Hôm nay,  

Chuyện Ở An Giang

07/09/200300:00:00(Xem: 4858)
Bạn,
Theo báo quốc nội, từ 1993 đến nay, tỉnh An Giang là một trong những địa phương có số phụ nữ lấy chồng Đài Loan ở mức cao. Trong 10 năm qua, tỉnh này có hơn 3,500 cô gái lấy chồng Đài Loan. Hầu hết các cuộc hôn nhân này thông qua các dịch vụ môi giới tại Sào Gòn, hoặc qua các "cò hôn nhân" từ Sài Gòn về miền Tây tuyển lựa. Báo GDTĐ ghi nhận về chuyện lấy chồng Đài Loan của một số cô gái ở An Giang như sau.
Người An Giang đầu tiên lấy chồng Đài Loan trở về thăm quê cách đây khoảng 10 năm, ấy là một cô gái xinh xẻo sinh ra tại xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn. Chẳng còn cái dáng "hơi quê chút xíu" hồi nào, cô đẹp hẳn ra, quần áo lượt là như một cô chủ, có công chuyện đi đâu mấy bước cũng ôtô và có cậu chủ Đài Loan đi cùng. Mặc cho những lời đồn đại về cặp uyên ương và những "bài toán kinh tế" của gia đình nhà gái, các cô gái lấy chồng Đài Loan cứ tăng dần, tăng dần, tạo lên "cơn sốt", và "mốt" làm dâu xứ Đài. Sự hãnh diện của gia đình nhà gái và sự thèm khát "đổi đời" trong gang tấc của một số bậc cha mẹ khác đã không tránh khỏi.
Đến nay (sau 10 năm), Vĩnh Trạch đã có 197 trường hợp, còn cả tỉnh An Giang thì đã có... hơn 3500 trường hợp lấy chồng Đài Loan, chủ yếu thông qua dịch vụ môi giới kết hôn tại thành phố SG có vẻ hợp pháp cả đấy, nhưng... Tố cáo của nhiều nạn nhân trở về từ Đài Loan cho thấy dịch vụ môi giới kết hôn với người nước ngoài cũng tiềm ẩn nguy cơ mua bán phụ nữ, trẻ em vào mục đích mại dâm mà tỉnh An Giang đang phải hứng chịu. Không ít trường hợp bị tráo chồng, bị chồng bỏ rơi, bị đem bán tiếp như một đồ vật, hàng hóa, có khi còn bị đẩy vào cảnh làm "vợ tập thể" cho cả gia đình, họ hàng nhà chồng.

3 ngàn 500 chia cho 10, vị chi mỗi nămAn Giang có... 350 cô gái lấy chồng "ngoại", bản thân con số này đã toát lên sự không bình thường. Nhưng tại sao đã có những tấm gương tày liếp như trên mà một số bậc cha mẹ vẫn đi theo vết xe đổ và vẫn bán con dưới chiêu bài hợp pháp là "đăng ký kết hôn" cho người Đài Loan" Lý do cũng đơn giản thôi: Để "nẫng" người đẹp, các chàng rể Đài Loan thường phải chi một khoản 10 ngàn đô, bao gồm các khoản: dịch vụ mối lái, đăng ký kết hôn, tổ chức đám cưới tại một khách sạn ở thành phố SG, viện trợ cả gói cho bậc cha mẹ thừa nhận mình là chàng rể, và một khoản gọi là dự phòng rủi ro. Có những bậc cha mẹ, sau khi "đã đời" nhờ viện trợ mà tậu được nhà, sắm được xe và nhiều tiện nghi đắt tiền khác, lại còn mơ những đồng "đô" đều đặn từ Đài Loan gửi về khi con gái mình đã ấm chỗ với chàng rể bên ấy.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: Tiếc thay, không phải trường hợp nào lấy chồng "ngoại" cũng trong ấm ngoài êm, vẹn cả đôi đường, không phải trường hợp nào lấy chồng "ngoại" khát vọng "đổi đời" cũng đồng thuận với luật pháp, đạo lý và truyền thống Việt Nam. Thậm chí có trường hợp nàng dâu phải bỏ về do bị nhà chồng đánh đạp ngược đãi, bị chà đạp danh dự, nhân phẩm thì các bậc cha mẹ lại nổi giận đùng đùng, tìm mọi cách ép buộc con mình trở lại Đài Loan. "Vinh hoa, phú quý có tuổi thọ vô cùng ngắn ngủi nếu nó không được dầy công gây dựng bằng tài năng, sức lao động của người trong cuộc". Nghĩ như vậy có nạn nhân đã chọn con đường hoặc bỏ nhà đi biệt xứ chứ không chấp nhận một lần nữa chiêu "đổi đời" kỳ cục do cha mẹ áp đặt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.