Hôm nay,  

Ông Nguyễn Tấn Dũng ‘Đối Thoại’ Với Dân?

2/9/200700:00:00(View: 12950)

Ông Nguyễn Tấn Dũng ‘Đối Thoại’ Với Dân"

Theo tin tức phổ biến từ hảng truyền thông quốc tế BBC, “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam sẽ dành hai giờ để đối thoại với người dân qua mạng internet vào ngày 9 tháng 2 tới đây. Buổi đối thoại sẽ diễn ra trên trang web của Chính phủ trong khi hai trang web khác tham gia lấy ý kiến của người dân cho cuộc đối thoại là website của Đảng Cộng sản và Báo Điện tử VietnamNet. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên Tập của VietnamNet nói rằng đây là cuộc đối thoại trực tuyến có quy mô lớn nhất từ trước tới nay và kể cả người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam cũng có thể đặt câu hỏi.”

Nếu đúng như vậy thì đây là một dấu hiệu đáng chú ý, và có thể là đáng khích lệ, dù rằng mọi người không tránh khỏi nghi ngờ đây chỉ là một màn kịch thu nhỏ, trên một sân khấu mới, của cái kiểu góp ý trước Đại hội X vừa qua.

Đáng chú ý vì lần đầu tiên trong lịch sử nước CHXHCNVN, người lãnh đạo cao nhất của bộ máy nhà nước chấp nhận đối thoại với dân.

Có thể là đáng khích lệ vì sự kiện này cho nhân dân và các đoàn thể đối lập một cơ hội mới để chính thức đặt ra một số vấn đề với nhà nước Việt Nam.

Về việc đối thoại với dân, ông Nguyễn tấn Dũng sẽ lập nên một sự kiện chưa từng thấy trong lịch sử. Ở các nước dân chủ tiền tiến, việc ghi nhận phản ảnh, nguyện vọng của dân được luật pháp trao phó cho thành phần đại biểu các cấp, từ Hội đồng Thành phố cho đến, Dân biểu, Nghị sĩ Tiểu bang và Liên Bang, v.v… Những đại diện dân cử này sẽ tổng hợp các ý kiến tiêu biểu nhất và đạo đạt lên cơ quan chức năng liên hệ, kể cả Quốc hội và các cơ quan Hành pháp. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, vấn đề được đặt ra trực tiếp với người lãnh đạo quốc gia. Và tất nhiên, bất cứ lúc nào và trong bất cứ trường hợp nào, các cơ quan truyền thông đều có quyền tự do để nêu lên vấn đề trước công luận và đặt vấn đề trực tiếp với các cơ quan chức năng liên hệ. Cơ chế xã hội mang tính đối trọng này đặt các cơ quan Nhà Nước vào vị trí phải thực thi nghiêm chỉnh chức năng của mình, hoặc sẽ bị chế tài, bất tín nhiệm, kể cả việc bị truy tố trước pháp luật.

Do đó, việc ông Nguyễn tấn Dũng có nhã ý dành hai giờ đồng hồ để trao đổi với nhân dân là đáng hoan nghênh, nhưng đúng ra, ông nên làm khác đi.

Trước nhất, ông nên ra lệnh cho các Hội đồng Nhân dân, Uỷ Ban Nhân dân và Đại biểu Quốc hội nghiêm túc đón dân, ghi nhận phản ảnh của người dân, và tích cực đạo đạt nguyện vọng của nhân dân lên thành phần lãnh đạo các cơ quan chức năng. Ông đồng thời cũng nên ra lệnh cho các cơ quan nhà nước phải nghiêm túc báo cáo đến ông những điều họ ghi nhận được. Từ đó, ông sẽ có sự giải quyết hoặc chánh sách thích hợp.

Một nơi quan trọng khác mà ông cũng cần quan tâm đặc biệt là các cơ quan Thanh tra Nhà nước. Ông chỉ cần cho nhân viên điều tra một cách nghiêm túc hàng trăm ngàn đơn khiếu kiện, tố cáo do dân oan gửi lên và đang bị ém nhẹm để có hướng giải quyết cụ thể, thì ông đã có thể trở thành một ”Bao Công thời đại”. Điều cần phải nói ngay là ông đừng hứa suông và để dân oan thất vọng như trường hợp ông Trung tướng Công an Nguyễn Việt Thành.

Làm được hai điều đó là ông Thủ Tướng sẽ hiểu được phần nào hiện tình đời sống và nguyện vọng của nhân dân. Còn nếu như chỉ “chat” trên mạng, thì ông sẽ chỉ nhìn nghe thấy được rất ít phản ảnh, vì đại đa số hộ dân ở trong nước không có máy vi tính hay điều kiện lên mạng. Đó là chưa kể người dân vẫn còn lo ngại là sự góp ý thật tình về những sai lầm, tội ác của chính quyền địa phương có thể sẽ dẫn họ đến tai họa bởi sự trù dập của đám tham quan.

