Hôm nay,  

Ông Nguyễn Tấn Dũng ‘Đối Thoại’ Với Dân?

09/02/200700:00:00(Xem: 13007)

Ông Nguyễn Tấn Dũng ‘Đối Thoại’ Với Dân"

Theo tin tức phổ biến từ hảng truyền thông quốc tế BBC, “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam sẽ dành hai giờ để đối thoại với người dân qua mạng internet vào ngày 9 tháng 2 tới đây. Buổi đối thoại sẽ diễn ra trên trang web của Chính phủ trong khi hai trang web khác tham gia lấy ý kiến của người dân cho cuộc đối thoại là website của Đảng Cộng sản và Báo Điện tử VietnamNet. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên Tập của VietnamNet nói rằng đây là cuộc đối thoại trực tuyến có quy mô lớn nhất từ trước tới nay và kể cả người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam cũng có thể đặt câu hỏi.”

Nếu đúng như vậy thì đây là một dấu hiệu đáng chú ý, và có thể là đáng khích lệ, dù rằng mọi người không tránh khỏi nghi ngờ đây chỉ là một màn kịch thu nhỏ, trên một sân khấu mới, của cái kiểu góp ý trước Đại hội X vừa qua.

Đáng chú ý vì lần đầu tiên trong lịch sử nước CHXHCNVN, người lãnh đạo cao nhất của bộ máy nhà nước chấp nhận đối thoại với dân.

Có thể là đáng khích lệ vì sự kiện này cho nhân dân và các đoàn thể đối lập một cơ hội mới để chính thức đặt ra một số vấn đề với nhà nước Việt Nam.

Về việc đối thoại với dân, ông Nguyễn tấn Dũng sẽ lập nên một sự kiện chưa từng thấy trong lịch sử. Ở các nước dân chủ tiền tiến, việc ghi nhận phản ảnh, nguyện vọng của dân được luật pháp trao phó cho thành phần đại biểu các cấp, từ Hội đồng Thành phố cho đến, Dân biểu, Nghị sĩ Tiểu bang và Liên Bang, v.v… Những đại diện dân cử này sẽ tổng hợp các ý kiến tiêu biểu nhất và đạo đạt lên cơ quan chức năng liên hệ, kể cả Quốc hội và các cơ quan Hành pháp. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, vấn đề được đặt ra trực tiếp với người lãnh đạo quốc gia. Và tất nhiên, bất cứ lúc nào và trong bất cứ trường hợp nào, các cơ quan truyền thông đều có quyền tự do để nêu lên vấn đề trước công luận và đặt vấn đề trực tiếp với các cơ quan chức năng liên hệ. Cơ chế xã hội mang tính đối trọng này đặt các cơ quan Nhà Nước vào vị trí phải thực thi nghiêm chỉnh chức năng của mình, hoặc sẽ bị chế tài, bất tín nhiệm, kể cả việc bị truy tố trước pháp luật.

Do đó, việc ông Nguyễn tấn Dũng có nhã ý dành hai giờ đồng hồ để trao đổi với nhân dân là đáng hoan nghênh, nhưng đúng ra, ông nên làm khác đi.

Trước nhất, ông nên ra lệnh cho các Hội đồng Nhân dân, Uỷ Ban Nhân dân và Đại biểu Quốc hội nghiêm túc đón dân, ghi nhận phản ảnh của người dân, và tích cực đạo đạt nguyện vọng của nhân dân lên thành phần lãnh đạo các cơ quan chức năng. Ông đồng thời cũng nên ra lệnh cho các cơ quan nhà nước phải nghiêm túc báo cáo đến ông những điều họ ghi nhận được. Từ đó, ông sẽ có sự giải quyết hoặc chánh sách thích hợp.

Một nơi quan trọng khác mà ông cũng cần quan tâm đặc biệt là các cơ quan Thanh tra Nhà nước. Ông chỉ cần cho nhân viên điều tra một cách nghiêm túc hàng trăm ngàn đơn khiếu kiện, tố cáo do dân oan gửi lên và đang bị ém nhẹm để có hướng giải quyết cụ thể, thì ông đã có thể trở thành một ”Bao Công thời đại”. Điều cần phải nói ngay là ông đừng hứa suông và để dân oan thất vọng như trường hợp ông Trung tướng Công an Nguyễn Việt Thành.

Làm được hai điều đó là ông Thủ Tướng sẽ hiểu được phần nào hiện tình đời sống và nguyện vọng của nhân dân. Còn nếu như chỉ “chat” trên mạng, thì ông sẽ chỉ nhìn nghe thấy được rất ít phản ảnh, vì đại đa số hộ dân ở trong nước không có máy vi tính hay điều kiện lên mạng. Đó là chưa kể người dân vẫn còn lo ngại là sự góp ý thật tình về những sai lầm, tội ác của chính quyền địa phương có thể sẽ dẫn họ đến tai họa bởi sự trù dập của đám tham quan.

