Hôm nay,  

Hồi Chuông Báo Động

8/5/200800:00:00(View: 10841)
Nguy cơ bị Tàu đô hộ đang ám ảnh mãnh liệt người dân trong nước cũng như người tỵ nạn cộng sản ở nước ngoài. Làm sao mà không lo âu sợ sệt vì Cộng sản Việt Nam bị áp lực phải dâng đất và dân biển cho kẻ thù phương Bắc. Làm sao mà không phẫn uất khi Trung cộng đã bắn chìm thuyền đánh cá của đồng bào ngư phủ trong hải phận của nước mình. Làm sao mà không nhục nhã khi cán bộ Trung Cộng mang hàng chục cây cờ máu của bọn Hán bá quyền phô diễn nghêng ngang trước Toà Thị sãnh Sài Gòn và rạp Rex để bảo vệ đoàn rước đuốc Thế Vận Hội, coi Sài Gòn như một tỉnh nhỏ của đế quốc đỏ Trung cộng. Và cuối cùng, làm sao mà người dân Việt không điên người lên được khi Trung Cộng đã đánh đuổi các hảng dầu muốn đầu tư tìm dầu ở vùng Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Trước những hành động ngạo mạn trên đây của Trung Cộng, Cộng Sản Việt Nam tuyệt nhiên không có phản ứng nào, trái lại còn bịt tai bịt mắt người dân và thẳng tay đàn áp những ai bày tỏ phẫn uất hay tiết lộ những sự kiện trên đây. Do đó, người dân có quyền tự hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ làm gì nếu Trung Cộng ngang nhiên chở quân đội họ vượt sang biên giới hoặc đổ bộ vào cảng Hải Phòng" Nếu cứ tiếp tục nhượng bộ một cách nhục nhã như kiểu trên đây thì một ngày không xa Cộng sản Việt Nam sẽ viết một trang sử ô nhục nhất trong lịch sử Việt Nam. Đó là rước bọn thù Hán tộc đô hộ trong thế kỷ 21 một đất nước mà tổ tiên đã dùng xương trắng máu đào gầy dựng và bảo vệ từ mấy ngàn năm qua.

Sở dĩ tình trạng này xảy ra là vì Cộng sản Việt Nam, thay vì noi gương Nga Xô và Đông Âu từ bỏ chủ nghĩa cộng sản để xây dự tự do dân chủ và phục vụ phúc lợi cho người dân, lại năn nỉ lạy lục Trung Cộng bao che để củng cố độc tài đảng trị, áp bức bóc lột người dân, bán nước buôn dân làm lao nô và đĩ điếm hàng trăm ngàn người khắp thế giới, biến đất nước thành hạng nghèo nhất hoàn cầu và tụt hậu hàng mấy chục năm so với các nước Đông Nam Á khác. Cũng có luồng dư luận cho rằng sở dĩ có tình trạng lệ thuộc quá nặng nề là vì cánh giáo điều của Cố vấn Đổ Mười và Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh nắm giử Tổng cục an ninh tình báo của Bộ Quốc Phòng, công an và quân đội nên cánh tiến bộ của Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng không thể xúc tiến chương trình cởi mở chính trị để yểm trợ chính sách kinh tế thị trường được hữu hiệu hơn tình trạng ì ạch hiện tại, mà nhu cầu cấp bách hàng đầu là giải quyết những bài toán vĩ đại đang hăm dọa sự mất còn của đảng và nhà nước. Đó là sự suy sụp của thị trường chứng khoán, khủng hoảng về nhà đất kéo theo khủng hoảng về tín dụng ngân hàng, cùng nạn lạm phát phi mã trên 25% có khả năng tăng lên khoảng 30% cuối năm nay, đang làm cho giá cả thực phẩm và nhu yếu phẩm tăng gia kinh khủng, quá sức chịu đựng của các tầng lớp nhân dân đã đói khổ với lợi tức trung bình đầu người dưới 500 mỹ kim/năm.

Tất cả các khủng hoảng trầm trọng này xảy ra cùng lúc làm lung lay tận gốc rễ chế độ, nếu không nóí đó là dấu hiệu cảnh báo sự cáo chung của chế độ cộng sản độc tài đảng trị trong nước.        

Tất nhiên, Cộng Sản Việt Nam phải làm cái gì để giảỉ quyết tình trạng bế tắc của đảng và nhà nước trước những nguy cơ sụp đổ vô tiền khoáng hậu kể từ ngày cộng sản áp đặt chế độ hà khắc trong nước từ năm 1954 đến nay. Hoặc nếu không tìm ra được sự thỏa thuận của hai cánh hữu và tã trong Bộ Chính Trị, thì mỗi phe cánh giáo điều và cởi mở phải đơn phương hành động riêng rẽ để giải quyết. Nếu hoạt động riêng rẽ thì phải quyết liệt tê liệt cánh đối nghịch, nhiên hậu mới được độc quyền và rộng đường hành động, ban hành những biện pháp mạnh mẽ và táo bạo để cứu nguy kịp thời.

