Hôm nay,  

Nhập Gia Tùy Tục

01/05/201000:00:00(Xem: 7857)

Nhập Gia Tùy Tục

Phó Tế Nguyễn Mạnh San, thuyết trình Ngày Luật Pháp và buổi Lễ Tuyên Thệ Nhập Tich tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, Oklahoma City.

Phó Tế Nguyễn Mạnh San
Mọi người đều biết Hoa Kỳ là một nước tạp chủng, được gọi là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, bao gồm đủ mọi sắc tộc trên thế giới đến đây sinh sống và lập nghiệp.
Có những người đến đây đầu tiên cách đây hơn 200 năm và liên tục theo chân những người đến đầu tiên này, cho đến nay, cứ mỗi năm lại có hàng chục ngàn người khắp trên thế giới đến đây lập nghiệp, tạo dựng thành nhiều cộng đồng mang sắc tộc khác nhau, có những cộng đồng lớn nhất thì cũng có những cộng đồng nhỏ nhất.
Để tránh cho vấn đề cộng đồng lớn có thể lấn áp cộng đồng nhỏ, mà người ta gọi là cá lớn nuốt cá bé, nên mọi công dân sinh sống trong quốc gia này đều được đối xử bình đẳng như nhau trước pháp luật và được hưởng mọi quyền lợi đồng đều trong xã hội, đúng theo luật pháp liên bang cũng như tiểu bang qui định; đồng thời mọi người dân đều phải triệt để tuân theo luật pháp hiện hành và Hội Luật Sư Đoàn Hoa Kỳ (The American Bar Association) đã thiết lập ra Ngày Luật pháp (Law Day) vào cuối năm 1950, mà đã được Quốc Hội Hoa Kỳ phê chuẩn và sau đó, đã được vị Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower chính thức công bố ngày 1 tháng 5 là Ngày Luật Pháp, để nhắc nhở cho người dân phải ý thức rằng: Pháp luật đóng vai trò tối thượng để lãnh đạo quốc gia và để duy trì trật tự an ninh xã hội, bao gồm những quyền hạn của cá nhân cũng như của các cơ cấu công quyền và nhũng nhiệm vụ của mọi người dân đối với đất nước, tạo nền tảng vững chắc cho sự sống chung hòa bình và sự thịnh vượng của tất cả các sắc dân, đã đem đến cho quốc gia này một nền văn hóa đa dạng và một nền văn minh nhất thế giới.
Cùng một ý nghĩa và mục đích của Ngày Luật Pháp vừa nêu ở trên, cũng vào thời điểm này trong tháng 5 năm 2009, Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ đã tổ chức mừng Ngày Luật Pháp nhập chung với buổi Lễ Tuyên Thệ Nhập Tịch cho 120 người, thuộc 42 quốc gia khác nhau trên thế giới và Tòa Án đã chỉ định tác giả bài viết này làm thuyết trình viên chính (key speaker) trong buổi Lễ. Nhân dịp đặc biệt này, thuyết trình viên có nêu lên một số phong tục, tập quán và văn hóa của một vài quốc gia làm tiêu biểu, trong đó có Việt-Nam, để quý vị mới nhập tịch nhận thấy rằng: Những phong tục, tập quán và nền văn hóa của mọi quốc gia đều có giá trị đặc thù của riêng quốc gia đó, mà chúng ta đã đem theo đến đây để hội nhập vào quốc gia này. Nhờ vậy, Hoa Kỳ đã được mệnh danh là một siêu cường quốc, đứng hàng đầu trên thế giới.Tuy nhiên sống trong một quốc gia tạp chủng Hoa Kỳ này, điều tiên quyết là mọi công dân cần nên lưu ý và tuân hành theo những luật lệ của quốc gia này, vì những luật lệ này, đã được Quốc Hội Hoa Kỳ và Quốc Hội của từng tiểu bang phê chuẩn và đã ký các văn bản để ban hành những đạo luật đó. Đành rằng có một số luật lệ tại quốc gia này, mà những người đến sau, đã tình nguyện chấp nhận nơi đây làm quê hương thứ hai của họ, như những quí vị vừa mới tuyên thệ nhập tịch, để trở thành công dân Hoa Kỳ, thì đôi khi không thích hợp hoặc đi ngược lại những tập tục cổ truyền và nền văn hóa của họ tại quê nhà. Nhưng mọi người cần nên nhớ lại câu Nhập Gia Tùy Tục, sống ở đâu phải nên hòa hợp với nếp sống mới ở đó, để tránh được những sự xung khắc với tập tục địa phương, có liên quan đến pháp lý, có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong tương lai.