Thời nào cũng vậy, chế độ nào cũng vậy, thành phần lãnh đạo có chủ trương lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân đều đáng hoan nghênh. Điều quan trọng là phải thực tâm và phải thực hiện đúng cách.

Với bối cảnh xã hội hiện nay, nếu nhà nước Việt Nam muốn thực thi đúng đắn vai trò “Nhà Nước của dân, do dân và vì dân” thì những người lãnh đạo phải nhanh chóng cải cách thật rốt ráo các chánh sách đối nội. Trong đó, đề nghị ông hãy mạnh dạn thúc đẩy việc dân chủ hoá xã hội, để làm nền tảng cho việc dân chủ hoá bộ máy nhà nước.

Việc dân chủ hoá xã hội tất nhiên vô cùng khó khăn và tế nhị, song đó là quy trình không thể tránh được để một xã hội có thể phát triển bình thường như các nước tiên tiến khác trên thế giới. Nếu nhà nước Việt Nam thực sự tôn trọng dân chủ, ít nhất là theo tinh thần các điều khoản đã được quy định trong bản Hiến pháp hiện hành, thì những người lãnh đạo nhà nước cần phải mạnh dạn thúc đẩy việc thực thi tinh thần dân chủ. Một vấn đề cốt lõi của việc thực thi dân chủ trong việc điều hành quốc gia là nhà nước phải chấp nhận sự hiện diện và ý kiến xây dựng đất nước của các nhân sĩ và đoàn thể đối lập, cũng như ý kiến của các cơ quan truyền thông, báo chí ở trong và ngoài nước. Đảng CS không thể tiếp tục dùng lý do “ổn định chính trị” để duy trì sự độc quyền lãnh đạo quốc gia. Sự ổn định chánh trị không thể đồng nghĩa với sự độc tài toàn trị. Các nước văn minh tiến tiến mà Việt Nam đang muốn làm bạn đều đã có xã hội đa nguyên và cơ chế đa đảng nhưng đất nước họ vẫn ổn định; không những thế họ còn phát triển vô cùng tốt đẹp. Thế thì không có lý do gì mà Việt Nam lại là một ngoại lệ.

Nếu ông Nguyễn tấn Dũng và những người lãnh đạo hiện nay lắng nghe các tiếng nói đối lập ở cả trong và ngoài nước, để thực tâm cải tạo bộ máy nhà nước, từ cơ cấu đến chánh sách, thì đất nước Việt Nam sẽ thực sự sớm có ổn định chánh trị. Sự ổn định của bộ máy nhà nước chỉ có thể được nhìn nhận khi xã hội được thực sự dân chủ, tự do và nước Việt Nam không bị các cơ quan nhân quyền quốc tế liệt vào các danh sách vi phạm nhân quyền.

Muốn “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”, nhà nước phải lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân, và phải tôn trọng vai trò, ý kiến, đề nghị của những nhân sĩ và đoàn thể đối lập. Thực tế tới đây sẽ chứng minh thiện chí và khả năng lãnh đạo của ông Nguyễn tấn Dũng.

