Bạn,
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, tại miền Bắc VN, trên khúc sông Ðà từ cửa thuỷ điện Hoà Bình về đến ngã ba Việt Trì dài hơn 50km có bao nhiêu làng chài thì bấy nhiêu làng có nghề câu xác vơi những cái tên như Vạn Mộc, Tùng Sơn, Sơn Ðà, Bảo Yên, Trung Hà. Dòng sông bí ẩn đã sinh ra những làng chài và cũng ban cho dân chài nghề bất đắc dĩ là nghề câu xác người chết trôi. Báo TT viết về những dân chài làm nghề này qua đoạn ký sự như sau.
Anh Kiều Văn Toàn, người được làng chài Trung Hà mệnh danh là con rái cá, có máu mặt với nghề câu xác cho biết, mùa lũ năm nào dòng sông Ðà cũng có xác người chết trôi. Có năm xác nhiều vớt không xuể, cũng không mấy ai đến nhờ vớt lên. Mấy hôm sau xác tự nổi lên, dạt vào bờ rồi lại không thấy đâu nữa. Với anh Toàn, vớt xác đã trở thành nghề chính của anh lúc nào cũng không hay. Những người làm nghề này đều tâm niệm vớt xác là làm phúc cho người ta nên họ không bao giờ mặc cả với thân chủ là lấy bao nhiêu tiền. Nhiều khi câu được xác lên, thợ câu còn đưa về tận nhà, phụ giúp tang ma, cũng có khi thấy thân chủ quá nghèo họ cũng chẳng lấy tiền công.
Từ hồi có đập thủy điện chặn dòng và điều tiết nước, dòng chảy ở hạ lưu có vẻ êm đềm hơn nhưng rất dễ "bẫy người", nhất là đoạn sông chảy ra gần đến ngã ba, qua làng Trung Hà, nơi đôi bờ có những vách đá dựng đứng hai, ba mét. Rất nhiều trẻ em bị chất đuối nơi đây bởi ẩn hoạ nằm dưới mặt nước thanh bình giả tạo này là vô số hang, hố sâu dưới đáy. Năm nào cũng có ngườI chết đuối ở khúc sông này nên dân câu xác tin rằng lòng sông có những con "ma sông". Bởi vậy, lần nào "tác nghiệp" họ cũng làm một mâm cỗ để cúng thần sông, mong ngài có bắt cái hồn nhưng xin nhả cho cái xác.
Bạn.
Báo Tuổi Trẻ viết tiếp: Nhà nào ở làng chài Trung Hà cũng có một bộ đồ câu xác. Ðồ nghề của những thợ câu gồm một lưới giống như lưới đánh cá, phía đuôi đính hàng trăm lưỡi câu bằng thép, to bằng nan hoa xe máy hoặc bằng đầu đũa. Lưỡi câu cong, sắc lẹm, trị giá khoảng 2.5 triệu đồng. Khi câu người ta nắm cả mớ lưới móc, ngồi trên thuyền mà quăng xuống nước. Sức nặng của các móc câu như con chì kéo tấm lưới xuống sát đáy sông. Những móc này rất "bắt" xác, đã dính là móc chặt lấy quần áo, da thịt người chết. Thấy nặng là họ kéo lên. Mỗi lần như vậy thường có 9-10 thuyền rà quét trên sông. Câu xác phải theo mô hình dàn ngang hoặc đánh vòng tròn thì mới có thể đụng xác, không bị bỏ sót. Theo dân trong nghề, khó câu nhất là đoạn sông vùng ngã ba Việt Trì vì nơi đây nặng phù sa. Xác chết chỉ chậm câu sau vài tiếng đồng hồ là bị phù sa phủ lấp.
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, tại miền Bắc VN, trên khúc sông Ðà từ cửa thuỷ điện Hoà Bình về đến ngã ba Việt Trì dài hơn 50km có bao nhiêu làng chài thì bấy nhiêu làng có nghề câu xác vơi những cái tên như Vạn Mộc, Tùng Sơn, Sơn Ðà, Bảo Yên, Trung Hà. Dòng sông bí ẩn đã sinh ra những làng chài và cũng ban cho dân chài nghề bất đắc dĩ là nghề câu xác người chết trôi. Báo TT viết về những dân chài làm nghề này qua đoạn ký sự như sau.
Anh Kiều Văn Toàn, người được làng chài Trung Hà mệnh danh là con rái cá, có máu mặt với nghề câu xác cho biết, mùa lũ năm nào dòng sông Ðà cũng có xác người chết trôi. Có năm xác nhiều vớt không xuể, cũng không mấy ai đến nhờ vớt lên. Mấy hôm sau xác tự nổi lên, dạt vào bờ rồi lại không thấy đâu nữa. Với anh Toàn, vớt xác đã trở thành nghề chính của anh lúc nào cũng không hay. Những người làm nghề này đều tâm niệm vớt xác là làm phúc cho người ta nên họ không bao giờ mặc cả với thân chủ là lấy bao nhiêu tiền. Nhiều khi câu được xác lên, thợ câu còn đưa về tận nhà, phụ giúp tang ma, cũng có khi thấy thân chủ quá nghèo họ cũng chẳng lấy tiền công.
Từ hồi có đập thủy điện chặn dòng và điều tiết nước, dòng chảy ở hạ lưu có vẻ êm đềm hơn nhưng rất dễ "bẫy người", nhất là đoạn sông chảy ra gần đến ngã ba, qua làng Trung Hà, nơi đôi bờ có những vách đá dựng đứng hai, ba mét. Rất nhiều trẻ em bị chất đuối nơi đây bởi ẩn hoạ nằm dưới mặt nước thanh bình giả tạo này là vô số hang, hố sâu dưới đáy. Năm nào cũng có ngườI chết đuối ở khúc sông này nên dân câu xác tin rằng lòng sông có những con "ma sông". Bởi vậy, lần nào "tác nghiệp" họ cũng làm một mâm cỗ để cúng thần sông, mong ngài có bắt cái hồn nhưng xin nhả cho cái xác.
Bạn.
Báo Tuổi Trẻ viết tiếp: Nhà nào ở làng chài Trung Hà cũng có một bộ đồ câu xác. Ðồ nghề của những thợ câu gồm một lưới giống như lưới đánh cá, phía đuôi đính hàng trăm lưỡi câu bằng thép, to bằng nan hoa xe máy hoặc bằng đầu đũa. Lưỡi câu cong, sắc lẹm, trị giá khoảng 2.5 triệu đồng. Khi câu người ta nắm cả mớ lưới móc, ngồi trên thuyền mà quăng xuống nước. Sức nặng của các móc câu như con chì kéo tấm lưới xuống sát đáy sông. Những móc này rất "bắt" xác, đã dính là móc chặt lấy quần áo, da thịt người chết. Thấy nặng là họ kéo lên. Mỗi lần như vậy thường có 9-10 thuyền rà quét trên sông. Câu xác phải theo mô hình dàn ngang hoặc đánh vòng tròn thì mới có thể đụng xác, không bị bỏ sót. Theo dân trong nghề, khó câu nhất là đoạn sông vùng ngã ba Việt Trì vì nơi đây nặng phù sa. Xác chết chỉ chậm câu sau vài tiếng đồng hồ là bị phù sa phủ lấp.
Gửi ý kiến của bạn