Thời nào cũng vậy, chế độ nào cũng vậy, thành phần lãnh đạo có chủ trương lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân đều đáng hoan nghênh. Điều quan trọng là phải thực tâm và phải thực hiện đúng cách.

Với bối cảnh xã hội hiện nay, nếu nhà nước Việt Nam muốn thực thi đúng đắn vai trò “Nhà Nước của dân, do dân và vì dân” thì những người lãnh đạo phải nhanh chóng cải cách thật rốt ráo các chánh sách đối nội. Trong đó, đề nghị ông hãy mạnh dạn thúc đẩy việc dân chủ hoá xã hội, để làm nền tảng cho việc dân chủ hoá bộ máy nhà nước.

Việc dân chủ hoá xã hội tất nhiên vô cùng khó khăn và tế nhị, song đó là quy trình không thể tránh được để một xã hội có thể phát triển bình thường như các nước tiên tiến khác trên thế giới. Nếu nhà nước Việt Nam thực sự tôn trọng dân chủ, ít nhất là theo tinh thần các điều khoản đã được quy định trong bản Hiến pháp hiện hành, thì những người lãnh đạo nhà nước cần phải mạnh dạn thúc đẩy việc thực thi tinh thần dân chủ. Một vấn đề cốt lõi của việc thực thi dân chủ trong việc điều hành quốc gia là nhà nước phải chấp nhận sự hiện diện và ý kiến xây dựng đất nước của các nhân sĩ và đoàn thể đối lập, cũng như ý kiến của các cơ quan truyền thông, báo chí ở trong và ngoài nước. Đảng CS không thể tiếp tục dùng lý do “ổn định chính trị” để duy trì sự độc quyền lãnh đạo quốc gia. Sự ổn định chánh trị không thể đồng nghĩa với sự độc tài toàn trị. Các nước văn minh tiến tiến mà Việt Nam đang muốn làm bạn đều đã có xã hội đa nguyên và cơ chế đa đảng nhưng đất nước họ vẫn ổn định; không những thế họ còn phát triển vô cùng tốt đẹp. Thế thì không có lý do gì mà Việt Nam lại là một ngoại lệ.

Nếu ông Nguyễn tấn Dũng và những người lãnh đạo hiện nay lắng nghe các tiếng nói đối lập ở cả trong và ngoài nước, để thực tâm cải tạo bộ máy nhà nước, từ cơ cấu đến chánh sách, thì đất nước Việt Nam sẽ thực sự sớm có ổn định chánh trị. Sự ổn định của bộ máy nhà nước chỉ có thể được nhìn nhận khi xã hội được thực sự dân chủ, tự do và nước Việt Nam không bị các cơ quan nhân quyền quốc tế liệt vào các danh sách vi phạm nhân quyền.

Muốn “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”, nhà nước phải lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân, và phải tôn trọng vai trò, ý kiến, đề nghị của những nhân sĩ và đoàn thể đối lập. Thực tế tới đây sẽ chứng minh thiện chí và khả năng lãnh đạo của ông Nguyễn tấn Dũng.

(Trích Tập san Hoa-Mai #10 -- http://www.hoamai.org/Media/TSHM/dvd_TapSan_10.htm).

