Hôm nay,  

Quốc Hận Năm Thứ 35: Hãy Chụp Giùm Tôi

30/04/201000:00:00(Xem: 6542)

Quốc Hận Năm Thứ 35: Hãy Chụp Giùm Tôi

Trần Văn Lương

Lê Minh giới thiệu:  Tháng Tư đen gần kề, nhất là  sau 35 năm, cộng đồng  Việt tại hải ngoại khắp nơi đang sửa  soạn ngày  đau buồn của miền Nam Việt  Nam rơi vào tay Cộng Sản.  Ba mươi lăm năm qua, lòng người dân Việt vẫn  chưa nguôi. Trong số những người này có thi Sĩ Trần Văn Lương. Chưa một lần quay trở lại quê hương, nhưng Ông đã ghi lại phần lớn hiện thực  bộ mặt thật  quê  nhà trong những vần thơ dành riêng cho thời gian  đen tối trong lịch sử Nam Việt Nam. 
Trước khi  mời quí  vị  ngẫm nghĩ  về  30/4 qua vần thơ của Thi sĩ Trần Văn Lương, chúng  tôi hân hạnh đước giới  thiệu đôi hàng về  tác giả. 
Ông Trần Văn Lương tốt nghiệp cử nhân Văn Khoa ban Hán văn tại đại học Đà Lạt (VN) vào khoảng cuối thập niên 1960. Ông được mô tả là một trong số ít người tinh thông về Hán Văn còn sót lại trong thời đại chúng ta. Quí vị cũng cho thể thưởng  thức văn tài của người thi sĩ đa tài này trong bài khoản luận về “Mùa Thu Trong Văn Thơ Cổ Điển Trung Hoa”  trong trang nhà www.leminh.us:
          http://www.leminh.us/"p=39#more-39http://www.leminh.us/"p=41
Như chúng ta, Thi sĩ Trần Văn Lương  đến Hoa Kỳ tỵ nạn Cộng Sản từ 1975. Dù  tinh thông hán học và triết học, nhưng khi định cư  tại Quận Cam, ông đã theo đuổi ngành học thuần túy về khoa học tại Đại học Long Beach và tiếp tục học vấn đến cấp bằng tiến sĩ về khoa học. Hiện này ông  là một  trong những khoa học gia  xuất sắc của công ty Boeing tại Thành phố Anaheim. Xin mới quí vị độc giả thưởng thức vần thơ 30/4 của Tiến sĩ Trần  Văn Lương, cũng như  phần diễn dịch qua Anh Ngữ của nhà giáo Hoàng Đình Thắng, cử nhân Văn Chương Anh Văn của Đại Học Đà lạt năm 1968,  ông  cũng là bạn cùng phân khoa với thi sĩ  Lương. Hiện này ông Thắng đang dậy môn Văn Chương Anh cho một trường trung học tại   San Jose, California. Lê Minh.

Dạo:
Mây đêm kín lối quay về,
Ánh đèn sặc sỡ, biết quê chốn nào.

                      X
                    X  X

Đừng khoe tôi, hỡi người bạn tài hoa,
Những tấm ảnh mang ra từ địa ngục,
Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc,
Dù bao người vẫn tủi nhục xót xa.

Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà,
Mà bạn nghĩ đang trên đà "đổi mới",
Những thành thị xưa hiền như bông bưởi,
Nay bỗng dưng rã rượi nét giang hồ.

Đừng khoe tôi những cảnh tượng xô bồ,
Những trụy lạc giờ vô phương cứu chữa.
Đất nước đã từ lâu không khói lửa,
Sao rạc rài hơn cả thuở chiến chinh.

Đừng khoe tôi những yến tiệc linh đình,
Những phố xá ngập phồn vinh giả tạo,
Nơi thiểu số tung tiền như xác pháo,
Khi dân nghèo không muỗng cháo cầm hơi.

Đừng khoe tôi cảnh tụ họp ăn chơi,
Của những kẻ đã một thời chui nhủi,
Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi,
Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.

Đừng khoe tôi những con phố "bưng biền",
Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở,
Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ,
Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.

Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga,
Những dinh thự xa hoa nằm choán ngõ,
Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ,
Đang uốn mình theo gió đón hương bay.

Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay,
Thành phố đã chết từ ngày tháng đó,
Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.

Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang,
Đã được bạn tóm càn vô ống kính,
Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính,
Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.
                           x
                         x x
Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt,
Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết,
Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan.

Chụp giùm tôi đàn thiếu nữ Việt nam,
Thân trần trụi xếp hàng chờ được lựa,
Hay bầy trẻ mặt chưa phai mùi sữa,
Bị bán làm nô lệ ở phương xa.

Chụp giùm tôi đôi mắt mẹ, mắt cha,
Mà suối lệ chỉ còn là máu đỏ,
Khóc con cháu ra đi từ năm đó,
Biển dập vùi, đà tách ngõ u minh.

Chụp giùm tôi số phận những thương binh,
Đã vì nước quên mình trên chiến trận,
Mà giờ đây ôm hận,
Tấm thân tàn lận đận giữa phong ba.

Chụp giùm tôi hình ảnh những cụ già,
Bọn đầu nậu gom ra đường hành khất,
Để đêm đến, nộp hết tiền góp nhặt,
Đổi chén cơm dầm nước mắt nuôi thân.

