Hôm nay,  

Bầu Cử Tại Trung Quốc

20/06/201100:00:00(Xem: 9728)

Bầu Cử Tại Trung Quốc

Nguyễn Xuân Nghĩa

Vi trùng vi bác đang thấm vào chế độ...

Lãnh đạo Bắc Kinh khéo bày ra khái niệm "dân chủ từ cơ sở" để biện minh cho việc đảng Cộng sản xây dựng chủ nghĩa xã hội với màu sắc Trung Hoa. Nhưng người dân có ý thức dân chủ lại biết nương theo đó mà tiến hành đấu tranh, theo phương thức của họ. Vì vậy, dù có đầy trí trá quyền biến, đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn bị lúng túng, là điều ta nên tìm hiểu....
Trung Quốc có khoảng một tỷ 350 triệu dân, và ra vẻ dân chủ, xứ này cũng có bầu cử. Trong mùa bầu cử này, khoảng 900 triệu cử tri sẽ bỏ phiếu bầu đại diện cho 2.000 huyện và 30.000 "hương trấn". Chúng ta đừng nên bi quan coi thường chuyện này mà nên nghĩ đến quy luật... "lộng giả thành chân".
Trong hệ thống hành chánh Trung Quốc "hương" là đơn vị thấp nhất do một người đứng đầu là "hương trưởng", tương tự như "xã trưởng" của nước ta thời xưa, nhưng thực sự lãnh đạo đơn vị là một bí thư chi bộ đảng. Mà hoạt động hành chánh của một hương chỉ thu hẹp vào một ủy ban lo việc sinh đẻ, gọi là kế hoạch hoá gia đình, do một ủy viên phụ trách ("kế hoạch sinh sản ủy viên hội"). Ý dân vì vậy thâu tóm vào hai người là hương trưởng và ủy viên đẻ đái. Còn lại là thẩm quyền của bí thư chi bộ.
Cao hơn cấp hương vì đông dân hơn thì có các "trấn", mà ta gọi không sai là thị trấn.
Và nội cái tên đó cũng nói lên đặc tính chiến tranh loạn lạc của xứ này: trấn nhậm, trấn giữ và trấn áp là chức năng nguyên thủy! Một hương có thể có đến một vạn dân, đông hơn thì lập ra trấn, một thị xã nhỏ, chung quanh có nhiều làng xã sống bằng nghề nông. Con số hương trấn ở bên ngoài được biết thì ở khoảng gần 50 ngàn, nhưng khó ai đếm được cho đúng, kể cả người trong cuộc là các đảng viên lo việc đoàn ngũ hóa nhân dân!
Ở cấp thứ ba thì có gần ba ngàn "huyện", kể cả 117 "huyện tự trị" trong các khu vực sinh sống của dân thiểu số. Lãnh đạo một huyện là viên huyện ủy của đảng, "cầm quyền" là một huyện trưởng, thường thì cũng là một đảng viên hoặc do huyện ủy kiêm nhiệm. Trong các thành phố thuộc thẩm quyền quản lý của Trung ương thì các huyện được gọi là "quận", không khác gì hệ thống tổ chức của Việt Nam ngày nay.
Mà viết vậy là sai rồi: hệ thống tổ chức của Việt Nam ngày nay không khác gì hệ thống của Trung Quốc!
Bây giờ, cái đảng anh minh tại Trung Quốc cho dân chúng đi bầu người đại diện từ cấp thấp nhất trở lên - xây dựng dân chủ từ cơ sở là vậy. Và từ mùng bảy Tháng Năm vừa qua cho đến hết năm 2012, Trung Quốc có mùa bầu cử tại 2.000 huyện và khoảng 30.000 hương trấn. Từ cuộc bầu cử này, người dân chọn ra đại diện từ cấp dưới, nhưng cũng từ các đại diện này, họ sẽ chọn ra đại biểu trong Quốc hội Nhân dân, cơ chế tối cao gọi là "lập pháp" của quốc gia.
