Nguyễn Ngọc Cường (loạt bài Hành Hương, tiếp theo)
Theo đường Cavour thẳng trước cửa vào Foro Romanô, chừng vài trăm thước bên phải có một cầu thang: Scalinate della Salica Borgia, chui qua một cái vòm là đến công trường S. Pietre in Vinconi. Nhà thờ này do Hoàng hậu Eudosia, vợ của hoàng đế Valentinô III xây vào thế kỷ V để kính những xiềng xích (Vincula) "dựng trong hòm bằng đồng tại bàn thờ chính" đã trói buộc Thánh Phêrô khi ngài bị tù tội tại Palestina và Roma. Năm 1475 đức hồng y Della Rover cho sửa lại. Vào thế kỷ XVIII kiến trúc sư C. Fontana đã thay đổi đôi chút. Bên trong nhà thờ chia làm ba gian dọc với hai hàng cột nhiều kiểu lấy từ các đền đài khác nhau. Cuối gian bên phải là lăng Đức Giáo Hoàng Giuliô II lúc còn sống Đức giáo hoàng đã ra lệnh cho Michelangelo vẽ kiểu và định đặt trong đền thờ Thánh Phêrô. Nhưng sau đó vì nhiều lý do đã không hoàn thành. Ban đầu dự định có tất cả 40 bức tượng. Trong các bức tượng đã được Michelagelo hoàn thành có tượng ông Môshê, kiệt tác lừng danh, hai tượng Lia và Rachel hai bên. Các tượng còn lại do các học trò tập điêu khắc tạc non nớt, không cân đối.
Tượng ông Moshê sống động đến nổi chính Michelangelo ngạc nhiên ông cầm búa đập vào đầu gối phải của tượng và thốt lên "hãy nói đi chứ" bạn còn có thể trông thấy vết của phát đập ấy, hai cái sừng trên đầu Moshê phát xuất từ sự hiểu lầm văn bản kinh thánh. Trong sách xuất hành chương 34 viết Moshê xuống núi với hai bảng đá khắc mười điều răn Chúa trong tay. Ông không biết rằng mặt mình sáng rỡ vì đã chuyện vãn với Chúa. Sáng rõ tiếng Do Thái là Qaran. Thánh Giêrom khi dịch văn bản Do Thái ra tiếng Latinh đã đọc là Qeren có nghĩa là sừng. Mặt ông có sừng. Chính vì căn cứ trên bản dịch này nên Michelangelo đã tạc tượng ông Moshê với hai cái sừng.
Nhà nguyện Kinh Thánh Phêro bị tù:
Cách nay 563 năm trên phần đất của hội nghị trường Roma (Forco Romano) Nhà thờ thánh Giuse Thợ mộc đã được xây cất trên nhà tù đổ nát tên là "Nhà tù Mamertina". Đây là nhà tù nghiêm khắc nhất của thành phố Roma thời xưa do vua Servius Tullius xây cất. Theo truyền thuyết chính Thánh Phêrô đã bị giam cầm ở đây. Người ta còn kể chính Thánh Phêrô được chúa cho làm cho làm phép lạ "khiến một giếng nước khô cạn vọt nước lên để cả đám tù nhân giải khát" Nhiều người tù đã xin phép rửa tội. Đó là lý do, từ thời trung cổ người ta kính nơi này và gọi là "Nhà nguyện Thánh Phêrô bị tù".
Nhà Nguyện lạy thầy, thầy đi đâu (Domine quo Vadis).
Theo đại lộ Appia Antica, bắt đầu từ cửa Thánh Stephano (Porta S. Sebastino). Vừa đúng 800 mét, chúng ta sẽ gặp nhà nguyện "lạy thầy, thầy đi đâu". Theo tập truyền, khi thánh Phêrô định bỏ Roma trốn đi, trên đường vừa mới qua cửa thành thì gặp Chúa Giêsu, thánh tông đồ hỏi "Lạy thầy, Thầy đi đâu vậy"" chúa Giêsu trả lời "Ta đi chịu đóng đinh một lần nữa" (venio, iterum crucifigi). Vừa nói xong, Chúa Giêsu tỏa ra một luồng ánh sáng làm hoa mắt Thánh Phêrô, Thánh Phêrô ngất đi, khi tỉnh lại thì Chúa đã biến mất, hiểu được lời Chúa, Thánh Phêrô can đảm trở lại thành Roma và sau đó chịu đóng đanh. Sau khi bị đóng đanh danh vì dựng thánh giá như thường, chân ở dưới, nhưng Thánh giá của Thánh Phêrô đã được dựng ngược là đầu ở phía dưới. Du khách có dịp đến thăm nhà nguyện này. Thoạt bước vào cửa chính, ngay tại sàn, bạn thấy một khung có những thanh sắt xây trên một tảng đá có đầu hai bàn chân, theo truyền thuyết có người thì nói là vết chân của Chúa Giêsu, có người nói đó là chân thánh Phêrô khi nhìn thấy ánh hào quang của Chúa vì run sợ đến nỗi viên đá dưới chân cũng mềm nhũn ra nên mới có hai vết chân của Ngài".