả lời được thì sau này chúng ta sẽ phải nhìn vào con cái và nói rằng: "Lỗi ở Bố!".

Phần B của Hội Nghị Quốc Tế về Tiếng Việt sẽ được tiếp tục trong hai ngày cuối tuần 7/7 và 7/8 với chủ đề: giảng dạy tiếng Việt. Nội dung chương trình có thể tìm thấy trên trang nhà của Viện Việt Học. Đây là một dịp để đến và nghe các giáo sư bàn thảo về những phương pháp dạy tiếng Việt cho thế hệ sau. Đây cũng là dịp để chúng ta góp ý kiến giúp họ nhận định đối tượng, nhận định nhu cầu của mình và con cái mình. Tôi xin mượn câu nói của Gs Trần Ngọc Ninh để kết thúc bài viết này: "Qua đối thoại, chúng ta mới có thể tìm ra chân lý." Hy vọng trên con đường tìm lại nhịp cầu đánh mất, các bạn trẻ sẽ đồng ý với tôi rằng biết và hiểu là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

7/3/07


Chú thích:

(1) Viện Việt Học - http://www.viethoc.org/

(2) Malayo-Polynesian. Xin tìm đọc thêm về ngôn ngữ của các sắc dân trong vùng này dưới phần "Astronesian Languages" trong Wikipedia (http://en.wikipedia.org/wiki/Austronesian_languages)

(3) Phụ tá cho dân biểu Adrian Dix, đại diện khu vực Vancouver-Kingsway, Canada.

(4) Nam Phong Tạp Chí toàn bộ đã được chuyển vào DVD. Có thể xem ở trên trang web của Viện Việt Học.

http://www.viethoc.org/index.php"module=pagemaster&PAGE_user_op=view_page&PAGE_id=101
"Để bảo tồn và tìm hiểu một số tài liệu về văn hoá của các thế hệ trước để lại, Viện Việt-Học với sự hợp tác của gia đình học giả Phạm Quỳnh (người đại diện là Ông Phạm Tuân, con trai út của học giả Phạm Quỳnh) sẽ chuyển bộ Nam-Phong Tạp-Chí (1917-1934) vào DVD và kính mời các quí vị học giả, nhà giáo dục, nho học tham dự vào công trình dịch thuật phần chữ nho của tạp chí này sang chữ abc." - VVH