Luật bầu cử của Trung Quốc quy định là đảng đề cử ra ứng cử viên cấp cơ sở, nhưng vì nguyên tắc xây dựng dân chủ nên từ năm 1988, đảng cho phép các đoàn thể quần chúng nhân dân đề nghị ứng cử viên độc lập. Đoàn thể này có thể là một đảng chính trị - trên nguyên tắc thì có đấy! - hay nhà thương, trường học và cả các doanh nghiệp. Thể thức này gọi là "bình bầu tập thể".
Qua hai kỳ bầu cử trước (2003 và 2007), theo ước lượng chính thức của chính quyền thì ba phần tư các ứng viên là những người do tập thể đề cử, theo đúng lời tuyên truyền của đảng. Nhưng mọi sự vẫn nằm trong khả năng quản lý của đảng. Đó là cho tới nay thôi.
Chỉ vì xã hội đã chuyển động và gây vấn đề cho cái vòng kiềm toả mà đảng đặt ra.
Trong mùa bầu cử này, số "ứng cử viên độc lập" đã gia tăng mạnh và nhiều người còn đòi ứng cử vào Quốc hội theo quy chế độc lập đó. Hôm mùng tám Tháng Sáu vừa qua, một viên chức thuộc Ủy ban Chính trị Pháp lý trong Thường vụ Quốc hội lên tiếng đả kích hiện tượng này là "bất hợp pháp" và vì truyền hình cùng báo chí quốc doanh có loan tải lời than đó nên ta mới chú ý.
Số là xã hội Trung Quốc cũng xoay chuyển theo trào lưu điện toán hóa và hình thái "microblog" đã xuất hiện. Xứ này gọi là "Vi Bác" - Weibo. "Vi" là nhỏ và "bác" là rộng, như uyên bác, bác học, hay.... bác sĩ!
Chính quyền còn khuyến khích lập ra mạng "vi bác" đó để cạnh tranh và chặn đứng hai hiện tượng phản động là Twitter và Facebook. Thí dụ là Sina Weibo ("Tân lãng Vi bác", đợt sóng vi bác mới) do Doanh nghiệp Sina Corporation (Tân Lãng Công ty) lập ra từ Tháng Tám năm 2009 nay đã có 140 triệu thành viên - mạng lưới xã hội lớn nhất Trung Quốc.
Bơi vào làn sóng mới này là nhiều nhân vật nổi tiếng, như nghệ sĩ, thể tháo gia hay nhân sĩ. Bây giờ, nhiều nhân vật có uy tín lại bơi trên đỉnh sóng Vi bác để ghi danh tranh cử vào Quốc hội theo thể thức ứng viên độc lập!
Thật ra, vạn sự khởi đầu là từ một giáo viên trường dạy nghề tại thị xã Tiềm Lãng tỉnh Hồ Bắc đã ra tranh cử độc lập năm 1988 khi Trung Quốc vừa có luật bầu cử theo kiểu xây dựng dân chủ từ cơ sở lên. Sinh năm 1958, và là một tay tranh đấu cho dân quyền, nhân vật này có cái tên tiền định là Đào Lập Pháp. Ông lãnh cái nghiệp vào tù ra khám sau khi đắc cử Đại biểu Quốc hội! Nhưng thật sự mở màn cho trào lưu độc lập trong hai kỳ bầu cử năm 2003 và 2007 vì có mấy trăm người đã ra ứng cử theo quy chế đó.
Bây giờ, trên không gian điện tử và làn sóng vi bác - chữ này đã trở thành danh từ riêng - một số học giả, bình luận gia và cả công nhân hay cán sự xã hội đã ghi danh tranh cử độc lập sau khi có được tên tuổi của 10 người ủng hộ theo thể thức "bình bầu tập thể". Cho đến mùng tám vừa qua, đã có 30 ứng viên độc lập xuất hiện trên mạng Vi Bác.