Trong suốt hơn 30 năm liên tục được phục vụ trong ngành Tư Pháp tại Tòa Án Liên bang Hoa Kỳ, cộng thêm hơn 17 năm liên tục làm Tuyên Uý Trại Tù cho Tổng Giáo Phận Công Giáo Oklahoma City, thuyết trình viên đã có nhiều dịp mắt thấy tai nghe và trực tiếp được tiếp xúc với các bị cáo (Defendant) tại Tòa Án cũng như tại các trại tù, chúng tôi xin đơn cử 3 trường hợp điển hình, đã xảy ra có liên quan đến pháp lý, để mọi người cung nhau suy ngẫm như sau:
1. Đối với nhiều quốc gia Á Châu, hành động đánh đập hay giết mèo giết chó v.v…là những hành động rất thông thường, nhất là ngay cả hành động giết chó để ăn thịt, cũng  không có gì liên hệ đến pháp luật của những quốc gia đó. Ngược lại ở Hoa Kỳ, những hành động này đều bị coi là trọng tội (Felony) và bị truy tố ra Tòa về mặt hình sự (Criminal), vì đã có những hành động ác độc đối với thú vật (Cruelty to animals). Nếu có đủ chứng cớ bị kết tội, tùy theo luật lệ của từng tiểu bang, can phạm sẽ phải lãnh án tù ở, hoặc chỉ bị phạt vạ (Fine) với bản án treo (Probation) hay vừa lãnh tù ở cộng thêm với số tiền bị phạt vạ. Theo Đạo Luật số 21 Điều 1685 của Tiểu bang Oklahoma, nói về gây thương tích và có hành động độc ác với súc vật (Injuries to animals and cruelty to animals), như không cho súc vật ăn uống đầy đủ, không cho nó chỗ ở che nắng che mưa, đánh đập nó, giết chết nó, nếu có chứng cớ, đều bị truy tố ra tòa về tội hình sự và lãnh án tù ở không quá 5 năm, hoặc bị tạm giam không quá 1 năm, hoặc chỉ bị đóng tiền phạt vạ không quá $500 đồng. Cách đây ít lâu tại Oklahoma City cũng như tại Houston đã có hai trường hợp xảy ra, hai vị chủ nhà bị một con chó và một con mèo của nhà hàng xóm, chạy đến nhà mình quấy rầy nhiều lần, vì quá tức giận, hai vị chủ nhà này đã chạy đuổi theo nó và lấy gậy đánh cho nó chết nên cả hai người đã bị truy tố ra tòa xét xử, chờ tòa phán quyết bản án nặng hay nhẹ.
2. Ở một số nước Á Châu, hoặc nói riêng ở Việt-Nam, có những trường hợp Cha Mẹ dạy dỗ con cái một cách quá khắt khe, đôi khi có hành động đánh đập con cái, hay mắng chửi con cái một cách thậm tệ mỗi khi chúng không chịu vâng lời dạy bảo của Cha Mẹ, hoặc có những trường hợp vợ chồng cãi lộn với nhau, vì tức giận quá, người chồng dơ tay tát vào mặt vợ mình, nhưng không gây thương tích, hoặc nếu gây thương tích, thì được chở đến nhà thương để được săn sóc băng bó vết thương, rồi lại được chở về nhà. Những hành động như thế, đối với pháp luật của quốc gia đó, đều không bị truy tố ra tòa, cho dù có lời tố cáo của nạn nhân với chính quyền. Ngược lại tại Hoa Kỳ, nếu xảy ra những hành động đánh đập hay chửi rủa con cái như thế, Cha hay Mẹ sẽ bị truy tố về tội hành hạ thể xác cũng như về tinh thần của đứa trẻ (Child abuse) hay sẽ bị truy tố về tội bạo hành trong gia đình (Domestic violence) nếu có sự tố cáo của các nạn nhân. Cho dù đánh con hay đánh vợ, không gây thương tích trầm trọng cho nạn nhân, bị cáo vẫn bị truy tố ra tòa theo luật hình sự. 
