Bạn,
Trong chương trình môn Văn lớp 9 của hệ thống giáo dục CSVN bây giờ, có hai tác phẩn mà các giáo viên thường chọn để ra đề luận văn kiểm tra cuối tháng, cuối học kỳ. Ngoài ra, tổ bộ môn Văn của sở Giáo dục CSVN các tỉnh cũng hay chọn để ra đề thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở hay thi vào lớp 10 cho học sinh của tỉnh mình. Đó là tác phẩm Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố viết trước 1945, và cuốn Hòn Đất của Anh Đức viết trong thời kỳ Cộng sản Bắc Việt phát động chiến tranh xâm lược miền Nam vào những năm đầu thập niên 60. Nhân vật trung tâm của Tắt Đèn là chị Dậu, một phụ nữ nông thôn thời Pháp thuộc, còn trong Hòn Đất, nhân vật chính là một nữ du kích CS tên Sứ. Gần đến kỳ thi học kỳ, hay thi tốt nghiệp, “bùa hộ mạng” về môn Văn mà học sinh thường thủ trong túi quần để tự cứu nguy khi bị bí là bộ đề ôn tập, trong đó có một số đề về chị Dậu, về “chị Sứ”.
Một mẫu đề thi về loại phân vật nhân vật mà học sinh thường hay gặp là: “Em hãy phân tích nhân vật X trong tác phẩm Y mà em đã học”. Nếu giáo viên ra đề rõ ràng như thế thì sẽ không có chuyện nhân vật chị Sứ 1999 như bài viết của báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật ghi lại dưới đây:
Ở huyện X, trong kỳ thi cuối năm môn văn của một lớp khối 9 trường trung học cơ sở B, giáo viên giảng dạy cho đề rất ngắn: “Hãy phân tích nhân vật chị Sứ”. Cả phòng thi miệt mài làm bài. Chỉ có một học sinh khoanh tay ngồi bình thản. Thấy lạ, giám thị hỏi thì em bảo: “Tí nữa em làm”. Hết giờ, học sinh nọ ghi vội vài dòng rồi nộp bài. Thì ra không phải là một bài viết như đề yêu cầu mà là bốn câu thơ lục bát:
Chị Sứ là chị Sứ nào
Mà thầy vơ lấy đưa vào văn chương
Làm em bối rối ngỡ ngàng
Có phải chị Sứ ở phường Lò Chum"
Phường Lò Chum là quê hương của cậu và của nhiều học sinh ở trường. Mấy tháng nay cả phường Lò Chum xôn xao về chuyện một chị tên Sứ, nhà rất nghèo, đi làm ở thành phố, vừa mới về làng dắt theo một ông Tây mũi lõ, trên người chị đầy là vàng.
Chỉ vì bốn câu thơ đó mà hai hôm sau, cậu học sinh bị đưa ra hội đồng kỷ luật nhà trường vì mang tội vô lễ với thầy giáo. Ức quá, cậu bé bật khóc. Hay tin phụ huynh của cậu liền kiện lên phòng Giáo dục huyện X. Nhận được tin, ông C, trưởng phòng giáo dục huyện, rất phân vân, không biết xử lý như thế nào. Nếu xử trò vô lễ thì không đúng, còn xử thầy và bênh trò thì cũng không được. Ông liền đem bài làm của học sinh nọ nhờ người thầy cũ của mình, một giáo sư dạy văn uy tín lâu năm ở trường đại học, phán xét. Vị giáo sư xem bài và ghi vào giấy: Đây là một học sinh giỏi, thông minh hơn lứa tuổi lớp 9 của nó. Bên dưới là cột điểm 10 tròn trịa.
Bạn,
Nhân vật chị Sứ của cậu học sinh là có thật, một phụ nữ quê ở Lò Chum vừa lấy được một ông chồng Tây 100%, một nhân vật của đồng quê Việt Nam năm 1999, còn nhân vật “chị Sứ” trong truyện Hòn Đất là nhân vật phóng tác, mà đến 90% là hư cấu. Theo nhận xét của nhiều giáo viên dạy văn thì cậu học sinh nói trên quả thông minh hơn cái tuổi 14-15 của cậu rất nhiều...
