Hôm nay,  

Trung Tâm Sử Liệu Austin Và Hội Vahf Triển Lãm: Đầy Màu Sắc Và Cảm Xúc Về Người Mỹ Gốc Việt Tại Austin

21/03/200900:00:00(Xem: 5782)

Trung Tâm Sử Liệu Austin và Hội VAHF Triển Lãm: Đầy Màu Sắc và Cảm Xúc Về Người Mỹ Gốc Việt Tại Austin
Triều Giang
Hình 1:

Dân biểu Hubert Võ ca ngợi Austin gìn giữ lịch sử và văn hoá người Mỹ gốc Việt. (Hình VAHF)

 
Hình 2:

Cô Hoàng Lan Anh, trái, hội VAHF, với Đại Đức Thích Phước Độ và các sư cô chùa Thiên Thai Đạo Tràng Austin. (Hình VAHF)


Hình 3:


 
Đức ông Nguyễn Anh Văn, trái, với một số giáo dân Nhà Thờ Các Thánh Tử Đạo VN. (Hình VAHF)
* Năm Dân biểu Texas và một Nghị Viên Austin tham dự
* "Một hành trình ngoài sức tưởng tượng"
* VAHF vinh danh hai Nhân Vật VAHF 2009 
"Cuộc triển lãm với tầm cỡ đầu tiên "
"Trong đời làm Giám mục của tôi, tôi đã có cái may mắn gần gũi và làm việc hàng nhiều chục năm với những người Mỹ gốc Việt. Tôi chưa từng thấy một sắc dân nào phải trải qua nhiều nỗi thống khổ và thiếu may mắn nhưng lại có thể vượt qua tất cả để trở thành những người hữu ích và đóng góp thật nhiều vào đất nước của chúng ta. Tôi thật hãnh diện và chân thành chúc mừng những thành quả của người Mỹ gốc Việt. Cuộc triển lãm hôm nay sẽ giới thiệu tới quý vị quá trình chiến thắng gian nan của những công dân can đảm của chúng ta."
Đó là những lời mở đầu của bài diễn văn ngắn nhưng đầy cảm động của Đức Giám mục John Mc Cathy thuộc giáo phận Công giáo Austin, Texas trong Lễ Khai mạc cuộc triển lãm "Từ Việt Nam Tới Austin: Xây Dựng Lại Cộng Đồng" vào lúc 3 giờ chiều ngày 7 tháng 3 vừa qua tại Trung Tâm Sử Liệu Austin, số 810 Guadalupe, thuộc thành phố Austin, Texas, trước một cử tọa khoảng trên 400 quan khách gổm 5 vị Dân biểu Texas: Hubert Võ, Donna Howard, Elliot Naishtat, Eddie Rodriguez, Dianna Maldonado, nghị viên Laura Morrison, Chánh án Kenneth Vitucci, Đức ông Nguyễn Anh Văn, Đại Đức Thích Phước Độ, cùng nhiều đại diện các cộng đồng Á châu, các hội đoàn Việt Mỹ, các nhà giáo dục, cùng quan khách Việt Mỹ.
Ông Mike Miller, Giám đốc Trung Tâm Sử Liệu Austin trước đó cũng đã phát biểu:
"Đây là cuộc triển lãm đầu tiên trên nước Mỹ của một trung tâm sử liệu về cộng đồng người Mỹ gốc Việt, Riêng với Trung Tâm Sử Liệu Austin, thì đây là một cuộc triển lãm có tầm cỡ lớn nhất từ trước đến nay của trung tâm mà chúng tôi rất hân hạnh đưọc giới thiệu tới quý vị."
"Một hành trình ngoài sức tưởng tượng và Chương sử mới cho lịch sử Hoa Kỳ"