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuộc bầu cử bất ngờ sắp tới của Đức, dự kiến diễn ra vào tháng Hai, sẽ mang đến một cơ hội quan trọng để đất nước thoát ra khỏi tình trạng khó khăn hiện tại và tăng cường về mặt an ninh. Nhưng nếu chính phủ tiếp theo muốn thành công, họ sẽ cần phải có một loại tinh thần lãnh đạo chính trị đạt hiệu quả và hành động đầy táo bạo mà vị tiền nhiệm không bao giờ có thể làm được
“Ở nước ta, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện… là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.” (Tuyên giáo, ngày 15/11/2024). Phát ngôn“huề vốn” của Tạp chí Tuyên giáo, cơ quan lý luận của đảng CSVN không lạ...
Người dân Mỹ đã lên tiếng: Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng. Sự trở lại này khiến nhiều người tuyệt vọng rằng ông ta có thể hành động theo những lời đe dọa trước đây là cắt giảm sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, để lại Âu châu tự giải quyết những thách thức về an ninh của mình. Những nỗi sợ hãi này không phải là vô căn cứ — lời lẽ trong chiến dịch tranh cử của Trump đã làm dấy lên những lo ngại chính đáng về mức cam kết của ông ta đối với nền an ninh của Âu châu—. Nhưng cuối cùng, để những điều này có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc vào chúng ta nhiều hơn là vào Trump.
Tám năm trước, buổi sáng sau đêm bầu cử 2016 là một buổi sáng ảm đạm. Nhà ga Pentagon Metro ở Washington DC vắng lạnh. Những toa tàu thưa thớt người. Bên trong đài phát thanh RFA lặng lẽ. Nhân viên các phòng ban đi ngang qua nhau với một nụ cười gượng gạo. Nhân viên của ngân hàng Chase gần đó cắm mặt vào máy tính để điền thông tin cho khách. Khi hỏi, “Anh có xem bầu cử đêm qua không?” Anh nhân viên da đen gật đầu, không trả lời. - “Anh không vui vì kết quả phải không?” - “Bà ấy đã thua,” anh rời mắt khỏi màn hình, nhìn sang và nói. Tám năm sau, không khí đó lặp lại, trong ngột ngạt nhiều hơn. Vì sự lạc quan của nhiều người Mỹ sáng suốt trong ba tháng qua là quá lớn. Có rất nhiều thứ để họ tin và hy vọng. Trước hết là họ tin nước Mỹ đã nhìn thấy và hiểu được mối nguy hiểm mà Trump đại diện.
Nếu bạn quan tâm về những gì mình viết trên facebook, blog, diễn đàn, trang nhà, email, vân vân, nên tự cảm nhận hiệu quả của viết lách và kể chuyện của bản thân như thế nào? Quá trình “Vận chuyển tường thuật” trong thế giới điện tử trực tuyến là một trong vấn đề xã hội và cá nhân đáng chú trọng.Kể chuyện thế kỷ 21 Những tiến bộ trong công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận kiến thức gián tiếp mà chúng ta mong muốn về thế giới (Greenfield 2015; Harris và Sanborn 2013). Kể chuyện trong thế kỷ 21 đã phát triển khi mọi người tìm ra những cách mới để ghi lại, chia sẻ và tiêu thụ các câu chuyện: trò chơi, trải nghiệm cá nhân hoặc tin tức chỉ là một số ví dụ (Lundby 2008). Ngày nay, công nghệ hiện đại đã kết hợp hình ảnh với âm thanh và văn bản, đồng thời trao cho mọi người khả năng trở thành người kể chuyện cá nhân và sử dụng môi trường điện tử cho mục đích riêng (Greenfield 2015). Trong cuộc sống bão hòa công nghệ (Lenhart và cộng sự 2015), việc trao đổi câu chuyện thường diễn ra thô
Donald Trump đã trở lại và ít ai nghiệm ra rằng đây là hệ quả từ mối nguy mà Andrei Dmitrievich Sakharov đã cảnh cáo từ hơn ba phần tư thế kỷ trước: sự mê hoặc của loại “ma túy” mang tên “văn hóa quần chúng” (mass culture) và sự lan truyền của những “mê thoại đại chúng” (mass myth) nhằm tạo dựng quyền lực cho những tên mỵ dân “tàn bạo và giảo quyệt”. Sakharov (1921-1989), Nobel Hòa Bình 1975, là cha đẻ của bom khinh khí Nga nhưng quay sang chống vũ khí này và, hơn thế nữa, còn là một nhân cách trí thức vĩ đại, một nhà đấu tranh nhân quyền dũng cảm, bị lưu đày trên quê hương mình dưới sự đàn áp của chính quyền cộng sản, từ năm 1968 đến năm 1986, khi Mikhail Gorbachev tiến hành cải tổ.
Trump thắng, hơn nửa nước Mỹ và hầu như cả thế giới ngỡ ngàng, không hiểu tại sao. Thực ra, mọi chuyện rất giản dị. Chỉ cần suy ngẫm, phân tích vài con số là hiểu ngay. Lần thắng đầu, ông Trump được khoảng 63 triệu phiếu, thua bà Hillary cỡ ba triệu. Lập tức đài Fox và truyền thông của Putin hợp lực biến ông thành lãnh tụ vĩ đại của đảng Cộng hòa. Và riêng ông, với thiên tư là nhà buôn có tài, ông có khả năng bắt trúng ngay nhu cầu của khách hàng, nên rất xứng đáng với những lời xưng tụng của Putin và Fox.
Ngày 31 tháng 10 vừa qua, RFA hân hoan thông báo: “Trại giam số 6 đồng ý mở cửa ‘chuồng cọp’, hai TNLT dừng tuyệt thực sau 21 ngày”. Danh từ “chuồng cọp” trong bản tin thượng dẫn khiến tôi nhớ đến một bài báo cũ (“Ký Ức Những Ngày Ở Địa Ngục Trần Gian”) xuất hiện trên báo Nhân Dân, hồi đầu năm, hôm 01/05/24.
Điều gì xảy ra khi bạn dùng một số tiền khổng lồ mua một nền tảng mạng xã hội, dẫn đến một nửa người dùng bỏ đi, các nhãn hàng dừng quảng cáo, cuối cùng là giá trị của nó thấp hơn 1/3 số tiền đã bỏ ra mua chỉ trong vòng một năm? Đó là bạn được giao lãnh đạo cơ quan mới trong chính quyền mới – tạm thời gọi là “Bộ Cải Tổ Chính Phủ (Department of Government Efficiency - DOGE)” Và khi Elon Musk có tên trong thành phần nội các mới của tổng thống tội phạm Donald Trump ở DOGE, thì một cuộc di tản lớn nhất mạng xã hội Twitter mà Musk đã mua với giá $44 billion vào năm 2022 cũng bắt đầu. Những cây viết công nghệ có cách ví von thú vị: Một vùng đất nhỏ xinh, trong lành, sạch sẽ bên cạnh chiếc du thuyền đang chìm, mà hầu hết du khách trên đó đều bị nhiễm norovirus. Vùng đất tị nạn đó là Bluesky.
Quan hệ Mỹ-Việt Nam trong nhiệm kỳ II của Tổng thống Cộng Hòa Donald Trump sẽ không có những thay đổi đặc biệt, nếu liên lạc giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh vẫn giữ nguyên trạng như thời Tổng thống Dân Chủ Joe Biden.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.