Trong chương trình môn Văn lớp 9 của hệ thống giáo dục CSVN bây giờ, có hai tác phẩn mà các giáo viên thường chọn để ra đề luận văn kiểm tra cuối tháng, cuối học kỳ. Ngoài ra, tổ bộ môn Văn của sở Giáo dục CSVN các tỉnh cũng hay chọn để ra đề thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở hay thi vào lớp 10 cho học sinh của tỉnh mình. Đó là tác phẩm Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố viết trước 1945, và cuốn Hòn Đất của Anh Đức viết trong thời kỳ Cộng sản Bắc Việt phát động chiến tranh xâm lược miền Nam vào những năm đầu thập niên 60. Nhân vật trung tâm của Tắt Đèn là chị Dậu, một phụ nữ nông thôn thời Pháp thuộc, còn trong Hòn Đất, nhân vật chính là một nữ du kích CS tên Sứ. Gần đến kỳ thi học kỳ, hay thi tốt nghiệp, “bùa hộ mạng” về môn Văn mà học sinh thường thủ trong túi quần để tự cứu nguy khi bị bí là bộ đề ôn tập, trong đó có một số đề về chị Dậu, về “chị Sứ”.
Một mẫu đề thi về loại phân vật nhân vật mà học sinh thường hay gặp là: “Em hãy phân tích nhân vật X trong tác phẩm Y mà em đã học”. Nếu giáo viên ra đề rõ ràng như thế thì sẽ không có chuyện nhân vật chị Sứ 1999 như bài viết của báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật ghi lại dưới đây:
Ở huyện X, trong kỳ thi cuối năm môn văn của một lớp khối 9 trường trung học cơ sở B, giáo viên giảng dạy cho đề rất ngắn: “Hãy phân tích nhân vật chị Sứ”. Cả phòng thi miệt mài làm bài. Chỉ có một học sinh khoanh tay ngồi bình thản. Thấy lạ, giám thị hỏi thì em bảo: “Tí nữa em làm”. Hết giờ, học sinh nọ ghi vội vài dòng rồi nộp bài. Thì ra không phải là một bài viết như đề yêu cầu mà là bốn câu thơ lục bát:
Chị Sứ là chị Sứ nào
Mà thầy vơ lấy đưa vào văn chương
Làm em bối rối ngỡ ngàng
Có phải chị Sứ ở phường Lò Chum"
Phường Lò Chum là quê hương của cậu và của nhiều học sinh ở trường. Mấy tháng nay cả phường Lò Chum xôn xao về chuyện một chị tên Sứ, nhà rất nghèo, đi làm ở thành phố, vừa mới về làng dắt theo một ông Tây mũi lõ, trên người chị đầy là vàng.
Chỉ vì bốn câu thơ đó mà hai hôm sau, cậu học sinh bị đưa ra hội đồng kỷ luật nhà trường vì mang tội vô lễ với thầy giáo. Ức quá, cậu bé bật khóc. Hay tin phụ huynh của cậu liền kiện lên phòng Giáo dục huyện X. Nhận được tin, ông C, trưởng phòng giáo dục huyện, rất phân vân, không biết xử lý như thế nào. Nếu xử trò vô lễ thì không đúng, còn xử thầy và bênh trò thì cũng không được. Ông liền đem bài làm của học sinh nọ nhờ người thầy cũ của mình, một giáo sư dạy văn uy tín lâu năm ở trường đại học, phán xét. Vị giáo sư xem bài và ghi vào giấy: Đây là một học sinh giỏi, thông minh hơn lứa tuổi lớp 9 của nó. Bên dưới là cột điểm 10 tròn trịa.
Bạn,
Nhân vật chị Sứ của cậu học sinh là có thật, một phụ nữ quê ở Lò Chum vừa lấy được một ông chồng Tây 100%, một nhân vật của đồng quê Việt Nam năm 1999, còn nhân vật “chị Sứ” trong truyện Hòn Đất là nhân vật phóng tác, mà đến 90% là hư cấu. Theo nhận xét của nhiều giáo viên dạy văn thì cậu học sinh nói trên quả thông minh hơn cái tuổi 14-15 của cậu rất nhiều...
Gửi ý kiến của bạn