Nghị viên Laura Morrison, đại diện cho thị trưởng Will Wynn đã trao một tuyên ngôn (Proclamation) của thành phố gồm hai bản, một bản cho cô Esther Chung, đại diện Trung Tâm Sử Liệu Austin, và một bản cho bà Nancy Bùi, đại diện cho hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) là hai tổ chức đã hợp tác làm việc hơn một năm qua để hoàn thành cuộc triển lãm. Trong bản tuyên ngôn với triện vàng của thành phố, thị trưởng Will Wynn đã tuyên bố:
"Đây là cuộc triển lãm đầu tiên về cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Austin gồm những hình ảnh, tài liệu lịch sử lồng vào những câu chuyện của những cá nhân đã phải chịu đựng trước khi đi đến chiến thắng hoàn cảnh đã nói lên được hành trình ngoài sức tưởng tượng (incredible) của người Mỹ gốc Việt cũng như cách họ đã đến và nhận thành phố của chúng ta như gia đình mới của họ" 
Bà Nancy Bùi trong bài diễn văn đáp từ đã cám ơn chính quyền thành phố. Các tổ chức phi chính phủ như Caritas, Catholic Charities, United Way,..đã giúp người Việt trong 34 năm qua . Cộng đồng người Việt tại Austin từ vài chục người nay đã trưởng thành về cả con số đến những thành tích và đóng góp vào sự phát triển của thành phố. Bà cũng cho biết hội VAHF được thành lập 5 năm qua để sưu tầm và ghi nhận về nỗ lực của người Mỹ gốc Việt. Hội cũng đã hợp tác với các trường đại học và trung tâm giáo dục để cổ súy cho việc bắt đầu cho chương sử mới của lịch sử Hoa kỳ; chương sử về Người Mỹ Gốc Việt.
Bà kêu gọi sự tiếp tục ủng hộ của chính quyền thành phố và tất cả mọi người trong công việc quan trọng này.
Một lịch sử nát tan có từ ngàn xưa
Phòng triển lãm bao gồm hai phòng. Khi bước vào phòng chính cửa quay về đường số 9. khách đã nhìn thấy một phóng ảnh vĩ đại, cao 7 bộ, dài 9 bộ Anh. Hình của ông Phong Nguyễn và 4 cháu nội đang đùa giỡn, vui cười. Bức hình biểu tượng cho hạnh phúc vào cuối đời, một "happy ending" của một thuyền nhân có gia đình từng bị chia lià vì thời cuộc. Ông Phong vượt biên đến Mỹ năm 1980 với hai người con trai lớn, để lại vợ là bà Thơ Nguyễn cùng 3 người con trai nhỏ. Ông Phong bảo lãnh cho vợ con sang Mỹ năm 1990. Nỗi khổ đau trong 10 năm ly tán đã được ghi lại trên hàng trăm bức thư tình của ông bà Phong Thơ. Một số những bức thư này đã được dịch sang tiếng Anh và được trưng bày bên cạnh những tấm hình của ông Phong và 2 con trai lớn tại trại tị nạn. Hình của bà Thơ và 3 người con nhỏ, đứa út còn ẵm trên tay đã nói lên được nỗi thống khổ của thuyền nhân không chỉ có sóng gió và hải tặc, mà còn bao gồm niềm đau cắt ruột của sự chia lià.
