Hôm nay,  

Khốn Khổ Vì Trấu

22/06/200600:00:00(Xem: 2094)

Bạn,

Theo báo SGGP, trấu tràn ngập các dòng sông đang là thực trạng diễn ra ở miền Tây Nam phần, từ những con sông lớn đến kênh nội đồng. Hàng loạt nhà máy xay xát lúa gạo sẵn sàng bỏ đi nguồn lợi tiền tỷ để thải trấu ra sông gây ô nhiễm môi trường. Đáng nói hơn, việc thải trấu tràn ngập các dòng sông đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến nghề nuôi cá bè dọc theo sông Tiền, sông Hậu. Nhiều gia đình nuôi cá lo lắng trước đại nạn "trấu chìm - trấu nổi" dày đặc bám vào các bè cá, kèm theo nguồn nước hôi thối ô nhiễm dễ gây bệnh cho cá. Người dân khi sử dụng nước sông để tắm giặt cũng bị ghẻ ngứa đầy mình. Báo SGGP ghi nhận về thảm họa này qua đoạn ký sự như sau.

Từ ngã ba sông Hậu đi sâu vào rạch Cái Mít, điều đầu tiên đập vào mắt phóng viên là cả con sông đầy trấu! Trấu được thải ra từ các nhà máy xay lúa thuộc 2 xã Tân Hòa và Vĩnh Thới (Lai Vung, Đồng Tháp). Dọc theo kênh Xà No từ Cần Thơ đi Hậu Giang, các nhà máy tuồn trấu lềnh bềnh đầy sông. Tại Kiên Giang, hàng loạt nhà máy xay xát ở huyện Giồng Riềng, Châu Thành... đang rối bời như canh hẹ, trước hàng trăm ngàn tấn trấu tồn đọng không cách tháo gỡ. Ngược lên huyện biên giới Tân Châu (An Giang), khoảng 20 nhà máy xay xát cũng "chết đứng" vì trấu. Chỉ riêng xã Long An có 10 nhà máy lớn thì tất cả đều "quá tải" mấy tháng nay. Một số nhà máy đành áp dụng phương pháp đợi lúc tối trời đặt ống ngầm thổi trấu ra sông. Điều này vô tình biến con kênh Xáng Long An nước trong ngày nào thành kênh đầy trấu ô nhiễm.

Chuyện hàng loạt nhà máy đổ bỏ nguồn phế phẩm trấu xuống sông là "chuyện lạ", chưa từng xảy ra ở vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long. Theo tìm hiểu của phóng viên, từ những năm 2004 về trước, trấu dùng làm chất đốt cho các lò đường thủ công, lò sản xuất cồn, lò gạch... Trấu còn được người dân nông thôn sử dụng nấu ăn, làm tro trồng hoa màu. Nhu cầu sử dụng trấu rất lớn, nên quanh năm không lo ế. Hiện tại, hàng loạt lò đường thủ công phá sản, nghề sản xuất rạch ngói ở miền Tây ế ẩm, dẫn đến lượng tiêu thụ trấu giảm đáng kể. Mặt khác, nhiều  gia đình ở nông thôn cũng chuyển sang nấu điện, sử dụng gas... nên lượng trấu dư thừa ngày càng nhiều.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, những ngày qua, nhiều người dân sống trong tình trạng "nghẹt thở" vì trấu đã gởi đơn yêu cầu cơ quan chức năng địa phương có biện pháp, ngăn chặn nạn đổ trấu đầy sông. Một số nơi xử phạt từ vài trăm ngàn đồng đến 1-2 triệu đồng/vụ. Nhưng mọi chuyện lại "đâu vào đấy", bởi ai cũng biết các nhà máy không còn cách nào khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.