Hôm nay,  

Ông Nguyễn Tấn Dũng ‘Đối Thoại’ Với Dân?

2/9/200700:00:00(View: 12953)

Ông Nguyễn Tấn Dũng ‘Đối Thoại’ Với Dân"

Theo tin tức phổ biến từ hảng truyền thông quốc tế BBC, “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam sẽ dành hai giờ để đối thoại với người dân qua mạng internet vào ngày 9 tháng 2 tới đây. Buổi đối thoại sẽ diễn ra trên trang web của Chính phủ trong khi hai trang web khác tham gia lấy ý kiến của người dân cho cuộc đối thoại là website của Đảng Cộng sản và Báo Điện tử VietnamNet. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên Tập của VietnamNet nói rằng đây là cuộc đối thoại trực tuyến có quy mô lớn nhất từ trước tới nay và kể cả người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam cũng có thể đặt câu hỏi.”

Nếu đúng như vậy thì đây là một dấu hiệu đáng chú ý, và có thể là đáng khích lệ, dù rằng mọi người không tránh khỏi nghi ngờ đây chỉ là một màn kịch thu nhỏ, trên một sân khấu mới, của cái kiểu góp ý trước Đại hội X vừa qua.

Đáng chú ý vì lần đầu tiên trong lịch sử nước CHXHCNVN, người lãnh đạo cao nhất của bộ máy nhà nước chấp nhận đối thoại với dân.

Có thể là đáng khích lệ vì sự kiện này cho nhân dân và các đoàn thể đối lập một cơ hội mới để chính thức đặt ra một số vấn đề với nhà nước Việt Nam.

Về việc đối thoại với dân, ông Nguyễn tấn Dũng sẽ lập nên một sự kiện chưa từng thấy trong lịch sử. Ở các nước dân chủ tiền tiến, việc ghi nhận phản ảnh, nguyện vọng của dân được luật pháp trao phó cho thành phần đại biểu các cấp, từ Hội đồng Thành phố cho đến, Dân biểu, Nghị sĩ Tiểu bang và Liên Bang, v.v… Những đại diện dân cử này sẽ tổng hợp các ý kiến tiêu biểu nhất và đạo đạt lên cơ quan chức năng liên hệ, kể cả Quốc hội và các cơ quan Hành pháp. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, vấn đề được đặt ra trực tiếp với người lãnh đạo quốc gia. Và tất nhiên, bất cứ lúc nào và trong bất cứ trường hợp nào, các cơ quan truyền thông đều có quyền tự do để nêu lên vấn đề trước công luận và đặt vấn đề trực tiếp với các cơ quan chức năng liên hệ. Cơ chế xã hội mang tính đối trọng này đặt các cơ quan Nhà Nước vào vị trí phải thực thi nghiêm chỉnh chức năng của mình, hoặc sẽ bị chế tài, bất tín nhiệm, kể cả việc bị truy tố trước pháp luật.

Do đó, việc ông Nguyễn tấn Dũng có nhã ý dành hai giờ đồng hồ để trao đổi với nhân dân là đáng hoan nghênh, nhưng đúng ra, ông nên làm khác đi.

Trước nhất, ông nên ra lệnh cho các Hội đồng Nhân dân, Uỷ Ban Nhân dân và Đại biểu Quốc hội nghiêm túc đón dân, ghi nhận phản ảnh của người dân, và tích cực đạo đạt nguyện vọng của nhân dân lên thành phần lãnh đạo các cơ quan chức năng. Ông đồng thời cũng nên ra lệnh cho các cơ quan nhà nước phải nghiêm túc báo cáo đến ông những điều họ ghi nhận được. Từ đó, ông sẽ có sự giải quyết hoặc chánh sách thích hợp.

Một nơi quan trọng khác mà ông cũng cần quan tâm đặc biệt là các cơ quan Thanh tra Nhà nước. Ông chỉ cần cho nhân viên điều tra một cách nghiêm túc hàng trăm ngàn đơn khiếu kiện, tố cáo do dân oan gửi lên và đang bị ém nhẹm để có hướng giải quyết cụ thể, thì ông đã có thể trở thành một ”Bao Công thời đại”. Điều cần phải nói ngay là ông đừng hứa suông và để dân oan thất vọng như trường hợp ông Trung tướng Công an Nguyễn Việt Thành.

Làm được hai điều đó là ông Thủ Tướng sẽ hiểu được phần nào hiện tình đời sống và nguyện vọng của nhân dân. Còn nếu như chỉ “chat” trên mạng, thì ông sẽ chỉ nhìn nghe thấy được rất ít phản ảnh, vì đại đa số hộ dân ở trong nước không có máy vi tính hay điều kiện lên mạng. Đó là chưa kể người dân vẫn còn lo ngại là sự góp ý thật tình về những sai lầm, tội ác của chính quyền địa phương có thể sẽ dẫn họ đến tai họa bởi sự trù dập của đám tham quan.

