Hôm nay,  

Hành Hương Thánh Địa: Nhà Thờ Thánh Phêrô

26/07/200300:00:00(Xem: 4820)
PHOTO: Nhà Thờ Thánh Phêrô tại Vatican, Rome.

Nguyễn Ngọc Cường (loạt bài Hành Hương, tiếp theo)
Theo đường Cavour thẳng trước cửa vào Foro Romanô, chừng vài trăm thước bên phải có một cầu thang: Scalinate della Salica Borgia, chui qua một cái vòm là đến công trường S. Pietre in Vinconi. Nhà thờ này do Hoàng hậu Eudosia, vợ của hoàng đế Valentinô III xây vào thế kỷ V để kính những xiềng xích (Vincula) "dựng trong hòm bằng đồng tại bàn thờ chính" đã trói buộc Thánh Phêrô khi ngài bị tù tội tại Palestina và Roma. Năm 1475 đức hồng y Della Rover cho sửa lại. Vào thế kỷ XVIII kiến trúc sư C. Fontana đã thay đổi đôi chút. Bên trong nhà thờ chia làm ba gian dọc với hai hàng cột nhiều kiểu lấy từ các đền đài khác nhau. Cuối gian bên phải là lăng Đức Giáo Hoàng Giuliô II lúc còn sống Đức giáo hoàng đã ra lệnh cho Michelangelo vẽ kiểu và định đặt trong đền thờ Thánh Phêrô. Nhưng sau đó vì nhiều lý do đã không hoàn thành. Ban đầu dự định có tất cả 40 bức tượng. Trong các bức tượng đã được Michelagelo hoàn thành có tượng ông Môshê, kiệt tác lừng danh, hai tượng Lia và Rachel hai bên. Các tượng còn lại do các học trò tập điêu khắc tạc non nớt, không cân đối.
Tượng ông Moshê sống động đến nổi chính Michelangelo ngạc nhiên ông cầm búa đập vào đầu gối phải của tượng và thốt lên "hãy nói đi chứ" bạn còn có thể trông thấy vết của phát đập ấy, hai cái sừng trên đầu Moshê phát xuất từ sự hiểu lầm văn bản kinh thánh. Trong sách xuất hành chương 34 viết Moshê xuống núi với hai bảng đá khắc mười điều răn Chúa trong tay. Ông không biết rằng mặt mình sáng rỡ vì đã chuyện vãn với Chúa. Sáng rõ tiếng Do Thái là Qaran. Thánh Giêrom khi dịch văn bản Do Thái ra tiếng Latinh đã đọc là Qeren có nghĩa là sừng. Mặt ông có sừng. Chính vì căn cứ trên bản dịch này nên Michelangelo đã tạc tượng ông Moshê với hai cái sừng.
Nhà nguyện Kinh Thánh Phêro bị tù:
Cách nay 563 năm trên phần đất của hội nghị trường Roma (Forco Romano) Nhà thờ thánh Giuse Thợ mộc đã được xây cất trên nhà tù đổ nát tên là "Nhà tù Mamertina". Đây là nhà tù nghiêm khắc nhất của thành phố Roma thời xưa do vua Servius Tullius xây cất. Theo truyền thuyết chính Thánh Phêrô đã bị giam cầm ở đây. Người ta còn kể chính Thánh Phêrô được chúa cho làm cho làm phép lạ "khiến một giếng nước khô cạn vọt nước lên để cả đám tù nhân giải khát" Nhiều người tù đã xin phép rửa tội. Đó là lý do, từ thời trung cổ người ta kính nơi này và gọi là "Nhà nguyện Thánh Phêrô bị tù".
Nhà Nguyện lạy thầy, thầy đi đâu (Domine quo Vadis).
Theo đại lộ Appia Antica, bắt đầu từ cửa Thánh Stephano (Porta S. Sebastino). Vừa đúng 800 mét, chúng ta sẽ gặp nhà nguyện "lạy thầy, thầy đi đâu". Theo tập truyền, khi thánh Phêrô định bỏ Roma trốn đi, trên đường vừa mới qua cửa thành thì gặp Chúa Giêsu, thánh tông đồ hỏi "Lạy thầy, Thầy đi đâu vậy"" chúa Giêsu trả lời "Ta đi chịu đóng đinh một lần nữa" (venio, iterum crucifigi). Vừa nói xong, Chúa Giêsu tỏa ra một luồng ánh sáng làm hoa mắt Thánh Phêrô, Thánh Phêrô ngất đi, khi tỉnh lại thì Chúa đã biến mất, hiểu được lời Chúa, Thánh Phêrô can đảm trở lại thành Roma và sau đó chịu đóng đanh. Sau khi bị đóng đanh danh vì dựng thánh giá như thường, chân ở dưới, nhưng Thánh giá của Thánh Phêrô đã được dựng ngược là đầu ở phía dưới. Du khách có dịp đến thăm nhà nguyện này. Thoạt bước vào cửa chính, ngay tại sàn, bạn thấy một khung có những thanh sắt xây trên một tảng đá có đầu hai bàn chân, theo truyền thuyết có người thì nói là vết chân của Chúa Giêsu, có người nói đó là chân thánh Phêrô khi nhìn thấy ánh hào quang của Chúa vì run sợ đến nỗi viên đá dưới chân cũng mềm nhũn ra nên mới có hai vết chân của Ngài".