Cách đây đã lâu, có một ông chồng trong cơn tức giận, đã dơ tay tát vợ, đứa con trai lớn trông thấy Bố tát Mẹ đã nhiều lần, nhưng lần này, em liền gọi điện thoại kêu cảnh sát tới, với ý định làm cho Bố mình sẽ phải sợ, không còn dám tát Mẹ em nữa. Nhung khi cảnh sát vào nhà, người cảnh sát hỏi ông ta xem chuyện gì đã xảy ra, thì ông ta bảo người con dịch câu nói tiếng Việt của ông sang tiếng Mỹ: Mày nói với cảnh sát, đây không phải là lần thứ nhất tao tát Mẹ mày, mà tao đã tát Mẹ mày rất nhiều lần rồi. Người con liền dịch nguyên văn lời của Bố em nói, ngay lập tức cảnh sát liền còng hai tay của ông, dẫn ông lên xe, chở ông về trại tạm giam, để chờ ngày ra tòa xét xử. Trước khi nội vụ được đưa ra tòa xét xử, ông nhất định khăng khăng nói là ông chỉ tát chứ không đánh vợ. Luật sư công (Public defender) của ông khuyên ông là hãy ký giấy nhận tội đi, để sẽ được nhận lãnh bản án khoan hồng 1 năm tù treo, vì đánh hay tát đều mang hành động như nhau và có khi tát còn nguy hiểm hơn đánh, tát có thể gây thương tích nghiêm trọng, làm cho hư mắt, có thể gây nguy hại cho trí nhớ hoặc có thể bị gãy răng. Sau khi nghe lời giải thích của vị luật sư, ông cảm thấy hữu lý nên đã ký giấy nhận tội để được lãnh án 1 năm tù treo. Trong trường hợp này, nếu ông đừng nói với cảnh sát là đã tát vợ nhiều lần và ông chỉ cần nói: Vợ chồng chúng tôi cãi nhau trong một lúc bất đồng ý kiến về một vấn đề, nhưng chúng tôi đã giải quyết vấn đề này với nhau xong rồi, thì chắc chắn 100% người cảnh sát sẽ chào ông ra về. Rốt cuộc chỉ vì một lời nói thành thật nhưng thiếu suy nghĩ của ông, đã làm ông phải nằm nghỉ mát 3 tuần lễ ở trong trại tạm giam, nhưng tuy thế, ông này vẫn còn được coi là rất may mắn, so sánh với một ông khác phạm tội say rượu lái xe (DUI), bị bắt tạm giam vào đây chỉ có 3 ngày 2 đêm, khi được thả ra về, gần như ông đi đứng không vững, vì ông này bị giam trong một xà lim cùng chung với 3 phạm nhân khác, 3 phạm nhân này thuộc loại đồng tính luyến ái (Homosexual), cả 2 đêm khuya ông đều bị 3 con yêu tinh này, lôi cổ ông ra quần thảo tơi bời hoa lá, ông kêu trời không thấu, vì canh khuya tới canh ba, vị cai tù (Jailer) còn đang hôn mê trong giấc điệp, đâu có nghe thấy tiếng kêu la cầu cứu của ông để đến can thiệp cho ông.