Thời nào cũng vậy, chế độ nào cũng vậy, thành phần lãnh đạo có chủ trương lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân đều đáng hoan nghênh. Điều quan trọng là phải thực tâm và phải thực hiện đúng cách.

Với bối cảnh xã hội hiện nay, nếu nhà nước Việt Nam muốn thực thi đúng đắn vai trò “Nhà Nước của dân, do dân và vì dân” thì những người lãnh đạo phải nhanh chóng cải cách thật rốt ráo các chánh sách đối nội. Trong đó, đề nghị ông hãy mạnh dạn thúc đẩy việc dân chủ hoá xã hội, để làm nền tảng cho việc dân chủ hoá bộ máy nhà nước.

Việc dân chủ hoá xã hội tất nhiên vô cùng khó khăn và tế nhị, song đó là quy trình không thể tránh được để một xã hội có thể phát triển bình thường như các nước tiên tiến khác trên thế giới. Nếu nhà nước Việt Nam thực sự tôn trọng dân chủ, ít nhất là theo tinh thần các điều khoản đã được quy định trong bản Hiến pháp hiện hành, thì những người lãnh đạo nhà nước cần phải mạnh dạn thúc đẩy việc thực thi tinh thần dân chủ. Một vấn đề cốt lõi của việc thực thi dân chủ trong việc điều hành quốc gia là nhà nước phải chấp nhận sự hiện diện và ý kiến xây dựng đất nước của các nhân sĩ và đoàn thể đối lập, cũng như ý kiến của các cơ quan truyền thông, báo chí ở trong và ngoài nước. Đảng CS không thể tiếp tục dùng lý do “ổn định chính trị” để duy trì sự độc quyền lãnh đạo quốc gia. Sự ổn định chánh trị không thể đồng nghĩa với sự độc tài toàn trị. Các nước văn minh tiến tiến mà Việt Nam đang muốn làm bạn đều đã có xã hội đa nguyên và cơ chế đa đảng nhưng đất nước họ vẫn ổn định; không những thế họ còn phát triển vô cùng tốt đẹp. Thế thì không có lý do gì mà Việt Nam lại là một ngoại lệ.

Nếu ông Nguyễn tấn Dũng và những người lãnh đạo hiện nay lắng nghe các tiếng nói đối lập ở cả trong và ngoài nước, để thực tâm cải tạo bộ máy nhà nước, từ cơ cấu đến chánh sách, thì đất nước Việt Nam sẽ thực sự sớm có ổn định chánh trị. Sự ổn định của bộ máy nhà nước chỉ có thể được nhìn nhận khi xã hội được thực sự dân chủ, tự do và nước Việt Nam không bị các cơ quan nhân quyền quốc tế liệt vào các danh sách vi phạm nhân quyền.

Muốn “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”, nhà nước phải lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân, và phải tôn trọng vai trò, ý kiến, đề nghị của những nhân sĩ và đoàn thể đối lập. Thực tế tới đây sẽ chứng minh thiện chí và khả năng lãnh đạo của ông Nguyễn tấn Dũng.

(Trích Tập san Hoa-Mai #10 -- http://www.hoamai.org/Media/TSHM/dvd_TapSan_10.htm).

