Khi vụ án Ngân hàng cổ phần NT (Thanh Hoá) bị phanh phui, người ta phát hiện 20 tờ séc (mỗi tờ 1 triệu USD) có xuất xứ nước ngoài gửi vào tài khoản của ngân hàng. Một giả thiết lớn được đưa ra là ngân hàng này đã cho mượn tư cách pháp nhân để thực hiện một vụ rửa tiền quốc tế... Vừa qua, thêm một nguồn tin đáng tin cậy cho biết: Đã xuất hiện dấu hiệu rửa tiền ở một số công ty liên doanh trong lĩnh vực văn hoá, bởi những công ty này, trên thực tế không hoạt động và không có doanh thu lớn, nhưng vẫn có những khoản tiền lớn được gửi vào ngân hàng...
Trong một vụ án tham nhũng lớn mới xét xử gần đây, người ta phát hiện hai nhân vật chủ chốt của vụ án có tài khoản cá nhân ở nước ngoài. Ngoại trừ khả năng mang tiền mặt qua cửa khẩu vì điều đó quá nguy hiểm và việc nộp một khoản tiền mặt lớn vào ngân hàng nước ngoài sẽ bị từ chối, các chuyên gia ngân hàng cho rằng, nhiều khả năng tiền đã được “rửa” thông qua một hợp đồng mua bán khống với một công ty nào đó... Tuy nhiên, có một khó khăn rất lớn là bên cạnh trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng chưa cao, thì quy định về việc không truy xét nguồn gốc đối với tiền gửi của khách hàng cũng là một rào cản để phát hiện những hành vi rửa tiền. Vô hình trung, đã vào được ngân hàng, dù tiền sạch, tiền bẩn cũng nghiễm nhiên trở thành tiền hợp pháp. Chính vì vậy, mặc dù đây đó có phát hiện ra những dấu hiệu của việc rửa tiền, nhưng kết luận cuối cùng vẫn “treo”.
Bạn,
Khuyến cáo của trung tâm nói trên cho biết hoạt động “tẩy tiền” thường theo một chu trình tam giác: Những đồng tiền có nguồn gốc bất hợp pháp (do buôn lậu, lừa đảo, ma tuý...mà có) được chuyển sang mua tài sản, gửi ngân hàng, mua cổ phần, chứng khoán, cho vay... sau đó, tiền sẽ quay lại với chính kẻ đã tạo ra những đồng tiền ấy. Việc tẩy rửa tiền được hoàn tất ở vị trí thứ 2 này. Thông thường, các đối tượng rửa tiền thường quảng cáo trên báo chí, truyền thông để tạo ra vỏ bọc uy tín và làm ăn có lãi, làm công tác từ thiện, đóng góp xây dựng hoặc mua bất động sản, xây dựng các công trình... sau đó bán lại để thu tiền hoặc đóng cổ phần vào các công ty lớn, sau rút ra hay bán lại cổ phần, và trong quy trình tiến hành các giai đoạn nói trên, một số ngân hàng trong nước đã trở thành tòng phạm.