Vào giữa tháng 10, Trung Quốc làm sống dậy các mối quan tâm. Chứng cứ bắt đầu lộ ra ở phía tây tỉnh Tân Cương, nới gần 8 triệu người Uighurs sinh sống, mà Bắc Kinh đã bắt đầu cuộc điều tra trên số dân thiểu số nầy như một phần của " chiến dịch chống khủng bố ".
Tuy Trung Quốc, đã trở nên rõ ràng trong hơn hai tháng qua, chỉ là một trong số các chính phủ châu Á đang sử dụng giọng điệu quân sự của Washington để theo đuổi các biện pháp chống khủng bố gắt gao mang tính quốc nội. Việc chuyển hướng nầy gây rắc rối cho các nhà hoạt động khu vực, hiện lo sợ việc tăng lên trong việc dùng "Chính sách khủng bố" trong những năm tới của nhà nước, nhằm đàn áp sự bất ổn trong nước, các phong trào ly khai hay ngay cả các địa phương chống đối - và tìm những nỗi sợ cao độ kể từ ngày 11/9, môi trường quen thuộc để trấn áp.
Tại Malaysia, nhà cầm quyền dùng cuộc chiến chống khủng bố để biện minh cho các vụ bắt bớ theo luật nội an, luật của thời kỳ thuộc địa cho phép bắt giam không cần xét xử và dùng để chống lại những nhà chính trị đối lập.
Tại láng giềng Nam Dương, chính phủ đã nắm lấy thời điểm để phá vở những phong trào ly khai ở các tỉnh Aceh và Irian Jaya. Cùng lúc, và lần đầu tiên, Jakarta đã tuyên bố rằng hệ thống khủng bố Ai-Qaeda có liên hệ với môn phái Hendropriyono. Theo trưởng ngành tình báo Nam Dương cho biết Al-Qaeda có trại huấn luyện trên đảo Sulawesi và những kẻ "đứng ngoài vòng" đang hoạt động chung với dân quân địa phương, các nhóm chịu trách nhiệm hơn hết trong các xung đột giữa Cơ Đốc Giáo và Hồi Giáo tại đây. Có gần 1.000 người bị giết, trong lúc tỉnh Maluku gần đó, khoảng 9.000 người bị thiệt mạng trong cuộc chiến phe phái.
Trong tài liệu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ do toà đại sứ tại Jakarta phổ biến vào tuần nầy, danh sách 45 quốc gia có các nhóm Al-Qeada và thuộc hạ cư trú; trong đó, ngoài Hendropriyono, danh sách bao gồm Malaysia, Philippines, nhưng không đề tên Nam Dương.
Ở phía Nam Philippines, nơi Hồi Giáo đang tìm cách ly khai, Các nhà theo dõi nhân quyền đã ghi nhận hai vấn đề: Quân đội được cho thêm quyền hạn trong việc kiểm soát dân sự - đến nay vẫn do cảnh sát - và bắt giữ không cần lệnh, đang được hợp pháp hoá.
Tại Ấn Độ, chính phủ quyết định nhờ quốc hội chấp thuận dự luật chống khủng bố, bị chỉ trích vì vi phạm nhân quyền và quy tắc luật lệ. Tuần nầy, lãnh đạo của một đảng chính trị sẽ tiếp tục ghi nhận việc bàn luận về dự luật đang được giới thiệu, làm khiếp sợ những người ủng hộ trong đảng, vào lúc cả nước đang nhìn vào cuộc bầu cử vào năm tới.