Đi thêm một đoạn nữa, về phía tay phải có động Ardeatina, nơi quân Đức quốc xã (Nazis) đã giết 320 người Ý năm 1944.
Nhà thờ Đức Bà Aracoeli (Santa Maria D'Aracoeli).
Trên đỉnh đồi Campidogilo, phía sau dinh mới là nhà thờ Đức Bà Aracoeli. Tục truyền rằng có một bà bói tướng đã có báo cho hoàng đệ Augustô biết Chúa cứu thế đã giáng sinh và cũng có một truyền thuyết kể lại thì chính nơi đây Vua Augustô đã được ông Siulbylle Tiburtina giảng cho việc Chúa cứu thế đã giáng trần. Vì vậy, chính vua truyền cho xây nhà này (thế kỷ VI) tại đây.
Từ công trường Campidogilo du khách vào nhà thờ qua cửa hông. Trên cửa có bức khảm màu (mosaico). Đức mẹ với Chúa hài đồng và hai thiên thần. Nhà thờ đầu tiên được xây hồi thế kỷ thứ VI, và được trao cho nhiều dòng tu khác nhau trông coi. Năm 1250 Đức giáo hoàng Innocante giao cho các Cha dòng thánh Phanxicô khó nghèo, các cha xây lại theo kiểu Roma-Go-tích. Mặt tiền còn dang dở. Chiếc cầu thang cao 124 bậc dẫn lên nhà thờ do dân Roma xây năm 1348 do lời thúc giục của ông Nicola di Rieno để tạ ơn Chúa đã cho học thoát khỏi trận dịch hạch lớn thời đó.
Bên trong 22 cây cột thuộc kiểu lấy từ nhiều đền đài khác nhau chia nhà thờ ra làm ba gian dọc. Trần bằng gỗ mạ vàng, khởi công năm 1571 để kỷ niệm chiến thắng Lepanto, hoàn thành năm 1575. nền theo kiểu trang trí Cosma thuộc thế kỷ XIII với rất nhiều bia mộ và dấu vết các bức khảm đá màu. Từ cửa chính bên phải là đài kỷ niệm Đức hồng y Lebretto d'Aberto (Andrea Bregno xây năm 1485) và bia mộ thầy sáu Giovanni Crivelli Donatello xây năm 1452), bên trái là mộ nhà chiêm tinh Lodovico Graro do Lorenzo và Giovanni đi Cosma xây hồi thế kỷ XIII.
Gian phải trong nhà nguyện thứ nhất các bức vẽ trên tường kể lại cuộc đời Thánh Bernadino do nhà danh họa Pinturicchio vẽ năm 1485. tiếp đến giữa nhà nguyện 2 và 3 tượng đức giáo hoàng Gregorio XIII.
Gian ngang cánh phải, nhà nguyện Savelli trong có hai mộ do gia đình Cosma chạm trỗ thế kỷ XIII, XIV. Bên phải mộ và tượng Đức giáo hoàng. Kế tiếp là nhà nguyện Thánh nữ Rosa trong đó có một bức khảm đá màu đẹp thuộc thế kỷ XIII.
Trên bàn thờ chính, tranh Đức mẹ thuộc trường phái Bizantin.
Gian ngang cánh trái, chính giữa là nhà nguyện Thánh Elena với 8 cây cột tuyệt đẹp. Nhà nguyện này xây trên bàn thờ ngày xưa của hoàng đế Augusto. Cuối gian, bia mộ của Đức hồng y Matteo d'Acquasparta do gia đình Cosmo trạm trổ. Bên trên bức tranh vẽ tượng của P. Cavallini. Đức mẹ Chúa Giêsu và hai thánh. Bên phải là cửa vào nhà mặc áo, bên trái là nhà nguyện Chúa hài đồng. Trên bàn thờ có bức tượng Chúa hài đồng bằng gỗ ô liu lấy từ vườn cây dầu. Hàng năm vào mùa Giáng sinh tượng được tượng trưng bày cho giáo dân kính viếng.
Gian dọc bên trái trong nhà nguyện 5, mở cửa Philippo della valle (Masini xây năm 1494) nhà nguyện 3, Thánh Antôn (của Benozzo Gozzoli) giữa nhà nguyện 2 và 3 tượng đức giáo hoàng Phaolô III.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.