Bạn,
Đa số sinh viên tại Sài Gòn, Hà Nội và một số thành phố lớn ở VN đều chọn công việc gia sư, bán hàng tiếp thị, để kiếm thêm tiền sau những giờ học ở giảng đường. Gần đây, có một nghề nhiều sinh viên xem đó như một nghề tay trái, đó là nghề lái xe ôm. Báo Giáo Dục-Thời Đại kể như sau.
Thiện vốn là sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội &Nhân văn HN nhưng kể từ khi là sinh viên năm thứ nhất đến nay, đã 3 năm Thiện làm nghề lái xe ôm ngoài giờ học. Mỗi ngày trừ tiền xăng kiếm được chừng đôi ba chục, đủ tiền trang trải cho một sinh viên. Điều lạ là, nhà Thiện không phải thuộc diện nghèo khó mà ngược lại, bố mẹ Thiện là giáo viên, nhà ở nội thành. Hàng tháng, Thiện vẫn nhận trợ cấp của gia đình là 500 ngàn đồng. "Nhưng thấy bạn bè đua nhau đi làm thêm, đứa tiếp thị, đứa gia sư, đứa mở cửa hàng..., mình không làm thêm thấy... lạc lõng làm sao ấy...", Thiện tâm sự. Vậy là đem kể chuyện bạn bè đi làm thêm với mẹ. Mẹ gạt phắt và còn mắng Thiện "Sướng không biết đường sướng mà còn bày đặt thêm nếm". Nhưng được bố ủng hộ, thế là Thiện sở hữu luôn con Future mới "coong" được bố mẹ mua tặng hồi nhận giấy báo trúng tuyển. Lúc đầu, ai cũng tưởng Thiện nói đùa nhưng khi bạn bè thấy Thiện có mặt ở bến xe Kim Mã mỗi chiều sau giờ tan học, họ mới biết rằng Thiện "nói là làm". Thời gian đầu, đều đặn từ 6 giờ tối đến 9 giờ tối, Thiện đón khách ở bến xe. Gặp người quen, Thiện không ngần ngại chở giúp. Đến giờ đã có chừng một số khách "ruột" nên chỉ cần đúng giờ ra đón, chở họ đi là Thiện đã có chừng bảy chục ngàn. Thiện tâm tình với phóng viên: "Làm cho vui, lại được cọ xát với cuộc sống, với đủ loại người nên trông cháu "già" trước tuổi phải không chú""
3 năm chạy xe ôm là 3 lần Thiện chết hụt. Lần thứ nhất, Thiện chở khách là một gái làng chơi. Giữa chừng, cô nàng giả giọng đau bụng, ngả ngốn vào người Thiện. Rồi lại ôm eo Thiện. Hú vía, Thiện dừng xe, trả khách ngay giữa đường và quay xe chạy thẳng. Lần thứ hai, Thiện gặp phải một gã trấn lột. Đến đoạn đường vắng, hắn giở trò. Thiện nhanh trí quật ngã hắn và hô hoán bà con quanh đó chạy tới. Thoát chết, hôm sau tới lớp mời bạn bè đi "ăn mừng". Nhưng tới lần thứ ba, lần này thì Thiện không bao giờ quên vì đó cũng là lần cuối cùng cậu được gặp người bạn thân nhất. Đó là vào hồi cuối năm ngoái Thiện và Hưng, một người bạn học ở Hà Tây cũng làm thêm như Thiện. Hai đứa cùng đón khách một chỗ nhưng người đàn ông sách catáp trông rất sang trọng lại gần chỗ Hưng và đề nghị Hưng chở đi. Hưng lúc đó vì có cuộc hẹn trước nên ngỏ ý nhờ Thiện chở giúp. Người khách nọ không đồng ý. Không lỡ từ chối, Hưng nhận lời. Nhưng hai hôm sau, Thiện mới giật mình vì tin dữ: Hưng đã bị tên cướp nọ giết, cướp xe. Người ta đã tìm thấy xác Hưng ngay dưới sông Tô Lịch - kể tới đó, phóng viên thấy giọng Thiện nghèn nghẹn. "Có lẽ tại cái số của Hưng vậy. Cháu vẫn còn may mắn hơn cậu ấy...".- Nhìn dáng to cao, thư sinh của Thiện trên con xe đời mới, chắc chẳng ai nghĩ cậu chạy xe ôm.
Bạn,
Cũng theo báo này, như rất nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khác, Thiện vẫn chăm chỉ và coi đó như một nghề thực sự. Thiện tâm sự với phóng viên: "Nghề nào chả là nghề miễn sao lương thiện. Hơn nữa, chạy xe ôm thế này sẽ có thêm thông tin để làm khoá luận tốt nghiệp với đề tài về lao động ngoại tỉnh. Tiếp xúc với đối tượng ấy, có cách nào dễ hơn nghề mà cháu đang làm đâu chú"!