Trong một hộp kính kế bên với tiêu đề "Người Tù Bất Khuất" trưng bày thật Mỹ thuật những tác phẩm của hoạ sĩ Nguyễn Tiên bao gồm những bức tranh ngựa phi, những mẫu máy bay tí hon, những bức tranh trên hạt gạo, trên sợi tóc đã được người họa sĩ bất khuất này sáng tác trong 6 năm tù trong nhà tù Cộng Sản. Bên cạnh những hình ảnh và hiện vật là những bảng ghi chú được in bằng chữ lớn nói lên chế độ lao tù đầy tính cách thù hằn và phi nhân của nhà tù Cộng sản.
Nếu khách bước vào cửa phụ xoay về đường Guadalupe, trong hộp kính gắn vào bức tường phía bên phải, một tấm hình của nhóm thanh thiếu niên Việt đang sinh hoạt trong trại hè "Lên Đường" của hội Văn Hoá Khoa Học đã được tổ chức tại Austin để biểu tượng cho sự trẻ trung và đầy nhiệt huyết của cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở đây. Tường phía bên trái là hình cao 7 bộ, dài 5 bộ Anh của Quan Án Sát tỉnh Hà Đông Nguyễn Hữu Khoan, nói lên cộng đồng trẻ Mỹ gốc Việt đã có một lịch sử lâu đời.
Dọc theo hai bên tường của phòng phụ, có trên 20 tấn bảng lớn cao 10 bộ và rộng 4 bộ Anh. Mỗi bộ được mang những tiêu đề khác nhau: Tấm bảng với tựa đề "Một Lịch sử nát tan"  (A Shattered History) ghi những trang đầu về lịch sử Việt Nam đã có từ trên 4,000 năm về trước nhưng dân Việt Nam luôn phài chống trả với nạn ngoại xâm từ phương bắc. Rồi cuộc chiếm đóng hơn 80 năm của người Pháp và rồi cuộc chiến 21 năm gây cho trên 58,000 người Mỹ tử trận, trên 1.9 triệu lính Việt Nam của hai miền nam bắc Việt nam chết và khiến 14 triệu người Việt lâm vào cảnh không nhà, không cửa. Sau khi chiến tranh chấm dứt, hàng triệu người miền Nam Việt Nam bị tù đày. Trên một triệu người bỏ nước ra đi bằng thuyền, 60% đã chết trên đường đi,…
"Trân Quý Nguồn Gốc" và "Xây Dựng Tương Lai"
Rồi sau đó là những bảng triển lãm mang các tiêu đề như: "Bỏ Lại Tất Cả" (Leaving it All Behind);  "Nổi trôi" (A Drift) để  nói lên những hi sinh, hành trình tìm tự do nguy hiểm và  gian nan cũng như một tương lai vô định ban đầu của người Việt tị nạn. Rồi bảng  mang tên " Học để sống trở lại"  (Learning To Live Again) nói lên những khó khăn và bỡ ngỡ trước cuộc sống mới. Bảng "Tìm một hướng đi" (Finding A Way) nói lên những trăn trở và lựa chọn. Bảng "Làm việc chăm chỉ với mộng lớn" (Hard Work, Big Dream) , nói về những cố gắng và những thành công. Bảng "Một quê hương mới để yêu thương" ( New Country To Love) với hình ảnh của Tommy Trần, một người lính Mỹ gốc Việt trẻ Hải quân vừa về từ Iraq và sắp đi Afghanistan. Hình của cựu Trung Úy Bác sĩ quân y quân lực VNCH Trần văn Đức, sau trở thành Thiếu tá Y sĩ cho Bộ Binh Hoa Kỳ. Theo ông, ông muốn phục vụ cho quân đội Hoa kỳ là  "để cám ơn đất nước đã bao dung tôi và gia đình tôi."