3. Cách đây nhiều năm, có một ông bị truy tố ra tòa về tội sờ mó con nít (Child molestation). Ông kể lại là chỉ muốn thực hành câu Nhập Gia Tùy Tục, để cho thích ứng đúng với tập tục, văn hóa của Hoa Kỳ, là nơi ông đang sinh sống như là một quê hương thứ hai của ông, đó là khi ông nhìn thấy những người Hoa Kỳ có tập tục ôm nhau (Hug), mỗi khi họ gặp mặt nhau, để chúc mừng nhau hoặc để tạm biệt nhau. Hơn thế nữa, ông còn nhìn thấy ở ngay trong các Nhà Thờ, mỗi khi vị Linh Mục yêu cầu các giáo dân đang tham dự Thánh Lễ, hay chúc bình an cho nhau, thì tất cả những giáo dân người Mỹ, gồm có vợ chồng, con cái hay bạn hữu thân thiết nhau, đều ôm nhau để tỏ dấu hiệu chúc bình an cho nhau, rồi nhìn lên trên bàn thờ, ngay cả các vị Linh Mục người Hoa Kỳ đồng tế Lễ, cũng ôm nhau để chúc bình an cho nhau, tạo nên cảnh tượng trông thật hữu tình dưới con mắt của người gốc Á Châu nói chung và của người Việt-Nam nói riêng. Thế là ông cũng muốn bắt chước tập tục này, nên mỗi lần ông gặp bạn bè thân hay không thân, già hay trẻ, lớn hay bé, đàn ông hay đàn bà, ông đều ôm hết, ôm tới một ngày đẹp trời, ông ôm luôn sự đau khổ triền miên vào lòng ông, để phải nằm nghỉ mát gần 6 tháng trong xà lim, cộng thêm với bản án tù treo 10 năm, về tội sờ mó con nít và ông không được phép cư ngụ gần bất cứ trường học nào hay bất cứ  nơi nào có trẻ em dưới tuổi vị thành niên và ngay cả con gái của ông, lúc đó mới 9 tuổi, cũng không được sống chung với ông nữa, mà Bộ Xã hội đưa con gái của ông trao cho Cha Mẹ nuôi (Foster parents) nuôi dưỡng, cho tới khi nó đủ 18 tuổi mới được quyền về chung sống với ông. Sở dĩ ông bị lãnh bản án này, là bạn học cùng lớp với con gái ông, đến nhà chơi với con gái ông sau giờ tan học, khi bé gái này chào từ giã ông ra về, ông dơ 2 cánh tay ra ôm em (Hug), chẳng may một bàn tay phải của ông chạm phải vùng cấm địa, bên ngoài quần của em đang mặc. Về tới nhà, em thuật lại sự việc xảy ra cho Mẹ của em nghe, Mẹ em liền kêu cảnh sát đến bắt ông, nên ông bị lãnh án như vừa mới kể trên đây.
Lại có một trường hợp khác xảy ra, cũng chỉ vì muốn nhập gia tùy tục như câu chuyện kể trên, muốn bắt chước ôm nhau theo đúng tập tục Hoa Kỳ mỗi khi gặp nhau, nên người vợ bị chồng mình nghi ngờ là mình có tư tình với Xếp (Supervisor) của chị ở trong hãng.Vào dịp đầu Xuân, hãng của chị có tổ chức bữa tiệc Mừng Xuân cho tất cả các nhân viên của hãng. Khi bữa tiệc chấm dứt, mọi người ra về, người Xếp của chị đứng ngay ở đầu cửa phòng tiệc, để ôm tạm biệt và để chúc mừng Năm Mới Hạnh Phúc cho mọi nhân viên. Vốn đã sẵn nghi ngờ vợ mình có tư tình với Xếp, chồng chị mượn cuốn băng video, do một nhân viên trong hãng, đã thu hình bữa tiệc ngày hôm đó về coi và coi xong, anh cho rằng ông Xếp của vợ mình đã ôm vợ mình lâu hơn ông ôm những nhân viên khác. Như vậy là hai người có dụng ý tư tình với nhau và anh sẽ đưa cuốn băng này cho một luật sư xem làm bằng chứng, để nhờ luật sư nạp đơn xin ly dị vợ ở tòa về tội ngoại tình. Nhưng sau khi anh đưa cho chúng tôi coi lại cuốn băng này, thì tôi bấm đồng hồ để cho anh thấy rõ, ông Xếp ôm nhiều nhân viên khác còn lâu hơn gấp hai lần ông ta ôm vợ anh. Thế là anh thông cảm và không còn dám nghi ngờ vợ mình nữa.