Nếu là tranh cử ở cấp huyện hay hương trấn thì còn có thể được đi. Nhưng với tên tuổi xây dựng trên mạng, một số người đã nhảy thẳng vào cuộc tranh cử Quốc hội.
Một nhân vật nổi tiếng là Lý Thừa Bằng. Là một nhà báo, bình luận gia thể thao quen thuộc và ăn khách, Lý có hỗn danh là Lí "Đại Nhãn", mắt to, trông rất bảnh trai chứ chẳng có vẻ gì là một tay phản động rách rưới đấu tranh cho dân chủ.
Thế rồi, năm 2008, Lý mở to mắt vì trực tiếp chứng kiến những tệ hại của vụ động đất tại quê nhà ở Tứ Xuyên (vụ Vấn Xuyên) và nổi điên tường thuật sự thể trên mạng cho quần chúng nơi khác cùng biết (Xin xem lại bài Vịt Tứ Xuyên trên cột báo này của Việt Báo). Sau đó, anh còn viết truyện kể lại vụ thầy cô phải đào tường vét gạch cứu lũ học sinh bị vùi dưới các ngôi trường "tầu hủ" và tìm đường thoát hiểm mà chẳng thấy nhà nước đâu cả!
Bây giờ, đúng như tên là Thừa Bằng, anh chắp cánh chim bằng đòi bay vào Quốc hội, chẳng khác gì bài kệ Thiền tông của Trần Thái Tông nước Nam trong "Khoá hư lục": "Bằng đoàn nhất phấn đáo Nam Minh", chim bằng một búng tới biển Nam! Hiện tượng Li Cheng Peng làm truyền thông quốc tế chú ý và nhắc đến tên ứng viên độc lập cho thủ phủ Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên.
Lại tỉnh Tứ Xuyên nữa! Và ký tên ủng hộ họ Lý trong việc đại náo thiên cung này là nhiều giáo sư, học giả và nghệ sĩ tên tuổi... Mà không chỉ có Lý Thừa Bằng.
Nhiều nhân vật nổi tiếng và có uy tín trên không gian mạng cũng xung phong tranh cử cho nên Thường vụ Quốc hội mới phải lên tiếng phủ nhận thể thức ứng cử độc lập này! Và vì sự lúng túng ấy của Bắc Kinh, người ta mới chú ý đến một hình thái đấu tranh mới. Nhân gian trên thế giới ảo, các "vi bác khách" - microbloggers - đã tương kế tựu kế lâm trận từ một giác độ khác.
Và người ta dự đoán là mùa bẩu cử này sẽ có cả ngàn ứng viên như vậy, nước Tầu là một xứ đông dân mà!
Nếu chỉ nhìn từ giác độ tiêu cực, vào cái mặt "âm" đầy chất âm hiểm độc ác thì mình có thể nói đến Bạc Hy Lai của Trùng Khánh - cũng tại tỉnh Tứ Xuyên!
Là con trai Bạc Nhất Ba - một đồng chí trong "Bát Đại Bất Tử" của đảng Cộng sản Trung Quốc thời Mao, Bạc Hy Lai thuộc dòng "Thái tử đảng" con cháu công thần, và đang là Bí thư Trùng Khánh sau khi đã lãnh đạo hải cảng Đại Liên và tỉnh Liêu Ninh. Tại Trùng Khánh, họ Bạc nổi danh từ việc diệt trừ tham nhũng và các tổ chức tội ác, nhưng còn nhìn xa hơn vậy: muốn vào Thường vụ Bộ Chính trị trong Đại hội 18 năm tới, và có khi còn nhắm lên vị trí cao hơn.
Ông ta tranh thủ hậu thuẫn trong đảng từ phe cực tả, tức là cực kỳ bảo thủ, với nỗ lực đề cao tư tưởng Mao Trạch Đông. Phương tiện vận động cũng là "microblog", "vi bác". Nhưng là "Hồng Vi Bác".
Bạc Nhất Ba phất cờ cách mạng nhằm trong sạch hóa xã hội bằng nếp văn hóa đỏ và tư tưởng Mao Trạch Đông. Nghĩa là lại phát huy "Mao Trạch Đông Ngữ Lục" trong cuốn Mao tuyển màu đỏ thời Đại Văn Cách 1966-1976. Nhưng quảng bá trên mạng.