Ai theo dõi thời cuộc trong nước và ngoài nước, hẳn đã ghi nhận nhiều dấu hiệu bầt thường nếu không nói là chưa hề xảy ra trong bộ máy lãnh đạo đảng và hệ thống nhà nước cộng sản Việt Nam. Trước hết, cách đây 2 tháng, khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Hoa Kỳ thì Tổng Bí Thư đảng Nông Đức Mạnh cũng thăm viếng Trung Hoa. Để quân bình thế lực" Để tìm thêm sự yểm trợ của "quan thầy" hầu đối phó với các cuộc khủng hoảng và nhất là đề phòng những bất trắc có thể xảy ra từ cánh đối nghịch như đã dẩn giải ở đoạn trên"      

Cho đến nay, chưa có tin tức gì tiết lộ những cuộc vận động của Nông Đức Mạnh. Nhưng về phía Nguyễn Tấn Dũng thì có rất nhiều sự kiện và biến cố xảy ra có kế hoạch nhịp nhàng, làm cho ai theo dõi thời cuộc cũng lấy làm ngạc nhiên không ít. Trước hết trong thông cáo chung Mỹ Việt kết thúc chuyến thăm Hoa Kỳ của Nguyễn Tấn Dũng, hai bên ca tụng những thành tích tốt đẹp của sự hợp tác giữa hai nước về mọi mặt kinh tế, trao đổi thương mại, hợp tác văn hoá giáo dục, y tế xã hội, v.v... Điều đáng chú ý là Tổng Thống Bush còn khen ngợi Việt Nam đã cải tiến nhân quyền (") và cho biết đã phát triển thêm quan hệ quân sự và quốc phòng giữa hai nước, đặc biệt nhằm giúp Việt Nam bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Yếu tố "bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ" phải được hiểu là nếu không có một hiệp ước an ninh quốc phòng hổ tương giữa hai nước được chính thức công bố thì đương nhiên được ngầm hiểu là đã có những thỏa thuận bí mật giữa hai nhà lãnh đạo. Yếu tố này càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì trước đó hơn một tháng, Bắc Kinh tỏ ý lo ngại vả bất mãn về sự giao ước giữa hai hảng dầu Exxon và Petro Vietnam hợp tác tìm dầu ở biển Đông gần Hoàng Sa và Trường Sa là vùng tranh chấp vô cùng quyết liệt giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

Theo Báo điện tử Asia Times gần đây, tác giả Peter Navarro cho biết Trung Cộng đã nổ súng cảnh cáo toán nhân viên của Exxon ngoài biển Đông. Nguồn tin về việc nổ súng này chưa được kiểm soát về giá trị thực hư. Tuy nhiên theo báo South China Morning Post xuất bản tại Hồng kông số phát hành hôm 20 tháng bảy, Trung Cộng phản đối và cảnh cáo Exxon đã vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của Trung Cộng. Ít khi nào CSVN dám chính thức  phản đối Trung Cộng, thế mà lần nằy CSVN đã phản ứng tức thời qua lời tuyên của phát ngôn viên Lê Dũng khẳng định việc tìm dầu xảy ra trong hải phận của Việt Nam. Về phía Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, phát ngôn viên Nicole Thompson tuyên bố Chính phủ Hoa Kỳ không can dự về việc tranh chấp lãnh hải giữa hai nước, tuy nhiên Hoa Kỳ phản đối mọi nỗ lực nhằm gây áp lực cản trở hoạt động của các công ty Mỹ trong khu vực đó.     

Tình hình trở nên vô cùng gây cấn vì ngoài quyền lợi về dầu hỏa còn có vấn đề an ninh hải trình từ Âu châu và Trung Đông chuyển vận trao đổi hai chiều với Bắc Á, chưa kể vị trí chiến lược của Biển Đông gắn liền với Thái Bình Dương là nơi mà lâu nay Hoa Kỳ mặc nhiên coi là vùng kiểm soát độc quyền của Hoa Kỳ. Trong cuộc tranh chấp này, người ta nhận thấy rỏ quyền lợi của Việt Nam và Hoa Kỳ trùng hợp nhau từ an ninh cho toàn vùng Biển Đông và Đông Nam Á, đến toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải cùng quyền lợi kinh tế, nhất là chận đứng tham vọng của bá quyền Trung Cộng. Hành động phối hợp nhịp nhàng của Hoa Kỳ và Việt Nam cận ngày khai mạc Thế Vận Hội làm cho Trung Hoa không kịp trở tay và cũng không dám phản ứng hấp tấp vì hậu quả sẽ phá hoại ảnh hưởng và mục tiêu của Trung Cộng tổ chức Thế Vận Hội là tô bóng hình ảnh của Trung Hoa trước dư luận thế giới. 

