WASHINGTON (New York Times) - Bộ Quốc Phòng Mỹ sẽ tung ra chiến dịch tuyên truyền - cả trắng, xám, và đen - để hỗ trợ cho các mục tiêu chiến lược. Và sẵn sàng tung cả tin vịt, điều trước giờ là tối kỵ tại Mỹ. Cũng như tung tiền thuê các cơ quan truyền thông tư nhân để làm chuyện này.
Pentagon đang thiết kế các kế hoạch cung cấp tin tức, có thể ngay cả tin vịt, cho các cơ quan truyền thông ngoại quốc như một phần chiến dịch ảnh hưởng tới cảm xúc công chúng và các nhà làm chính sách tại cả các nước bạn và các nước đối nghịch.
Các kế hoạch này, nguyên vẫn chưa được chấp thuận chung kết bởi chính phủ Bush, đã gây chống đối từ một số viên chức Pentagon - họ nói là sẽ có thể làm mất uy tín các thông tin vẫn được công khai phân phối bởi Bộ Quốc Phòng.
Quân Mỹ từ lâu vẫn tham dự cuộc chiến thông tin chống các nước hung hãn, thí dụ như thả truyền đơn và phát thanh vào A Phú Hãn khi còn chế độ Taliban.
Nhưng gần đây mới lập ra Sở Ảnh Hưởng Chiến Lược (Office of Strategic Influence, OSI) nơi đang xin phép mở rộng chiến dịch vào các nước đồng minh ở Trung Đông, Á Châu và ngay cả Tây Âu. Sở này sẽ đóng vai trò trước giờ thường do các cơ quan dân sự làm, chủ yếu là do Bộ Ngoại Giao.
Sở OSI lập ra ngay sau ngày 11-9, là 1 đáp ứng về nỗi lo rằng Mỹ đang mất sự hỗ trợ từ công chúng nước ngoài trong cuộc chiến chống khủng bố, đặc biệt tại các nước Hồi Giáo.
Một phần trong chiến dịch chống lại phe Taliban, Osama bin Laden và các đàn em, Bộ Ngoại Giao Mỹ đã thuê 1 cựu giám đốc ngành quảng cáo điều hành Sở Quan Hệ Công Chúng, và Bạch Ốc đã lập ra một trung tâm tác chiến về thông tin công chúng để điều hợp cac1 bản tin hàng ngày của chính phủ phổ biến trong nội địa và ngoaì nước.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald H. Rumsfeld, trong khi hỗ trợ mạnh mẽ Sở OSI, vẫn chưa ưng thuận các đề nghị cụ thể, và đã yêu cầu luật sư trưởng Pentagon là William J. Haynes duyệt lại, theo 1 viên chức tiết lộ.
Chỉ huy bởi Tướng Simon P. Worden của Không Quân, Sở OSI đã bắt đầu trình ra các các đề nghị mật trong đó kêu gọi lập các chiến dịch sử dụng vừa cả giới truyền thông ngoài nước và Internet và cả các chiến dịch mật.
Tướng Worden hình dung ra các chiến dịch “đen” chuyên dùng tin bóp méo, và các hoạt động mật khác thuộc loại “trắng” dựa vào các bản tin chính xác trung thực. Một viên chức Pentagon cao cấp nói, “Nó đi từ cái đen nhất của các chương trình đen cho tới cái trắng nhất của chương trình trắng.”
Để hỗ trợ Sở OSI, Pentagon đã thuê Rendon Group, một hãng tham vấn quốc tế trụ sở ở Washington điều hành bởi John W. Rendon Jr., một cựu phụ tá vận động cho cựu TT Jimmy Carter. Công ty này nổi tiếng khi thầu vài chương trình tuyên truyền tại các nước Ả Rập, kể cả 1 chiến dịch tố cáo tội ác Iraq trong thời xâm chiếm Kuwait năm 1990.
Công ty này đã được chính phủ Bush thuê để giúp lật đổ Saddam Hussein.
Những người chống đối nói là các tin vịt được Sở OSI mồi vào các hãng truyền thông quốc tế, như Reuters hay AFP, có thể cũng được in hay phát thanh bởi cac1 hãng tin Mỹ.
Pentagon và CIA bị luật pháp Mỹ ngăn cấm hoạt động tuyên truyền tại Hoa Kỳ. Trong giữa thập niên 1970s, người ta khám phá ra là vài chương trình CIA đã cấy tin vịt vào cac1 hãng tin ngoại quốc lại ép phê dội về đăng thành tin trên baó Mỹ.