Một tấm bảng khác với tiêu đề "Trân Quý Nguồn Gốc" ( Cherrished Identity) và một hộp kính trưng bày những tài liệu hình ảnh nói về những nỗ lực của hội VAHF trong 5 năm qua trong việc bảo tồn lịch sử và văn hoá người Mỹ gốc Việt. Hình ảnh của chuyến đi Guam, bộ sưu tập của hội tại Việt Nam Center tại Lubbock, những cuộc triển lãm khắp nơi, những buổi gây quỹ, và những sinh hoạt khác. Một tấm bảng khác có tiêu đề "Xây Dựng Tương Lai" (Cultivating A Future) trưng bầy hình của các học sinh trường tiểu học Summit đang cắm cúi làm bài hay sinh hoạt.  Summit là nơi có chương trình Song Ngữ Việt Anh cho học sinh người Mỹ gốc Việt.
Cả hai phòng chính và phụ của Trung Tâm Sử Liệu Austin còn trưng bày đầy những hình ảnh của những cá nhân, tôn giáo, hội đoàn, và những trang sử chính thức đầu tiên về người Mỹ gốc Việt tại Austin. Những trang sử nói về nguồn gốc, những nỗ lực và những đóng góp vào sự phát triển của thành phố. Cái hay và công trình của cuộc triển lãm không chỉ là những hình ảnh, di vật được trưng bày, mà chính là những trang sử đầu tiên của người Mỹ gốc Việt ở đây, đã được nhân viên của Trung Tân Sử Liệu và hội viên hội VAHF phối hợp sưu tầm, ghi chép và cô đọng lại. Người xem cần có thì giờ để đọc hết những trang sử đầu tiên này mới thấy hết cái hay và thấm thía của cuộc triển lãm.
Vinh Danh hai nhân vật của VAHF 2009
Sau một màn múa lân thật ngoạn mục và dễ thương gây thích thú cho quan khách của trên 30 học sinh tí hon của trường Summit do cô Thuỷ Nguyễn và thầy Robert Phạm điều khiển, hai người điều khiển chương trình của buổi lễ là Luật sư Vinh Trần, phó hội trưởng đặc trách ngoại giao và cô Michele Thùy Dương Trần, hội viên hội VAHF sau đó đã mời hai nhân vật được hội bầu là Nhân vật của VAHF 2009 là ông Đào Nhật Tiến, một nhân sĩ có công trong việc giúp đỡ đồng hương ổn định cuộc sống mới cũng như sáng lập và tham gia những sinh hoạt cộng đồng và hội đoàn, khai sáng nhật báo Việt Khmer Lào từ năm 1975 là tiền thân của báo Tiếng Việt hiện còn lưu hành làm phương tiện thông tin và liên kết của người Việt. Ông Đào Nhật Tiến vì lý do sức khoẻ không tham dự được đã nhờ trưởng nữ là cô Đào thị Bích Thuỷ lên nhận thay.
Nhân vật thứ hai được vinh danh Nhân vật của VAHF 2009 là Tiến sĩ Trần thị Chất Thiệt, sáng lập viên của chương trình Song ngữ tại quận học chánh Austin từ năm 1983. Chương trình này nhằm giúp các học sinh Việt Nam giỏi tiếng Anh nhưng vẫn giữ được tiếng Việt và văn hóa Việt Nam trong nhà trường Mỹ. Trên 26 năm, chương trình Song Ngữ đã đào tạo nhiều ngàn học sinh Việt Nam thành công trong học vấn nhưng vẫn giữ được tiếng Việt cũng như văn hoá Việt.
Hội VAHF sau đó đã tặng ông Thị Trưởng Will Wynn tấm plaque nói lên lòng tri ân của hội trong việc chính quyền thành phố đã nhìn nhận và hỗ trợ cho việc gìn giữ và phổ biến những trang sử liệu quý báu của người Mỹ gốc Việt, Nghị viên Laura Morrison đã nhận tấm plaque thay thế cho ông Thị trưởng. Hội VAHF sau đó cũng đã tặng plaque tri ơn cho ông Mike Miller, giám đốc Trung Tâm Sử Liệu Austin, Cô Esther Chung, liên lạc viên cộng đồng, Ông Steve Schwolert, chuyên viên triển lãm, cô Grace McEvoy, nhiếp ảnh viên và ông Thụy Phan, chủ tịch cộng đồng người Việt VACAT tại Austin cho những đóng góp của họ trong cuộc triển lãm.