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chưa bao giờ Tết nhất ở Việt Nam lại có nhiều tham nhũng cùng vui Tết với người dân như măm Nhân Dần 2022 khiến Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng phải than: “Vì sao chúng ta chống tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt như thế nhưng những người thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực không thấy xấu hổ mà vẫn trơ ra đó?”
✱ AsiaWE Center: “6 nước họp vào tháng 2.2022 để thảo luận về tranh chấp ... Trung quốc là kẻ gây ra xáo trộn ở Biển Đông" ✱ Dept of State: “...nghiên cứu này là cơ sở rất quan trọng để từ đó bạn bè và đồng minh bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông” ✱ Hãng tin Anh Reuters: Việc Trung Quốc tiếp quản vùng đất rộng 20 cây số vuông khiến nhiều người Lào đã lo lắng bị đuổi khỏi nơi cư ngụ. ✱ Báo Pháp Courrier International: chúng tôi đã có rất nhiều bạn bè (TQ) ở đó. Chúng tôi có thể kiếm tiền ở đó và giúp làm cho Lào giống Trung Quốc hơn. ✱ Radio Pháp RFI: Đã có hiện tượng Lào bị « mất » chủ quyền tại một số « nhượng địa » cho Trung Quốc khai thác.
"Không ai muốn thấy chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng hoạt động của lực lượng dân quân biển đôi bên đang nhen nhúm ngòi thuốc nổ ở Biển Đông". Qua các nguồn thông tin từ nhiều phía khác nhau, tác giả Phạm Trần đưa ra nhận dịnh về một cuộc chiến có thể bùng nổ tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam. Việt Báo trân trọng giới thiệu. Chuyện này có vẻ khó tin vì lãnh đạo hai nước vẫn tiếp tục cam kết bảo vệ mối giao hảo truyền thống giữa hai dân tộc được phía Việt Nam đề cao “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, sau 72 năm hai nước bang giao (18/01/1950 – 18/01/2022).
Với tình hình tại biên giới hai quốc gia Nga-Ukraine mỗi ngày mỗi khẩn trương, câu hỏi hiển nhiên nảy ra trong suy nghĩ mọi người là liệu thế chiến III sẽ xảy ra? Tác giả Đào Văn Bình đưa ra nhận định và bình luận trong bài viết súc tích sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✻ Ủy hội MRC: Sinh kế của hàng triệu con người phụ thuộc vào sông Mê Kông. ✻ Stimson.Org (Mỹ): Giám sát các đập của Trung Quốc trên sông Mê Kông. ✻ Global Times, TQ: Các đập của Trung Quốc không phải là nguyên nhân gây ra mực nước sông Mekong xuống thấp. ✻ Hãng tin Qatar, Al Jazeera: Phóng viên đến hiện trường khảo sát đã chứng minh ngược lại với lý lẽ nêu trên của Trung Quốc. ✻ Al Jazeera: Thế hệ của tôi, biết bơi trước khi biết đi... trước đây đã kiếm ăn từ những con sông này, nhưng giờ sông chết, lúa teo tóp. ✻ Ủy Hội Mekong kêu gọi hợp tác quản lý nước tốt hơn khi hạn hán vẫn tiếp diễn.
20/1/2022 đánh dấu một năm kỷ niệm ngày Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ. Nhân dịp này, báo chí phương Tây đồng loạt nhìn lại thành quả chấp chính với các quan điểm chung, được tác giả Đỗ Kim Thêm tuyển dịch và tóm lược trong bài viết sau.
Thông tin từ Việt Nam thống nhất hai vấn đề đảng CSVN phải đối phó trong năm 2022, đó là: “Kinh tế sẽ lâm nguy nếu không kiểm soát được dịch bệnh” và “phải xây dựng, chỉnh đốn đảng mạnh hơn để tồn tại”. -- Tác giả Phạm Trần phân tích và bình luận về viễn ảnh kinh tế & chính trị quốc gia Việt Nam trong những ngày sắp tới. Việt Báo trân trọng iới thiệu.
✱ Reuters: Ngũ Nhãn trao đổi thông tin tuyệt mật về các hoạt động đối ngoại của Trung Quốc với các quốc gia đồng minh khác - xây dựng một liên minh rộng lớn hơn để phối hợp cùng đối phó với Trung Quốc. ✱ Hoa Nam SCMP-HK: Bắc Kinh cho rằng Mỹ đang dẫn đầu trong nỗ lực kiềm chế sự trỗi dậy của Trung quốc. ✱ SCMP:... cảnh báo 5 cường quốc phụ thuộc vào 831 mặt hàng chiến lược của Trung Quốc, liên quan đến các ngành như truyền thông, năng lượng, hệ thống giao thông và công nghệ thông tin ✱ Hội đồng RIAC nước Nga: Ngũ Nhãn đang phải đối phó với các mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc - TQ hiện là cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới ✱ CNBC: Trung Quốc phải mất ít nhất 50 năm nữa mới theo kịp Mỹ
Karzakhstan là một đất nước còn non trẻ, gìành độc lập từ năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ. Với diện tích 2 triệu 7 cây số vuông và hơn 19 triệu dân, Karzakhstan giàu tài nguyên khoáng sản như dầu hoả, khí đốt và đá hiếm và kinh tế phát triển với nhiều đầu tư của Mỹ, Thụy Sĩ, Hà Lan và nhiều nước khác của Liên Âu. -- Tác giả Đỗ Kim Thêm tổng hỡp những thông tin và bình luận về những biến động mới đây tại thủ đô quốc gia này, tường trình nơi đây cùng quý độc giả. Việt Báo trân trọng mời đọc.
Tác giả Đỗ Kim Thêm lược qua những biến cố trọng đại xảy ra trên thế giới trong năm 2021 và dự báo những diễn biến có tầm cỡ có tầm ảnh hưởng quốc tế trong năm 2022. Việt Báo mời đọc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.