Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, hơn 1 tháng nay, tại miền Tây Nam phần VN, có hàng chục ngàn người đã kéo về ấp Lâm Dồ (xã Đại Ân II, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) để cúng vái, xin số chỉ vì họ tin rằng ở chùa Lâm Dồ có một khúc gỗ linh thiêng. Báo TT kể như sau.
Vào cuối tháng 11-2003, khi đội xáng cạp thi công tuyến kênh Một Mới (ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân II) ngang qua phần đất ruộng của ông Kim Hen đã phát hiện một khúc gỗ dài 9m, đường kính 63cm. Thấy khúc gỗ còn khá tốt nên ông Kim Hen mang về xẻ ván cất nhà. Do hiếu kỳ, nhiều thanh niên trong xóm đến xem đồng thời bàn tán nhau rằng đây là khúc gỗ linh thiêng nằm sâu trong lòng đất mấy trăm năm.
Không biết tin đồn thế nào mà mỗi ngày có từ 500 - 700 người đổ xô đến nhà ông Kim Hen thắp nhang trên khúc gỗ để cúng vái, xin số... Không chịu được cảnh mỗi ngày có hàng trăm người đến nhà gây ồn ào, ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của gia đình, ông Kim Hen đã mang khúc gỗ này cho chùa Lâm Dồ.
Khi khúc gỗ được đưa về chùa thì tin đồn ngày càng được cánh xe ôm thổi phồng, thêu dệt thêm về những điều huyền ảo nên số người đến chùa xin được cúng vái ngày một nhiều hơn, ngoài bà con địa phương còn có cả người các huyện lân cận như Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Cù Lao Dung, Kế Sách và dân ở tỉnh Bạc Liêu cũng mang nhang đèn, trái cây đến cầu khấn.
Sáng 4-1-2004, có khoảng 300 chiếc xe máy về đậu kín cả sân chùa, phía nhà bếp (cạnh bên khúc gỗ) khói nhang nghi ngút. Khó khăn lắm phóng viên mới chen chân vào được vì hàng trăm người xô đẩy nhau để vào thắp nhang, khấn vái. Khi thắp nhang mỗi người đều vò một mảnh giấy trắng để cạnh đĩa trái cây và cầu khẩn thì thầm, sau đó mở mảnh giấy ra đưa lên ánh sáng để... xem số mấy. Và điệp khúc thắp nhang, vò giấy, cầu khấn, xem số, mua số cứ diễn ra suốt ngày tại chùa Lâm Dồ.
Chị Trần Thị L. quê ở tận Bạc Liêu cũng sang đây để mong tìm được vận may, nhưng chị nói: "Hổm rày tui qua đây xin số nhưng mua gần hết 500 ngàn đồng tiền vé số kiến thiết mà vẫn chưa thấy trúng", giọng chị buồn bã. Biết được bà con đến chùa chủ yếu để xin số nên cánh bán vé số kiến thiết cũng đổ dồn về nhằm phục vụ tại chỗ.
Bạn,
Trao đổi với phóng viên, 1 viên chức xã Đại Ân II cho biết như sau: "Xã đã nhiều lần giải thích với bà con rằng đây chỉ là khúc gỗ bình thường, nhưng mấy người chạy xe ôm cố tình dựng lên nhiều chuyện huyền hoặc nhằm chở khách vào đây thu tiền".
Theo báo Tuổi Trẻ, hơn 1 tháng nay, tại miền Tây Nam phần VN, có hàng chục ngàn người đã kéo về ấp Lâm Dồ (xã Đại Ân II, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) để cúng vái, xin số chỉ vì họ tin rằng ở chùa Lâm Dồ có một khúc gỗ linh thiêng. Báo TT kể như sau.
Vào cuối tháng 11-2003, khi đội xáng cạp thi công tuyến kênh Một Mới (ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân II) ngang qua phần đất ruộng của ông Kim Hen đã phát hiện một khúc gỗ dài 9m, đường kính 63cm. Thấy khúc gỗ còn khá tốt nên ông Kim Hen mang về xẻ ván cất nhà. Do hiếu kỳ, nhiều thanh niên trong xóm đến xem đồng thời bàn tán nhau rằng đây là khúc gỗ linh thiêng nằm sâu trong lòng đất mấy trăm năm.
Không biết tin đồn thế nào mà mỗi ngày có từ 500 - 700 người đổ xô đến nhà ông Kim Hen thắp nhang trên khúc gỗ để cúng vái, xin số... Không chịu được cảnh mỗi ngày có hàng trăm người đến nhà gây ồn ào, ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của gia đình, ông Kim Hen đã mang khúc gỗ này cho chùa Lâm Dồ.
Khi khúc gỗ được đưa về chùa thì tin đồn ngày càng được cánh xe ôm thổi phồng, thêu dệt thêm về những điều huyền ảo nên số người đến chùa xin được cúng vái ngày một nhiều hơn, ngoài bà con địa phương còn có cả người các huyện lân cận như Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Cù Lao Dung, Kế Sách và dân ở tỉnh Bạc Liêu cũng mang nhang đèn, trái cây đến cầu khấn.
Sáng 4-1-2004, có khoảng 300 chiếc xe máy về đậu kín cả sân chùa, phía nhà bếp (cạnh bên khúc gỗ) khói nhang nghi ngút. Khó khăn lắm phóng viên mới chen chân vào được vì hàng trăm người xô đẩy nhau để vào thắp nhang, khấn vái. Khi thắp nhang mỗi người đều vò một mảnh giấy trắng để cạnh đĩa trái cây và cầu khẩn thì thầm, sau đó mở mảnh giấy ra đưa lên ánh sáng để... xem số mấy. Và điệp khúc thắp nhang, vò giấy, cầu khấn, xem số, mua số cứ diễn ra suốt ngày tại chùa Lâm Dồ.
Chị Trần Thị L. quê ở tận Bạc Liêu cũng sang đây để mong tìm được vận may, nhưng chị nói: "Hổm rày tui qua đây xin số nhưng mua gần hết 500 ngàn đồng tiền vé số kiến thiết mà vẫn chưa thấy trúng", giọng chị buồn bã. Biết được bà con đến chùa chủ yếu để xin số nên cánh bán vé số kiến thiết cũng đổ dồn về nhằm phục vụ tại chỗ.
Bạn,
Trao đổi với phóng viên, 1 viên chức xã Đại Ân II cho biết như sau: "Xã đã nhiều lần giải thích với bà con rằng đây chỉ là khúc gỗ bình thường, nhưng mấy người chạy xe ôm cố tình dựng lên nhiều chuyện huyền hoặc nhằm chở khách vào đây thu tiền".
Gửi ý kiến của bạn