Buổi Lễ Khai mạc được kết thúc bằng bài diễn văn ngắn nhưng đầy ý nghiã của Dân biểu Hubert Võ. Ông ca tụng sáng kiến và sức làm việc cuả người Mỹ gốc Việt tại Austin để  cộng đồng mỗi ngày mỗi thăng tiến. Đặc biệt là các hội viên trong hội VAHF đã hy sinh nhiều về thời gian và công sức cho việc bảo tồn và phát huy lịch sử và văn hoá người Mỹ gốc Việt ngày càng đi sâu vào cộng đồng chính và trở thành một phần quan trọng của cộng đồng nước Mỹ nói chung nhằm tạo những bước đi vững vàng cho thế hệ trẻ qua sự hiểu biết và hãnh diện về nguồn gốc của mình. Sau buổi lễ Khai mạc, cuộc triển lãm sẽ còn được trưng bày tới ngày 17 tháng 7, 2009. Tất cả nhửng tài liệu thu thập được về lịch sử và văn hoá người Mỹ gốc Việt sẽ được lưu trữ tại Trung Tâm Sử Liệu Austin mãi mãi cho những người muốn tìm hiểu và các thế hệ mai sau được học hỏi, tra cứu.
Suy nghĩ và cảm tưỏng của khách tham dự
Người viết xin ghi nhận phát biểu cảm tưởng của một số khách tham dự đã để lại trong cuốn lưu niệm để kết thúc bài tường trình này:
"Chúng tôi thật vui sưóng và hãnh diện được tham dự cuộc triển lãm công phu và đầy ý nghiã này. Chúng tôi sẽ về Houston và tường trình lại để cộng đồng Houston có thể học hỏi và làm công việc gìn giữ lịch sử của người Việt tại Houston". Bác sĩ Trần văn Thuận, Phó chủ tịch Cộng đồng Người Việt tại Houston, một khách danh dự của buổi triển lãm.
"Tôi nghĩ rằng cuộc triển lãm đầy lý thú và có tính cách giáo dục với thật nhiều những thông tin chưa từng có". Bà Diana Gonzalez.
"Chúc mừng cuộc triển lãm tuyệt đẹp về truyền thống người Mỹ gốc Việt  tại Austin! Thật là vui khi có dịp làm việc với người Mỹ gốc Việt ở Austin trong mấy năm qua và tôi mong mỏi sẽ được tiếp tục làm việc để gìn giữ, phổ biến, và biểu dương lịch sử tuyệt vời của người Mỹ gốc Việt trong những cuộc triển lãm tới". Tiến sĩ Suzy Seriff, giáo sư Sử học tại Đại học Texas. 
" Là một người tị nạn, tôi thật cảm động khi thấy những câu chuyện trong cuộc triển lãm và những hành trình của họ đã đến đây và lập lại cuộc sống ở đây được ghi chép và trưng bày một cách trang trọng". Ông Kein Penndrige.
" Tôi rất vui sướng khi thấy Trung Tâm Sử Liệu Austin đưa bộ sưu tập về người Mỹ gốc Việt vào kho tàng sử liệu Austin. Tôi là người Mỹ gốc Trung Hoa và cũng là cựu chiến binh Việt Nam. Tôi đã từng có mặt tại vịnh Cam Ranh, Phan Thiết năm 1968 và 1970". Ông Harol W. Leung, một cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại VN.
"Là một người lãnh đạo của thế hệ trẻ gốc Á Châu, tôi thật cảm động và vui sướng khi được học hỏi về lịch sử và nguồn gốc của đất nước Mỹ, một quốc gia được xây dựng trên nỗ lực của những người di cư. Xin cám ơn tất cả những người đã thực hiện cuộc triển lãm này." Jason Wang, sinh viên Đại học Texas.
" Tôi rất lấy làm hãnh diện và thán phục việc làm của hội VAHF". Ông Mai Nhơn Trần, chủ tịch hội Người Việt Cao Niên Austin.
"Cuộc triển lãm thật tuyệt vời đã soi sáng cho người xem. Tôi xin được chúc mừng tất cả những người đã thực hiện nên nó. Xin tiếp tục công trình tốt đẹp và thật quan trọng này". Dân biều Texas, Elliott Naishtat.
 " Chân thành cám ơn người Việt tại Austin đã cho tôi cơ hội để hiểu biết về quý vị và văn hóa phong phú của quý vị. Chắc chắn chúng ta phải tổ chức nhiều hơn nữa những sinh hoạt như thế này". Cô Vik Doddi.
"Thật là tuyệt vời để bổ túc những trang sử về ngưòi Mỹ gốc Việt Austin vào Trung Tâm Sử Liệu Austin để thế hệ con cháu của chúng ta đươc biết về lịch sử và những sự cống hiến của người Mỹ gốc Việt. Cuộc triển lãm thật đẹp, những câu chuyện kể thật tuyệt vời, tiệc tiếp tân thật tuyệt và những chiếc áo dài của các cô đẹp như trong truyện thần tiên.". ông Brian Shutz.
Mọi liên lạc với hội VAHF, xin gửi điện thư về: info@vietnameseamerican.org. Wesite: www.vietnameseamerican.org. Hoặc điện thoại số (512) 844-9417. Hoặc thư về địa chỉ: VAHF, PO Box 29534. Austin, TX. 78755.
Triều Giang
Tháng 3/2009

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.