Sở OSI cũng sẽ thuê các công ty tư phụ giúp chương trình thông tin và lượng định tính hiệu quả của chúng bằng các kỹ thuật như các cuộc vận động chính trị Hoa Kỳ, kể cả làm thăm dò có tính khoa học.
Pentagon đang thiết kế các kế hoạch cung cấp tin tức, có thể ngay cả tin vịt, cho các cơ quan truyền thông ngoại quốc như một phần chiến dịch ảnh hưởng tới cảm xúc công chúng và các nhà làm chính sách tại cả các nước bạn và các nước đối nghịch.
Các kế hoạch này, nguyên vẫn chưa được chấp thuận chung kết bởi chính phủ Bush, đã gây chống đối từ một số viên chức Pentagon - họ nói là sẽ có thể làm mất uy tín các thông tin vẫn được công khai phân phối bởi Bộ Quốc Phòng.
Quân Mỹ từ lâu vẫn tham dự cuộc chiến thông tin chống các nước hung hãn, thí dụ như thả truyền đơn và phát thanh vào A Phú Hãn khi còn chế độ Taliban.
Nhưng gần đây mới lập ra Sở Ảnh Hưởng Chiến Lược (Office of Strategic Influence, OSI) nơi đang xin phép mở rộng chiến dịch vào các nước đồng minh ở Trung Đông, Á Châu và ngay cả Tây Âu. Sở này sẽ đóng vai trò trước giờ thường do các cơ quan dân sự làm, chủ yếu là do Bộ Ngoại Giao.
Sở OSI lập ra ngay sau ngày 11-9, là 1 đáp ứng về nỗi lo rằng Mỹ đang mất sự hỗ trợ từ công chúng nước ngoài trong cuộc chiến chống khủng bố, đặc biệt tại các nước Hồi Giáo.
Một phần trong chiến dịch chống lại phe Taliban, Osama bin Laden và các đàn em, Bộ Ngoại Giao Mỹ đã thuê 1 cựu giám đốc ngành quảng cáo điều hành Sở Quan Hệ Công Chúng, và Bạch Ốc đã lập ra một trung tâm tác chiến về thông tin công chúng để điều hợp cac1 bản tin hàng ngày của chính phủ phổ biến trong nội địa và ngoaì nước.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald H. Rumsfeld, trong khi hỗ trợ mạnh mẽ Sở OSI, vẫn chưa ưng thuận các đề nghị cụ thể, và đã yêu cầu luật sư trưởng Pentagon là William J. Haynes duyệt lại, theo 1 viên chức tiết lộ.
Chỉ huy bởi Tướng Simon P. Worden của Không Quân, Sở OSI đã bắt đầu trình ra các các đề nghị mật trong đó kêu gọi lập các chiến dịch sử dụng vừa cả giới truyền thông ngoài nước và Internet và cả các chiến dịch mật.
Tướng Worden hình dung ra các chiến dịch “đen” chuyên dùng tin bóp méo, và các hoạt động mật khác thuộc loại “trắng” dựa vào các bản tin chính xác trung thực. Một viên chức Pentagon cao cấp nói, “Nó đi từ cái đen nhất của các chương trình đen cho tới cái trắng nhất của chương trình trắng.”
Để hỗ trợ Sở OSI, Pentagon đã thuê Rendon Group, một hãng tham vấn quốc tế trụ sở ở Washington điều hành bởi John W. Rendon Jr., một cựu phụ tá vận động cho cựu TT Jimmy Carter. Công ty này nổi tiếng khi thầu vài chương trình tuyên truyền tại các nước Ả Rập, kể cả 1 chiến dịch tố cáo tội ác Iraq trong thời xâm chiếm Kuwait năm 1990.
Công ty này đã được chính phủ Bush thuê để giúp lật đổ Saddam Hussein.
Những người chống đối nói là các tin vịt được Sở OSI mồi vào các hãng truyền thông quốc tế, như Reuters hay AFP, có thể cũng được in hay phát thanh bởi cac1 hãng tin Mỹ.
Pentagon và CIA bị luật pháp Mỹ ngăn cấm hoạt động tuyên truyền tại Hoa Kỳ. Trong giữa thập niên 1970s, người ta khám phá ra là vài chương trình CIA đã cấy tin vịt vào cac1 hãng tin ngoại quốc lại ép phê dội về đăng thành tin trên baó Mỹ.
Sở OSI cũng sẽ thuê các công ty tư phụ giúp chương trình thông tin và lượng định tính hiệu quả của chúng bằng các kỹ thuật như các cuộc vận động chính trị Hoa Kỳ, kể cả làm thăm dò có tính khoa học.
Gửi ý kiến của bạn