Cuộc vận động ấy hợp ý trung ương vì vừa xiển dương đức sáng của đảng vừa kiểm soát tư tưởng của dân gian trên mạng, hầu chặn đứng những lý luận chệch hướng.
Cùng Lý Trường Xuân, nhân vật thứ năm trong bộ Chính trị, đặc trách về hoạt động tuyên truyền, Bạc Hy Lai lên lưới điện toán để... chăn mèo, với sự yểm trợ của Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Quốc vụ viện, nhân vật thứ chín của bộ Chính trị, chuyên trách về an ninh và kiểm soát trong Ủy ban Chính pháp của Trung ương đảng. (Chuyện lý thú đáng chú ý là năm ngoái, những tiết lộ của WikiLeaks có nói đến thành tích phá hoại hệ thống Google của cặp bài trùng là Lý Trường Xuân và Chu Vĩnh Khang!) Trong bộ ba này, Lý là người đưa ra lý luận phải đạo, Chu là kẻ tru diệt lập luận sai trái. Ở giữa, Bạc Hy Lai khôi phục tư tưởng cách mạng của Mao.
Và cả ba đều cho người lên lưới vi bác để kiểm soát tư tưởng nhân dân. Đó là về mặt âm nhu của quyền lực.
Nhưng cũng trên không gian vi bác đó, nhiều người đã nhảy vào lên tiếng và huy động được sự chú ý của quần chúng. Cuộc "Cách mạng Hoa nhài" càng khiến người ta chú ý đến hình thái vận động này.
Bây giờ, từ khoảng mây mù điện toán ấy (Trung Quốc gọi là "vân đoan vận toán" - cloud computing), nhiều người ào xuống ghi danh tranh cử! Mặt âm bao giờ cũng có mặt dương của nó, nếu người ta nhìn ra. Và nhiều người Trung Quốc đã nhìn ra.
Họ kết bạn và liên kết với thành phần bất mãn về những chuyện chình ình trước mắt, từ dưới cơ sơ lên, để huy động quần chúng. Và họ thách đố từ chính quyền địa phương khi tranh cử ở cấp xã ấp hương huyện, rồi còn ra mặt tranh cử vào Quốc hội.
Lãnh đạo Bắc Kinh ý thức được mối nguy động loạn, nó lớn hơn những gì mà truyền thông quốc tế có thể tường thuật. Vì vậy, Bắc Kinh đang cố gắng xả sức ép để tránh sức bật của quần chúng, nghĩa là cố gắng cải tổ chính trị, một cách chậm rãi và từ dưới lên, căn cứ trên khả năng kiểm soát của đảng. Nào ngờ quần chúng trên không gian ảo lại tương kế tựu kế mà tự diễn biến hoà bình và dựa trên sự bất mãn lan rộng để nhảy vào cuộc - làm lãnh đạo lâm thế lưỡng nan.
Một là xiết lại hệ thống kiểm soát thì gây bất mãn nhiều hơn. Hai là phải cải tổ nhanh hơn, tức là nhanh hơn dự tính, và sẽ lại gặp hậu quả bất lường - không tính trước mà vẫn bị!
Khi theo dõi chuyện Trung Quốc, chúng ta không nên chỉ nhìn vào mặt âm nhu mà cũng nên theo dõi xem người dân xứ đó xoay trở ra sao để thách đố hệ thống chính trị lạc hậu của họ!
Nói cách khác, lãnh đạo Hà Nội có học Bắc Kinh trong cách cai trị thì ta cũng nên xem Bắc Kinh bị lạc quẻ thế nào. Họ không thể tự tung tự tác và... muôn năm trường trị nhất thống giang hồ được đâu! Chuyện vi trùng vi bác này rất đáng theo dõi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.