Chụp giùm tôi xác chết những ngư dân,
Bị Tàu giết bao lần trên biển rộng,
Hay những chiếc quan tài chưa kịp đóng,
Chở cha, anh lao động Mã Lai về.

Chụp giùm tôi thảm cảnh những dân quê,
Chịu đánh đập chán chê dù vô tội,
Hay cảnh những anh hùng không uốn gối,
Gánh đọa đày trong ngục tối bao la.

Chụp giùm tôi mốc biên giới Việt Hoa,
Lấn vào đất của ông cha để lại,
Hay lãnh thổ cao nguyên còn hoang dại,
Lũ sài lang hèn nhát lạy dâng Tàu.

Chụp giùm tôi những nghĩa địa buồn đau,
Chúng tàn phá, chẳng còn đâu bia mộ.
Kẻ sống sót đã đành cam chịu khổ,
Người chết sao cũng khốn khó trăm đường.
                                   x
                                 x x
Hãy chụp giùm tôi hết những tang thương,
Hình ảnh thật một quê hương bất hạnh,
Nơi mà bạn, xưa đêm trường gió lạnh,
Đã căm hờn quyết mạnh dạn ra khơi.

Chiếc thuyền con, ca nước lã cầm hơi,
Mạng sống nhỏ đem phơi đầu sóng dữ.
Rồi tha phương lữ thứ,
Tháng năm dài, quá khứ cũng dần phai.

Lòng người chóng nguôi ngoai,
Tháng Tư đến, có mấy ai còn nhớ!
Trần Văn Lương
Cali, đầu mùa Quốc Hận, 2010


Bản Dịch: Hoàng Văn Thắng

Take These Pictures For Me, Please....
 
 
            You are a braggart, though you are talented,
            Show me the pictures that you took in hell
            Where you spent your time in leisure and entertainment
            While others live in misery and humiliation
 
            Please do not show me photographs of our homeland
            Which you think is on the way of modernization trend
            Old cities, full of grapefruit flowers, were so beautiful
            Now artificially pretty like the powdered faces of prostitues
 
            Do not show me pictures of places where patrons enjoyed themselves
            Where lustful acts were committed-beyond reform
            Our country was no longer at war
            Why nowadays it is so ravaged"
   
            No, do not show me pictures of parties and feasts
            And cities with fake facades of prosperity
            Where a small group of rich people spend money extravagantly
            And the majority of hand-to mouth people are starving


 
            Hide away pictures of restaurants and karaoke joints
            Where patrons were once illegal residents
            Looking for ways to illegally escape from the homeland
            They gave up everything, in the darkness of night
            Looking for ways to cross the oceans and borders
           
            Do not brag to me about new towns and cities
            And the patched-up advertisements and discolored front doors
            Also hotels with spendid neon lights
            Shamelessly designed just to lure far-away tourists
 
            Do not tell me more about magnificent temples
            Or villas and mansions which block the alleys
            Do not show me striped fabric of multicolor
            Flying to embrace coming perfume-carrying wind
       
            Leave them out of my sight the pictures of Hanoi
            This city has been dead since the day
            It put on  a coat of red banner
            Forcing millions to "emigrate" to the South
            
           Put them behind me the pictures of the rich
           Which you took without any second thought
           These are the pictures our enemies have been attempting
           To fool me and you, too, my friends

                                     X
                                   X  X
                            
          My dear friends, why did you not do me a favor
          Taking pictures of millions of poor Vietnamese souls
          Who half of a century have lived in anguish
          Their anger would not be diminished even after death
         
          Take a picture of a group of Vietnamese girls
          Who, in their naked body, stood in rows to be selected
          Or young preteen boys and girls being sold to be slaves in far-away lands
         
          Take a picture of the father's and mother's eyes
          Whose incessant tears now became blood
          As they cried for their children who had died at sea.
       
          Take a picture of the wounded soldiers and officers
          Who sacrificed themselves in battles
          Buried their vengeance now living a life of turmoil
         
          Take a picture of the old women
          Trained by hoodlums to do the street begging
          At the end of day, they would pour out all they had
          Into the pockets of these villains, leaving a meager earning for a day's food.

         Take a picture of the fishermen who died at the hands of Chinese
         Or the open coffins of Vietnamese laborers; fathers and brothers
         Waiting to be transported back home from Malaysia

         Take a picture of the simple peasants
         Though innocent, they endured the endless corporal punishment
         Or the brave heroes who refused to bend down, imprisoned in the dark cells
        
         Take a picture of the Chinese-Vietnamese border
         Where part of our fatherland is being trespassed
         Or the wild highland which the cowards signed off the unlimited lease to Chinese
        
         Take a picture of the cemeteries
         Where tombstones were destroyed or damaged, no identity can be found
         The living and the dead
         Suffer the same miserable fate

                       X       X
                            X

          Take a picture, please, aim your camera at the pains and the wounds
          The picture of a sorry homeland
          From this place, on a dark, cold night you set sail to escape
          In a small boat and with a glass of water to quench your thirst
          Confronting your little body and soul with the violent coming waves
          Then vanishing in all walks of life
          The past, though long, will soon be forgotten
           Humans, as foreseen, easy to forget the sorrows of the bygone days
           How many of us still keep in mind the memorable April"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.