Nếu ráp lại các sự việc xảy ra liên tục trong hơn tháng qua, người ta có thể nhận thấy trong cuộc hội kiến với Tổng Thống Bush ngày 24 tháng 6 vừa qua, Nguyễn Tấn Dũng đã được Hoa Kỳ cam kết bảo vệ lãnh thổ và quyền lợi kinh tế, quan trọng nhất là sự bảo trợ về quân sự để tháo gở áp lực nặng nề và đương đầu với tham vọng bá quyền không bao giờ ngừng, không bao giờ thỏa mản của Trung Cộng. Có lẽ nhận thấy đã được trang bị và tăng cường đầy đủ thế lực nên ngày 28 tháng 7 vừa qua, Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định cách chức toàn bộ lãnh đạo của Quân Khu Thủ Đô, giao trả năm tướng lãnh về Bộ Quốc phòng để đãi lệnh, và lẽ dĩ nhiên cử người thân tín  điền khuyết ngay để hoàn toàn kiểm soát và làm chủ tình hình tại cơ quan và vùng lãnh đạo đầu não cả nước. Nếu quyết định táo bạo chưa từng thấy này đã được Chính trị bộ đảng CSVN phê chuẩn thì cánh cởi mở thân Hoa Kỳ cũng đã thắng lớn, nhờ đó sẽ tiến hành mạnh mẽ những kế hoạch cứu nguy theo chiều hướng của họ. Còn nếu phe Nguyễn Tấn Dũng đã đơn phương lấy quyết định, bất chấp sự chống đối của phe giáo điều ngoan cố tay sai của Trung Cộng, thì rỏ ràng cánh thân Mỹ đã tê liệt được cánh thân Tàu.

Trước diển tiến của các sự việc tranh chấp quyền lực sinh tử dồn dập trên đây, nhận xét của người viết là phe thân Mỹ đã có thừa khả năng bước thêm một bước ngắn, loại trừ luôn phe thân Tàu. Trong trường hợp này, phe cởi mở với quyền hành Tổng Bí Thư đảng, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng Chính phủ cùng quân lực và công an tập trung trong tay mình, sẽ đặt để đất nước trước một khúc quanh lịch sử độc nhất vô nhị: hoặc sẽ tiếp tục bị chôn vùi dưới chế độ độc tài hà khắc với những cởi mở vá víu trên hình thức, hoặc sẽ mạnh dạn hủy bỏ toàn bộ hiến pháp nhằm chấm dứt hẳn chế độ độc tài đảng trị. Vì giải pháp toàn bộ để cứu nguy phải là trả quyền tự quyết cho toàn dân trên nền tảng và trong khuôn khổ dân chủ pháp trị, để người dân tự bầu lấy đại diện của mình qua một cuộc tổng tuyển cử từ trung ương đến địa phương, được tổ chức thật sự tự do dân chủ, dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc.         

Xin Thượng Đế phù hộ dân tộc Việt Nam.

 Nguyễn Bá Cẩn

Cựu Chủ Tịch Hạ Nghị Viện và Thủ Tướng Chính Phủ VNCH.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thời Hoàng Kim (Golden Age) – khẩu hiệu mới của chính quyền Trump – hiện ra rõ nhất trong buổi lễ nhậm chức không như mong đợi của Trump và những cử tri ủng hộ. Ngồi ở hàng ghế đầu, vị trí xưa nay vốn thuộc về gia đình tổng thống, các cựu tổng thống, và những vị khách danh dự khác, là những tỷ phú giàu nhất thế giới. CEO Meta Mark Zuckerberg và vợ; CEO Amazon Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sánchez, CEO Google Sundar Pichai và Elon Musk, người giàu nhất thế giới đã dựng “bệ phóng Space X” đưa Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, đã soán chỗ của các tổng thống tiền nhiệm. Điều này đối lập hẳn với những phát ngôn tranh cử khi Trump luôn xem mình là một tổng thống đứng cùng tầng lớp trung lưu và lao động.
Nếu chúng ta, trong thị trường giải trí, từng một thời ướt át “tân cổ giao duyên” thì bây giờ người Mỹ, trong “thị trường chính trị”, như là biến thể mới nhất của nền chính trị quốc gia, đang khô khốc với sát khí “chăn lái giao duyên”. Nước Mỹ của thế kỷ 21, xem ra, đang đối mặt với nguy cơ tụt lùi về thế kỷ 19 của chủ nghĩa tư bản hoang dã và chủ nghĩa thực dân.
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, lịch sử Hoa Kỳ lật qua một trang sử mới. Qua một thủ tục chuyển quyền hiến định, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 và sẽ thay đổi một số chính sách cơ bản cho nhiệm kỳ sắp tới...
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác. Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.