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Việt Nam và Trung Cộng đang tố cáo lẫn nhau dùng “dân quân biển” để gia tăng các hoạt động lấn chiếm chủ quyền ở Biển Đông, nhưng có bên nào chuẩn bị chiến tranh không? Tình hình lắng dịu đầu năm 2022 là bằng chứng không bên nào muốn ra tay trước. Nhưng nếu Trung Cộng tấn công Việt Nam ở Trường Sa để chiếm trọn vùng biển còn lại, sau khi đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 thì liệu Việt Nam có giữ được Biển Đông không? -- Tác giả Phạm Trần đưa ra những chứng liệu để phân định cán cân lực lượng giữa hai quốc gia trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Việt Báo trân trọng mời đọc.
Không phải là một ngẫu nhiên khi Trung Quốc và Nga đang cùng lúc leo thang quân sự. Trong khi Nga đổ quân ồ ạt dọc biên giới Ukraine thì Trung Quốc tăng cường vi phạm không phận Đài Loan: đôi bên cấu kết để cùng lúc gây ra các cuộc khủng hoảng khu vực, một cuộc chiến chống lại phương Tây đang hình thành. -- Một bài bình luận của Giáo sư Joachim Krause, giám đốc Viện Chính sách An ninh tại Đại học Kiel, Cộng Hòa Liên bang Đức, Thục Quyên chuyển ngữ.
Tranh chấp tại Biển Đông với Trung Quốc khiến 6 nước ASEAN liên minh tìm biện pháp đối phó. ✱ East Asia Forum: Bắc Kinh phá hoại Biển Đông ✱ EAF Forum: Malaysia quyết tâm khai thác năng lượng ngoài khơi bất chấp áp lực ngày càng tăng từ phía Bắc Kinh ✱ CSIS Center: Các hệ thống tên lửa EXTRA của Việt Nam có khả năng tấn công tất cả các căn cứ của Trung Quốc ở Trường Sa ✱ Mỹ tặng tàu tuần tra cho Việt Nam để tăng cường an ninh hàng hải ✱ Chathamhouse Org: 6 nước trong khu vực Biển Đông hình thành Liên minh mới tìm cách đối phó với Trung Quốc. ✱ ABC News AUS.: Liên minh AUKUS, gồm Úc, Anh và Mỹ, cho phép Hoa Kỳ điều động Thủy quân lục chiến quân số "lớn hơn, đa dạng hơn, tham vọng hơn".
Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa (NNPQXHCN) là một khái niệm chỉ có tại Việt Nam sau ngày Đổi Mới năm 1986 và cho đến nay vẫn còn gây nhiều tranh luận về nội dung và dịch thuật trong khi tinh thần thượng tôn luật pháp là một thuật ngữ được phổ biến sâu rộng tại miền Nam trước năm 1975 và không có liên hệ đến nhà nước pháp quyền.
Trung Quốc đóng vai trò gì trong cuộc xung đột Ukraine? Putin và Tập gặp nhau khi khai mạc Thế vận hội ở Bắc Kinh. Sự ủng hộ của Trung Quốc đối với lợi ích của Nga có ý nghĩa gì đối với tình hình ở biên giới Ukraine? Trong bối cảnh căng thẳng của họ với Mỹ, Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn.
Sáu nước thuộc khối ASEAN họp riêng tìm biện pháp đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông. ✱ SCMP: Phó TT Philippines mô tả sự hiện diện của Trung Quốc ở vùng biển Philippines là "mối đe dọa nghiêm trọng nhất" kể từ thế chiến thứ hai ✱ RFI: Ấn Độ cung cấp tên lửa cho Philippines để tăng cường khả năng phòng thủ, còn giúp New Delhi thực hiện một công đôi việc ✱ VOA: lực lượng dân quân biển của Việt Nam ở Biển Đông ... tổng số 3.000 người hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa, 10.000 người khác vận hành các tàu đánh cá có vũ trang ngoài khơi miền Nam Việt Nam ✱ RFA: BT Ngoại Giao Phi: Bắc Kinh hiện “không nhắc đến 'đường 9 đoạn” mà họ gọi là “Tứ Sa”, yêu sách này "thậm chí nguy hiểm hơn" yêu sách cũ ✱ Reuters: Bộ trưởng An ninh Indonesia tuyên bố công khai rằng Indonesia sẽ "không bao giờ đầu hàng Trung quốc dù một tấc nào" tại Biển Đông.
"... Liệu có ai còn khờ khạo tin rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ, lãnh đạo nhân dân Việt Nam đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử, to lớn hơn nữa, để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, hay đảng này đang tàn lụi dần vì đã quá già và chậm tiến?" -- Tác giả Phạm Trần tiếp tục nêu lên những thất bại của Đảng CSVN, đi ngược lại nguyện vọng của người dân, xa rời hiện thực trong việc cai trị, để tin tưởng rằng tương lai của đảng này không còn bao lâu nữa. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ Sau 45 năm tồn tại, ASEAN lần đầu tiên không ra được thông cáo chung vì Campuchia.✱ Tuyên bố của Philippines cho biết sự chia rẽ làm giảm sút mục tiêu của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp như một khối ✱ "Không còn Campuchia": Tiền Trung Quốc đang thay đổi Sihanoukville ✱ Campuchia phá hủy cơ sở do Mỹ xây dựng tại căn cứ hải quân Ream ✱ Mỹ kêu gọi Campuchia giải thích kế hoạch xây dựng căn cứ Hải quân Ream.
"Xa rời hiện thực cuộc sống, Nhân Dân tết Nhâm Dần 2022 là tờ báo nhạt nhẽo và rất vô chính trị. Càng vô chính trị nghiêm trọng khi báo Nhân Dân đưa lên trang báo tết Nhâm Dần 2022 như ghi nhận, như biểu dương một can phạm hàng đầu trong vụ gian dối cấp quốc gia lưu hành 'kit' giả Việt Á, bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. -- Đó là nhận định của tác giả Phạm Đình Trọng -- nhà báo và cũng là nhà phản biện tiếng tăm trong nước -- về những cái loa của Đảng và nhà nước CSVN: VTV, Nhân Dân Nhật Báo... Việt Báo trân trọng mời đọc.
Những ngày đầu năm Nhâm Dần, truyền thông Việt ngữ và cộng đồng mạng đã chia sẻ lời chúc Tết năm mới của Tân Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là Marc E. Knapper. Đã từng sống và làm việc tại Việt Nam, cũng như là tân đại sứ đến Việt Nam chỉ vài ngày trước Tết, Đại Sứ Knapper chúc Tết người dân Việt Nam là một nghi thức ngoại giao thông thường. Điều quan trọng hơn là cần tìm hiểu thêm về người thay mặt chính phủ Hoa Kỳ và đứng đầu cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ tại Việt Nam là ai, quan điểm như thế nào để từ đó có thể ít nhiều hiểu thêm về chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam trong thời gian tới ra sao.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.