(Trích Tập san Hoa-Mai #10 -- http://www.hoamai.org/Media/TSHM/dvd_TapSan_10.htm).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi yêu biển. Tôi yêu biển từ bao giờ tôi cũng không nhớ, có lẽ từ lâu lắm, từ khi tôi còn bé. Trường tiểu học của chúng tôi thường tổ chức cho học trò đi cắm trại ở biển Vũng Tàu, có lẽ tôi yêu biển từ lúc đó. Khi vượt biên, sóng gió hãi hùng, nước biển gần tràn vào thuyền, những người trẻ thay nhau tát nước, thuyền nghiêng nghiêng gần chìm, nhưng tôi không nhớ biển đáng sợ khi đó bằng tình yêu muôn đời của tôi đối với biển. Tôi yêu màu xanh của biển và tôi yêu những đàn chim trắng bay bay trên biển.
Rất nhanh, tiếng còi trận chung kết giải đá banh của các câu lạc bộ chuyên nghiệp ở Châu Âu vừa kết thúc, 5 phút sau, Yahoo đã cho pháo bông màu xanh dương (cùng màu với đồng phục của đội vô địch Chelsea) lên trang thể thao chào mừng thắng lợi của Chelsea. Đây là lần thứ hai Chelsea (full name là Chelsea Football Club, vẫn được viết tắt là CFC) có cúp vàng của giải vô địch các câu lạc bộ chuyên nghiệp đá banh của Châu Âu. Lần vô địch giải UEFA Champions League đầu tiên của Chelsea vào năm 2012.
Phong trào xuống đường ở Myanamar chuyển qua “bất tuân dân sự”. Công nhân thợ thuyền, công tư chức, y tá bác sĩ cùng nhau đình công, chợ búa, trường học, bệnh viện, ngân hàng đều một loạt đóng cửa, mọi sinh hoạt đều bị ngưng lại hoàn toàn bị tê liệt. Dân chúng đông đảo tham gia vào phong trào “bất tuân dân sự” mặc dù biết rằng sẽ mất đi nguồn tài chánh vốn đã ít ỏi mang lại cơm áo cho họ và gia đình họ. Kinh tế Myanmar đang lao xuống dốc hay đúng hơn Myanmar đang đứng trước một nền kinh tế hoàn toàn sụp đổ. Hậu quả là dân Myanmar đã nghèo lại càng nghèo hơn và số người không đủ cơm ăn sẽ tăng lên nhiều hơn. Sự bắn giết bừa bãi của quân đội đã đẩy những người người biểu tình ôn hòa thành những người chống đối bằng vũ lực. Một cuộc nội chiến sẽ khó tránh khỏi điều mà bà Suu Kyi mong muốn không bao giờ xảy ra.
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cũng đã góp lời. Qua Thông Điệp nhân Ngày Trái Đất Ngài đã viết: Sự phụ thuộc lẫn nhau là một quy luật cơ bản của tự nhiên. Sự thiếu hiểu biết về vấn đề phụ thuộc lẫn nhau đã gây ra sự tổn hại không chỉ cho môi trường tự nhiên của chúng ta, mà còn cho cả xã hội loài người của chúng ta nữa (...). Nhân Ngày Trái Đất này, tất cả chúng ta hãy cam kết thực hiện phần việc của mình để giúp tạo ra sự khác biệt tích cực cho môi trường của ngôi nhà chung duy nhất của chúng ta – trái đất xinh đẹp này. (Trích theo https://vn.dalailama.com/news)
Bởi vì, sau hơn 60 năm có chủ trương “qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa” từ thập niên 60 của ông Hồ Chí Minh được cổ võ, thực hiện và học tập ở miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), và từ sau 1975 trên cả nước, nhằm tiến lên Xã hội Chủ nghĩa, nhiều lãnh đạo CSVN dù đã vất vả “qúa độ” trăm chiều mà vẫn chưa biết “ngưỡng cửa Thiên đàng của Xã hội Chủ nghĩa” ở đâu. Bằng chứng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thú nhận với cử tri Hà Nội ngày 23/10/2013. Ông nói:” Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” (theo báo Thanh Niên, ngày 24/10/2013)
“Rạch Gốc chẳng chợ búa gì hết, mọi thứ phải chạy đò lên Năm Căn mua… Một buổi sáng, bước ra trước sân Ủy ban, tôi ngạc nhiên thấy treo cờ tang. Hỏi sao vậy … trả lời: Ông Andropov chết. Tôi hỏi lại: Ông Andropov là ai thế? Trả lời: Không biết, nghe đài Hà Nội biểu treo cờ tang thì mình treo… Cờ tang cho ông Andropov nào đó treo rất đúng quy cách, chỉ kéo tới nửa cột, thòng kèm một dải vải đen nhỏ phất phơ trong gió biển…”
Nhưng Gangnam Style là câu chuyện âm nhạc vô hại, còn trong những vụ đã kể tại Việt Nam, khi người ta đăng đàn đăng tin giả mạo hay công khai chửi rủa, sỉ nhục lẫn nhau để được hàng ngàn người hào hứng vỗ tay, theo dõi, thậm chí cổ vũ, bênh vực và biến chúng thành hiện tượng như hiện nay, nó cho thấy có điều gì đó dường như chưa đúng lắm trong xã hội. Bởi đó là cách ứng xử bộ lạc, "đầu gấu" của giang hồ.
Có muôn vàn lý do, nhưng cốt lõi là nhân dân đã chán Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Cộng sản của ông Hồ đến tận mang tai. Kế đến là tình trạng cán bộ càng giữ quyền cao chức trọng thì càng mất đạo đức, sa đọa và tham nhũng hành dân nên bàn dân thiên hạ phát chán, chả ai còn hồ hởi phấn khởi thực hiện phương châm “cán bộ đi trước làng nước theo sau” nữa.
Nói đến tỉnh Bạc Liêu thì đa số người hiểu biết không thể quên hai nhân vật điển hình, là ông Cao Văn Lầu và công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Ông Cao Văn Lầu là tác giả của bài Dạ Cổ Hoài Lang, được gọi chung là vọng cổ mà đào kép cải lương phải ca trên sân khấu. Ở Mỹ Tho cũng có một công tử, cũng nổi tiếng ăn chơi, tên là Lê Công Phước, được là Phước George. Người trắng trẻo, đẹp trai nên được gọi là Bạch công tử, để phân biệt với Hắc công tử Bạc Liêu.
Ngày nay Đại Lễ Vesak (Hợp nhất của ba ngày Đản Sinh, Thành Đạo và Nhập Diệt) của Đức Phật đã được Liên Hiệp Quốc công nhận. Trong ngày lễ này, Tổng Thư Ký LHQ, các vị nguyên thủ quốc gia, các giới chức chính quyền cao cấp tại những quốc gia Phật Giáo, hoặc tham dự hoặc gửi điện văn chúc mừng, chiêm bái tự viện, viếng thăm hoặc dâng hoa cúng dường chư tăng ni và Lễ Hội Phật Đản đã được quần chúng tổ chức trang nghiêm, cung kính.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.