Hôm nay,  

G8-g20-toronto Thử Khả Năng Lãnh Đạo Thế Giới Của Mỹ

24/07/201000:00:00(Xem: 4272)

G8-G20-Toronto Thử Khả Năng Lãnh Đạo Thế Giới Của Mỹ                 

Đào Như
Trước bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang suy sụp, phải chăng Hoa kỳ hôm nay dưới sự lãnh đạo của Tổng thổng Barack Obama đang có quyết tâm định hình kinh tế quốc tế. Tại diễn đàn G20- Toronto, hôm 26-27 /6/10 Tổng thống Obama đã chủ động nêu lên những vấn đề quan hệ đến tình trạng kinh tế thế giới hiện tại để cùng các nhà lãnh đạo G-8, G-20 bàn luận về:
-  Biện pháp phục hồi kinh tế toàn cầu
- Cải cách luật lệ thương mại, tài chánh.
- Cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, giảm khí thải carbonic-Phát triển năng lượng sạch …
- An toàn năng lượng và trợ cấp năng lượng…
Tòan là những vấn đề có tính cách toàn cầu cần được giải quyết.
Tại Toronto, hôm 26/7,Tổng thống Obama phát biểu:
“Không phải quốc gia nào cũng đáp ứng cùng một cách như nhau để phục hồi kinh tế bền vững, nhưng tất cả các quốc gia sẽ có trách nhiệm cùng nhau tái quân bình kinh tế bằng những phương thức riêng của mình góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và dài hạn và hy vọng công dân của các quốc gia được quyền chia sẻ lợi ích”.
Nhìn về châu Á và một số quốc gia đang phát triển, Tổng thống Obama ghi nhận một số quốc gia có nền kinh tế lệ thuộc quá nhiều về xuất khẩu. Trong tình hình suy thoái hiện tại, mãi lực trên toàn thế giới xuống thắp, khó có thị trường có sức tiêu dùng như họ mong muốn. Dó đó tiến độ phục hồi kinh tế thế giới trở nên chậm. Trong dịp này Tổng thống Obama cảnh cáo tỷ giá hối đoái của các đồng tiền khác nhau một cách hợp lý cũng là điều cắp thiết cho sư tăng trưởng quân bình. Tỷ giá đồng Yuan và đồng Mỹ kim cần phải được theo dõi trong quá trình cả năm.
Ngày 16/6, 10 ngày trước Thượng đỉnh G20-Toronto, Tổng thống Obama, trong một bài diễn văn, đã cảnh báo nếu dị biệt về quan điểm phục hội kinh tế giữa các quốc gia gia tăng, điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho sự phục hồi kinh tế quốc tế.
hìn về châu Âu và các quốc gia đã và đang phát triển, Tổng thống Obama cảnh báo các quốc gia trong khối G-20, họ có thể gặp nguy cơ đối diện với suy thoái mới nếu họ vứt bỏ chương trình kích thích kinh tế quá sớm. Tại thượng đỉnh G-20, Toronto, Tổng thống Obama cũng thúc đẩy các nhà lãnh đạo hãy từ bỏ lệ cưỡng ép với khỏang thời gian áp đặt.(xiết trừ hay cưỡng chế tài sản để buộc phải trả nợ) thay thế vào đó là cho thi hành thỏa hiệp có đòi hỏi thời gian khi nào điều kiện kinh tế quốc gia cho phép. ‘Step away from imposing an arbitrary timeline for the implementation of new measures and has instead agreed to phase-in requirements agreement as and when national economic condition allow’.(1) Tổng thống Obama đề xuất điều khoản không nên từ bỏ gói kích cầu quá sớm và từ bỏ ‘lệ cưỡng ép tài sản với khỏang thời gian áp đặt’ đã thật sự cứu vớt các quốc gia của EU, giúp cho họ có cơ hội theo đuổi biện pháp kinh tế khắc khổ để xây lại niềm tin cho trị giá của đồng Euro trước hiểm họa công nợ của Hy Lạp. Ngay cả Chancellor Angela Merkel cũng phải phát biểu rằng việc đề xuất trên của TT Obama trong buổi họp thương đỉnh G-20 tại Toronto, thật cao xa hơn những gì bà dám ứớc vọng, đề xuất đó cứu giúp chúng ta giảm bớt thâm thủng ngân sách vào 2013 và cân bằng ngân sách dễ dàng kể từ năm 2016 “To be honest it was more than I expected, the G-20 non-binding pledge to halve budget deficits by 2013 and balance budget from 2016’. (2)


Tại Thượng đỉnh Toronto, hôm 26/6, Tổng thống Obama kêu gọi nên bỏ trợ giá việc tiêu thụ năng lượng hoá thạch vì việc này làm thế giới mất đi $558 tỷ Dollars năm 2008. Ấn độ và Mexico đã bỏ dần khỏang trợ giá này rất thành công và tăng cường phúc lợi cho giới có thu nhập thắp. Sau đó Tổng thống Obama kêu gọi các quốc gia phát triển và đang phát triển hãy phát tirển công nghệ năng lượng sạch để giảm bớt ô nhiễm môi sinh và cải thện sự biến đội khí hậu toàn cầu.  
    Một tuần lễ, trước khi đến tham dự thượng đỉnh G-20 Toronto, bộ trưởng Tài chánh Hoa kỳ, Timothy Geithner cũng bộc lô rằng thế giới hôm nay không thể phụ thưộc vào nền kinh tế Hoa kỳ để mà tăng trưởng nữa. Và ông đề nghị các nền kinh tế mạnh khác phải tăng nhiều hơn để cho nhân loại cùng hưởng lợi. Một cách gián tiếp Timothy Geithner cho là Hoa kỳ không còn đủ khả năng dẫn đầu máy tăng trưởng của thế giới nữa. Ông kêu gọi các quốc gia G-20 phải tập trung giải quyết cách thức của tăng trưởng và phục hồi niềm tin. Timothy Geithner đề nghị Mỹ và các quốc gia G-20 giảm công nợ đến mức quản lý được. Timothy Geithner cho rằng Âu châu và Hoa kỳ đi trên hai con đoùng khác nhau, hai vận tốc khác nhau để đến chung một mục đích. Do đó Hoa kỳ không thể đưa ra một giải pháp chấn hưng kinh tế cho Âu châu được. Timothy Geithner đã thẳng thắng nêu lên vấn đề này trong buổi họp thượng đỉnh G20 tại Toronto vừa rồi. Những điều phát biểu của Bộ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ đã hậu thuẫn mạnh mẽ những lời kêu gọi của Tổng thống Obama tại thượng đỉnh Toronto.
Vừa tự nhận mình không còn là đầu máy của tăng trưởng kinh tế thế giới, đồng thời Hoa kỳ cũng sẵn sàng kề vai lãnh đạo thế giới một lần nữa. Có phải chăng đó là một triết lý sâu sắc của Tổng thống Barack Obama kêu gọi mọi quốc gia trên thế giới hãy tích cực đóng góp phần mình trong việc phục hồi kinh tế toàn cầu. Chấn hưng kinh tế thế giới không phải chức năng và trách nhiệm của một số quốc gia phát triển, giàu có hay của riêng Hoa kỳ, mà là môt chức năng chung, môt nghĩa vụ quốc tế cho mọi quốc gia trên thế giới giàu cũng như nghèo./.   
Đào Như
Bác sĩ Đào Trong Thể
thetrongdao2000@yahoo.com
July 4th/2010
Oak park, Illinois USA
Chú thích về nguồn
(1)-(2): Do-little-G20 Summit Cheer Spared Bankers
http://news.yahoo.com/s/nm/canada_us_g20

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.