Bạn,
Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, có 1 thôn làng của người sắc tộc thiểu số S'Tiêng mà cư dân trong làng này đang cùng tê giác ở vườn "quốc gia Cát Tiên". Đó là thôn 4, một thôn làng ở nơi xa nhất của xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, nằm lọt thỏm giữa rừng già âm u vắng lặng với 16 nóc nhà. Phóng viên báo Tuổi Trẻ ghi nhận về đời sống của dân làng này như sau.
Từ trụ sở vườn quốc gia Cát Tiên tới đây chỉ có cách duy nhất là cuốc bộ. Đường rừng ngoằn ngoèo, có đoạn dốc dựng đứng 50-60 độ, bám đầy rêu trơn trượt. Trưởng thôn Điểu K'Kheng cho biết: Tê giác thường xuất hiện rất gần khu vực thôn để uống nước suối. Có bữa chúng còn đi vào tận rẫy điều để lại nhiều dấu chân to. Từ người lớn đến trẻ con trong thôn đều biết và có trách nhiệm bảo vệ loài tê giác quý hiếm. Trong thôn, vách nhà nào cũng trang trí những tấm poster khá to về tê giác cùng những loài thú khác của vườn.
Già làng K'Băm khề khà: Thôn đã định cư ở rừng được 29 đời, cũng là ngần ấy năm sống cùng loài tê giác quý hiếm. Trước đây cũng có tình trạng săn bắt thú rừng, trong đó có cả loài tê giác. Từ khi sáp nhập vào vườn quốc gia Cát Tiên (trước đây là khu bảo tồn Cát Lộc), bà con không còn đi bẫy thú và phá rừng làm rẫy nữa. Mới đây, để có cái ăn, mỗi hộ đào đất tạo 1-2 sào ruộng trồng lúa ở ngay trong khu vực thôn. Ngoài rau nhíp, đọt mây là thức ăn thường xuyên, nhiều hộ còn đào thêm ao sau nhà để nuôi cá.
Cả thôn có 25 học trò, cũng là thế hệ đầu tiên biết chữ trọn vẹn. Buổi sáng người lớn kéo nhau đi rẫy điều, ra ruộng gặt lúa. Cả thôn vắng vẻ như tờ, duy có trường làng là vang tiếng ê a học trò. Gọi là trường cho oai chứ đó chỉ là một phòng học tạm bợ, trống trước hở sau. Mưa đến thì cả thầy trò cùngchạy. Phòng học đã tồn tại được bốn năm và đang học theo phương thức lớp ghép. Hai thầy giáo trẻ Trần Quang Huy và Nguyễn Văn Ngạn đều ở thị xã Pongour.
Mới đầu nói tiếng Kinh học trò không hiểu, thầy vừa dạy theo giáo án vừa phải dạy thêm những câu thoại thông dụng của tiếng Kinh. Cha mẹ không biết chữ nên trăm sự đều nhờ vào hai thầy. Hai thầy cho biết: Học trò ở vùng tê giác nên trong các giờ tự nhiên xã hội còn lồng ghép thêm một số kiến thức thực tế của rừng để giáo dục các em về tình yêu và ý thức môi trường thiên nhiên, các loài thú quý hiếm ở ngay bên cạnh mình. Chỉ còn một năm học nữa sẽ hết bậc tiểu học trong rừng.
Bạn,
Tiếp xúc với phóng viên, trưởng thôn K'Kheng nói: Sẽ gửi các em tiếp tục học ở trường dân tộc nội trú. Quyết tâm của thôn là lứa này sẽ có đứa vào đại học. Báo TT nhắc đến trường hợp 1 thanh niên tên là K'Ru . Thanh niên này đã theo học 1 khóa y tế thôn bản của huyện, trở thành người cầm tay bắt mạchÕ, chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em cho cả thôn. Anh ta tâm sự :"Mình cũng như thế hệ trẻ ở đây thèm học ghê lắm. Chỉ có con đường học vấn mới giúp thôn mình không thua kém người ta".
Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, có 1 thôn làng của người sắc tộc thiểu số S'Tiêng mà cư dân trong làng này đang cùng tê giác ở vườn "quốc gia Cát Tiên". Đó là thôn 4, một thôn làng ở nơi xa nhất của xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, nằm lọt thỏm giữa rừng già âm u vắng lặng với 16 nóc nhà. Phóng viên báo Tuổi Trẻ ghi nhận về đời sống của dân làng này như sau.
Từ trụ sở vườn quốc gia Cát Tiên tới đây chỉ có cách duy nhất là cuốc bộ. Đường rừng ngoằn ngoèo, có đoạn dốc dựng đứng 50-60 độ, bám đầy rêu trơn trượt. Trưởng thôn Điểu K'Kheng cho biết: Tê giác thường xuất hiện rất gần khu vực thôn để uống nước suối. Có bữa chúng còn đi vào tận rẫy điều để lại nhiều dấu chân to. Từ người lớn đến trẻ con trong thôn đều biết và có trách nhiệm bảo vệ loài tê giác quý hiếm. Trong thôn, vách nhà nào cũng trang trí những tấm poster khá to về tê giác cùng những loài thú khác của vườn.
Già làng K'Băm khề khà: Thôn đã định cư ở rừng được 29 đời, cũng là ngần ấy năm sống cùng loài tê giác quý hiếm. Trước đây cũng có tình trạng săn bắt thú rừng, trong đó có cả loài tê giác. Từ khi sáp nhập vào vườn quốc gia Cát Tiên (trước đây là khu bảo tồn Cát Lộc), bà con không còn đi bẫy thú và phá rừng làm rẫy nữa. Mới đây, để có cái ăn, mỗi hộ đào đất tạo 1-2 sào ruộng trồng lúa ở ngay trong khu vực thôn. Ngoài rau nhíp, đọt mây là thức ăn thường xuyên, nhiều hộ còn đào thêm ao sau nhà để nuôi cá.
Cả thôn có 25 học trò, cũng là thế hệ đầu tiên biết chữ trọn vẹn. Buổi sáng người lớn kéo nhau đi rẫy điều, ra ruộng gặt lúa. Cả thôn vắng vẻ như tờ, duy có trường làng là vang tiếng ê a học trò. Gọi là trường cho oai chứ đó chỉ là một phòng học tạm bợ, trống trước hở sau. Mưa đến thì cả thầy trò cùngchạy. Phòng học đã tồn tại được bốn năm và đang học theo phương thức lớp ghép. Hai thầy giáo trẻ Trần Quang Huy và Nguyễn Văn Ngạn đều ở thị xã Pongour.
Mới đầu nói tiếng Kinh học trò không hiểu, thầy vừa dạy theo giáo án vừa phải dạy thêm những câu thoại thông dụng của tiếng Kinh. Cha mẹ không biết chữ nên trăm sự đều nhờ vào hai thầy. Hai thầy cho biết: Học trò ở vùng tê giác nên trong các giờ tự nhiên xã hội còn lồng ghép thêm một số kiến thức thực tế của rừng để giáo dục các em về tình yêu và ý thức môi trường thiên nhiên, các loài thú quý hiếm ở ngay bên cạnh mình. Chỉ còn một năm học nữa sẽ hết bậc tiểu học trong rừng.
Bạn,
Tiếp xúc với phóng viên, trưởng thôn K'Kheng nói: Sẽ gửi các em tiếp tục học ở trường dân tộc nội trú. Quyết tâm của thôn là lứa này sẽ có đứa vào đại học. Báo TT nhắc đến trường hợp 1 thanh niên tên là K'Ru . Thanh niên này đã theo học 1 khóa y tế thôn bản của huyện, trở thành người cầm tay bắt mạchÕ, chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em cho cả thôn. Anh ta tâm sự :"Mình cũng như thế hệ trẻ ở đây thèm học ghê lắm. Chỉ có con đường học vấn mới giúp thôn mình không thua kém người ta".
Gửi ý kiến của bạn