Nói tóm lại, có những tập tục ở Hoa Kỳ mà chúng ta nên hội nhập làm theo, vì sẽ có lợi về mặt tâm lý tình cảm trên phương diện giao tế. Thật vậy, ở Việt-Nam nói riêng, người ta chỉ mở miệng nói câu Cám Ơn (Thank You) để tỏ lòng biết ơn những điều quan trọng, to tát, đáng giá do người khác giúp đỡ hay làm ơn cho mình. Nhưng tại Hoa Kỳ như người ta thấy, có hàng trăm điều chẳng đáng giá gì, để phải nói câu cám ơn, mà họ vẫn mở miệng nói câu cám ơn nhau. Chẳng hạn người đi trước phải mở cửa để vào văn phòng, nơi mình làm việc, người đi đằng sau, cũng vào cùng một văn phòng làm việc với người đi trước và người đi sau phải nhớ nói câu cám ơn người đi trước, như là đã mở cửa dùm cho mình vào, nếu không nói, sẽ bị coi như là người bất lịch sự. Thành ra nhiều khi phải nói câu cám ơn tới mấy chục lần mỗi ngày, làm mỏi cả miệng, khô cả nước bọt. Có thế mới là người biết phép xã giao lịch sự và cũng chẳng mất mát gì cho bản thân, mà còn gây được cảm tình với nhau, thích ứng đúng với ý nghĩa câu nhập gia tùy tục. Còn như sự việc xảy ra trong câu chuyện thứ 3 trên đây, thì hành động ôm nhau tại đây, không cần thiết cho người ta phải hội nhập noi theo, vì cung cách cúi đầu chào hỏi nhau hoặc bắt tay thân thiện với nhau, nói riêng ở Việt-Nam, trông rất trịnh trọng lịch sự, mang ý nghĩa quí trọng nhau còn hơn hình thức ôm nhau rất nhiều. Hơn thế nữa, cũng cách chào hỏi nhau theo kiểu này còn tránh được vấn đề liên lụy đến pháp lý có thể xảy ra cho bất cứ một ai. Chẳng hạn những lúc vợ chồng cơm không lành canh không ngọt, nhìn thấy cảnh tượng chồng mình đang ôm vợ người ta hay vợ mình đang ôm chồng người ta, làm cho vợ chồng nghi ngờ nhau, đâm ra ghen tuông nhau, đưa đến tình trạng giận cá chém thớt, mình đứng ở giữa, tai bay vạ gió, bất thình lình có thể bị lãnh phải viên kẹo đồng, không biết từ đâu bay tới.  
Nên hiểu rằng không phải tất cả các phong tục tập quán nào cũng đều hay hết hoặc đều dở hết. Điều cần nhất là nên khách quan để nhận xét, nếu phong tục tập quán nào hay thì hãy nên hội nhập, còn nếu không hay thì nên tránh, miễn sao sự từ khước hội nhập phong tục tập quán đó, không vi phạm đến pháp luật tại nơi mình đang cư ngụ, thì chẳng có ai có quyền hạn để bắt người khác phải làm theo hoặc chẳng có ai có thể chê trách mình là không chịu làm theo người khác, trong khi điều mình làm, chẳng có gì làm phương hại đến người khác, mà có khi điều mình làm còn làm cho người khác kính mến mình thêm lên, nên vấn đề nhập gia tùy tục trong hoàn cảnh này không còn cần thiết. 
Căn cứ vào phong tục tập quán của người Hoa Kỳ, xuyên qua những vụ xử án từ cấp tiểu bang lên đến cấp liên bang, người ta nhận thấy có 4 loại ưu tiên trong đời sống xã hội hàng ngày: Ưu tiên thứ nhất là trẻ em, ưu tiên thứ hai là đàn bà, ưu tiên thứ ba súc vật nuôi trong nhà như chó mèo v.v…và ưu tiên cuối cùng mới đến đàn ông. Trên thực tế, người ta cho rằng sự nhận xét như thế, không phải xuất phát từ một thành kiến mơ hồ, hẹp hòi, thiếu xác thực, mà nếu ai ở đây càng lâu chừng nào thì càng thấy rõ chừng ấy. Vậy cố gắng hội nhập 4 ưu tiên này là một điều thượng sách, không còn phải sợ bị liên lụy đến pháp luật, là quê hương thứ hai của những người di dân đến đây, để được vui hưởng một đời sống hạnh phúc, dưới một chế độ truyền thống hoàn toàn Tự Do Dân Chủ đích thực cho toàn dân và mọi người được cư xử bình đẳng trước Pháp luật Hoa Kỳ.
Phó Tế Nguyễn Mạnh San

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.