Đa số sinh viên tại Sài Gòn, Hà Nội và một số thành phố lớn ở VN đều chọn công việc gia sư, bán hàng tiếp thị, để kiếm thêm tiền sau những giờ học ở giảng đường. Gần đây, có một nghề nhiều sinh viên xem đó như một nghề tay trái, đó là nghề lái xe ôm. Báo Giáo Dục-Thời Đại kể như sau.
Thiện vốn là sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội &Nhân văn HN nhưng kể từ khi là sinh viên năm thứ nhất đến nay, đã 3 năm Thiện làm nghề lái xe ôm ngoài giờ học. Mỗi ngày trừ tiền xăng kiếm được chừng đôi ba chục, đủ tiền trang trải cho một sinh viên. Điều lạ là, nhà Thiện không phải thuộc diện nghèo khó mà ngược lại, bố mẹ Thiện là giáo viên, nhà ở nội thành. Hàng tháng, Thiện vẫn nhận trợ cấp của gia đình là 500 ngàn đồng. "Nhưng thấy bạn bè đua nhau đi làm thêm, đứa tiếp thị, đứa gia sư, đứa mở cửa hàng..., mình không làm thêm thấy... lạc lõng làm sao ấy...", Thiện tâm sự. Vậy là đem kể chuyện bạn bè đi làm thêm với mẹ. Mẹ gạt phắt và còn mắng Thiện "Sướng không biết đường sướng mà còn bày đặt thêm nếm". Nhưng được bố ủng hộ, thế là Thiện sở hữu luôn con Future mới "coong" được bố mẹ mua tặng hồi nhận giấy báo trúng tuyển. Lúc đầu, ai cũng tưởng Thiện nói đùa nhưng khi bạn bè thấy Thiện có mặt ở bến xe Kim Mã mỗi chiều sau giờ tan học, họ mới biết rằng Thiện "nói là làm". Thời gian đầu, đều đặn từ 6 giờ tối đến 9 giờ tối, Thiện đón khách ở bến xe. Gặp người quen, Thiện không ngần ngại chở giúp. Đến giờ đã có chừng một số khách "ruột" nên chỉ cần đúng giờ ra đón, chở họ đi là Thiện đã có chừng bảy chục ngàn. Thiện tâm tình với phóng viên: "Làm cho vui, lại được cọ xát với cuộc sống, với đủ loại người nên trông cháu "già" trước tuổi phải không chú""
3 năm chạy xe ôm là 3 lần Thiện chết hụt. Lần thứ nhất, Thiện chở khách là một gái làng chơi. Giữa chừng, cô nàng giả giọng đau bụng, ngả ngốn vào người Thiện. Rồi lại ôm eo Thiện. Hú vía, Thiện dừng xe, trả khách ngay giữa đường và quay xe chạy thẳng. Lần thứ hai, Thiện gặp phải một gã trấn lột. Đến đoạn đường vắng, hắn giở trò. Thiện nhanh trí quật ngã hắn và hô hoán bà con quanh đó chạy tới. Thoát chết, hôm sau tới lớp mời bạn bè đi "ăn mừng". Nhưng tới lần thứ ba, lần này thì Thiện không bao giờ quên vì đó cũng là lần cuối cùng cậu được gặp người bạn thân nhất. Đó là vào hồi cuối năm ngoái Thiện và Hưng, một người bạn học ở Hà Tây cũng làm thêm như Thiện. Hai đứa cùng đón khách một chỗ nhưng người đàn ông sách catáp trông rất sang trọng lại gần chỗ Hưng và đề nghị Hưng chở đi. Hưng lúc đó vì có cuộc hẹn trước nên ngỏ ý nhờ Thiện chở giúp. Người khách nọ không đồng ý. Không lỡ từ chối, Hưng nhận lời. Nhưng hai hôm sau, Thiện mới giật mình vì tin dữ: Hưng đã bị tên cướp nọ giết, cướp xe. Người ta đã tìm thấy xác Hưng ngay dưới sông Tô Lịch - kể tới đó, phóng viên thấy giọng Thiện nghèn nghẹn. "Có lẽ tại cái số của Hưng vậy. Cháu vẫn còn may mắn hơn cậu ấy...".- Nhìn dáng to cao, thư sinh của Thiện trên con xe đời mới, chắc chẳng ai nghĩ cậu chạy xe ôm.
Bạn,
Cũng theo báo này, như rất nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khác, Thiện vẫn chăm chỉ và coi đó như một nghề thực sự. Thiện tâm sự với phóng viên: "Nghề nào chả là nghề miễn sao lương thiện. Hơn nữa, chạy xe ôm thế này sẽ có thêm thông tin để làm khoá luận tốt nghiệp với đề tài về lao động ngoại tỉnh. Tiếp xúc với đối tượng ấy, có cách nào dễ hơn nghề mà cháu đang làm đâu chú"!
Gửi ý kiến của bạn