Hôm nay,  

Nghề Đá Ninh Vân

25/07/199900:00:00(Xem: 6549)
Tôi cũng như bạn, cùng lớn lên ở Sài Gòn, một nơi quy tụ đủ khách giang hồ. Nhưng những gì chúng ta hiểu về dân tộc chỉ là những phần rất nhỏ, thường khi còn khiếm khuyết. Bạn bây giờ bên xứ người nhiều khi ký ức còn mờ nhạt thêm, có khi hiểu về nước người hơn nước mình. Một lần còn nhớ thư bạn gửi về có nói về một công trình tạc trên núi đá tượng năm vị Tổng Thống Mỹ, lòng tôi nghĩ sao nước mình không ai chịu leo núi tạc đá làm tượng. Gần đây có đọc một bài báo về một làng tạc đá, và tôi biết rằng bạn sẽ thích thú đọc để biết rằng có những niềm vui nghệ sĩ vẫn nằm sẵn trong máu dân mình. Bài báo này tóm tắt như sau.
Cách đây hơn 300 năm, Côn Lăng Hạ - một trong bốn làng ở xã Ninh Vân (thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) - đã được sắc phong công nhận là nơi sản sinh ra nghề làm đá. Xưa, thợ đá Ninh Vân là tác giả của những ngai thờ, hương án, sập đá uy nghi, bề thế; những bộ tứ linh, tứ quý chạm nổi tinh xảo, sống động. Nay, thợ đá Ninh Vân (có khoảng 1.000 người) còn tham gia các công trình kiến trúc bằng đá đồ sộ.
Xã Ninh Vân (Ninh Bình) có tất cả bốn làng, trong đó nghề đá mỹ nghệ chủ yếu ở hai làng Xuân Vũ và Côn Lăng Hạ (nay gọi là làng Hệ). Theo những tài liệu lưu truyền về lịch sử làng đá, cách đây hơn 300 năm, Côn Lăng Hạ được nhận sắc phong công nhận là nơi sản sinh ra nghề làm đá. Trong văn bia của làng cũng còn lưu giữ tên tuổi tổ sư nghề đá là cụ Hoàng Sùng, có gốc gác từ đất Thanh Hóa. Hằng năm, cứ vào rằm tháng tám, những người thợ đá Ninh Vân lại tụ họp nơi đình làng làm lễ bái tổ, cùng nâng chén tâm giao chuyện nghề, chuyện đời.
Dạo một vòng quanh đình, đền làng Hệ, có thể thấy được những giá trị vô giá của nghệ thuật chạm đá mà cha ông để lại. Những người thợ mộc “đào trơn đóng bén” hẳn cũng phải ngạc nhiên thán phục khi được ngắm nhìn các hương án, sập đá uy nghi bề thế trong đình với mộng ghép ăn khớp đến độ hoàn hảo, những bộ tứ linh, tứ quý chạm nổi tinh xảo, sống động đến diệu kỳ. Và khi bước chân vào đền Hạ Kê Sơn, một trong những danh thắng được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích văn hóa lịch sử, bất cứ ai cũng đều phải sững sờ trước vẻ đẹp của cảnh vật do bàn tay tạo hóa lẫn nghệ nhân từ gần 1.000 năm trước để lại. Thợ trời sao khéo khéo xây - Chơ vơ tấm đá lợp ngay trên đền.

Dựa vào vách núi, dưới tấm đá cùng cây lá tự nhiên ngả xuống che chắn như mái đền vững chắc là ngai thờ bằng những phiến đá rộng phẳng phiu với nghê chầu, hổ phục, rồng bay, các đồ thờ bằng đá chạm vừa uy nghi trang trọng, vừa mềm mại, thanh thoát. Gần cổng ra vào, bánh xe luân hồi, khánh đá cỡ lớn phủ lớp rêu mờ cũ kỹ, gợi liên tưởng về một thế giới xa xăm kỳ bí. Phủ lên tất cả là bóng si già cùng những vòm cây lá xanh rợp, thảng hoặc mới có tia nắng lọt qua...
Với nguồn tài nguyên đá sẵn có của quê hương Ninh Bình, vào sâu hơn nữa là Thanh Hoá, người dân nơi đây đã biết cách khai thác để làm nghề. Khắp nơi nơi trên đất Bắc, những sản phẩm đá mỹ nghệ, những công trình kiến trúc bằng đá đều ghi dấu bàn tay tài hoa của người thợ Ninh Vân. Đó là nhà thờ đá Kim Sơn, Phát Diệm (Ninh Bình), nhà băng Đông Dương, Đền Hùng (Vĩnh Phú), chùa Đỏ (Hải Phòng), chùa Hương Tích (Hà Tây) chùa Bích Động (Ninh Bình)... . đều có bàn tay của thợ đá Ninh Vân...
Trong tổng số hơn 10 nghìn người dân Ninh Vân, có khoảng một nghìn người sống bằng nghề đá, trong đó thợ đá mỹ nghệ có hơn 200 người, còn lại số đông vẫn cần cù, lam lũ với ruộng đồng. Làm nghề đá không phải ai cũng giàu, nhưng hầu hết là đủ sống và có phần khá hơn làm ruộng. Chẳng qua một trường lớp đào tạo nào, bao đời nay, cứ cha truyền con nối, lớp trước chỉ bảo lớp sau, nghề đá Ninh Vân vẫn tồn tại và phát triển. Chỉ cần biết vẽ một cách tương đối, cộng thêm sức khỏe và đặc biệt phải có niềm say mê, là có thể trở thành người thợ giỏi cùng thời gian và sự khổ luyện. ở Ninh Vân có không ít những nghệ nhân cao tuổi như cụ Phới, cụ Đức (làng Xuân Vũ) và những người thợ trẻ tài hoa như anh Lương Văn Khánh (làng Xuân Vũ), anh Đinh Văn Quý, Phạm Văn Thiết (làng Hệ)...
Đến thăm nghệ nhân Đỗ Khắc Phới, tôi được gặp cụ già 86 tuổi vẫn chăm chỉ làm việc. “Ở tuổi này sao cụ không nghỉ ngơi"” Nghe tôi hỏi, cụ Phới cười, nụ cười người già sáng rỡ giữa trắng bạc râu tóc: “Tôi cầm đục chạm đá từ khi 16 tuổi, đến nay đã tròn 70 năm. Tôi còn say nghề lắm, sao nghỉ được. Làm cho vui tuổi già, cũng để chỉ bảo thêm cho bọn trẻ”.
Như bạn thấy, có những nghề không thể làm giàu nổi, dù ở nước người hay nước mình, nhưng nó như là định mệnh cho vài kiếp người. Nghề đá ở nước mình của làng Ninh Vân, cũng như nghề báo ở nước người của bạn, có lẽ vẫn là cái gì nhiều tính định mệnh. Phải chăng" Chúc bạn vui, thêm một ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.