ZIMBABWE (KL) - Theo tin của Jon Jeter tại Johannesburg, có tin hai bác sĩ người Cuba bị áp tải lên phi cơ bay trở về Cuba ngày thứ sáu, sau khi hai bác sĩ này có ý định đào tẩu tại Zambabwe, nhân viên của Hàng không Air France tại phi cảng Johannesburg đã nhận được ba trang giấy nhét lén:
“BỊ BẮT CÓC”, hàng chữ viết tay đậm ngay bên lề của ba trang giấy.
Như là chuyện tiểu thuyết gián điệp giả tưởng, các bác sĩ này đã ghi họ đang bị bắt và chờ chuyển máy bay để về Cuba, công an Zimbawe có vũ trang theo lệnh của nhân viên của tòa đại sứ Cuba, họ đã bắt cóc hai bác sĩ này. Trong giấy nhét lén có ghi: “Trong khi công du, chúng tôi bị bắt cóc để đem về Cuba.”
Theo phóng viên, hàng chữ của bác sĩ viết tay bằng tiếng Anh coi như tiếng Anh viết tạm được, những trang giấy này đã nhét vào tay nhân viên hàng không trong lúc hành khách chuyển phi cơ tại Nam Phi.
Trong ba trang giấy có ghi:
“Chúng tôi sắp lên phi cơ trong chuyến bay đi Paris, tại đây chúng tôi sẽ cố gắng ra dấu. Xin làm ơn. Chúng tôi lo cho số mệnh của chúng tôi và sự sống an lành của gia đình chúng tôi tại Cuba.”
Hàng không Air France đã khước từ để hai bác sĩ này và toán công an áp tải được lên chuyến bay từ Johannesburg tới Paris, vì quốc tịch của hai bác sĩ này không được biết rõ theo như lời ghi chú viết tay trên giấy đã nhận được. Nhà cầm quyền Zimbabwe đã gửi toán này trở lại thủ đô Harare của Zimbabwe.
Hai bác sĩ thuộc nhân viên trong phái bộ viện trợ của Cuba tại Zambabwe không còn được nhìn thấy nữa kể từ lúc đó.
Hai bác sĩ này, một người tên là Leonel Cordova Rodriguez, 31 tuổi, và người kia tên là Noris Pena Martinez, 25 tuổi. Hai bác sĩ này đã biến mất chín ngày sau khi họ công khai tố giác chính quyền cộng sản Cuba và xin tòa đại sứ Canada tại Zimbabwe cho tỵ nạn.
Văn phòng Cao ủy Tỵ nạn Quốc tế đã dự trù để gặp mặt hai bác sĩ này tại Hahare vào ngày hẹn nhưng họ đã không thấy mặt, văn phòng này đã gửi thư cho chính quyền Zimbabwe ngày thứ hai và nhấn mạnh nhà cầm quyền phải đưa hai bác sĩ này ra.
Kris Janowski là phát ngôn viên tại tổng hành dinh của Cao ủy Tỵ nạn Quốc tế ở Geneva, ngày hôm qua ông đã cho biết, văn phòng không nhận được sự phúc đáp nào cả.
Các nhà ngoại giao Tây phương tại Hahare cho biết, họ tin chắc hai bác sĩ còn nằm tại nhà tù trung tâm của Hahare. Nhà ngoại giao, cũng như ông Janowski đã công nhận là có căn cớ (basic outline) về sự bắt cóc này theo như tờ báo Miami Herald đã loan tin ngày hôm qua.
Ông Janowski cho biết: “Có cái gì đã xẩy ra ở nơi đó. Họ đã phải mang hai bác sĩ này tới nơi nào đó. Thiệt rất khó để lôi thẳng chuyện này ra vào giai đoạn này, nhưng dầu sao cũng phải cho tiến hành.”
Phát ngôn viên George Charamba của Robert Mugabe, tổng thống của Zimbawe, đã không trả lời điện thoại để trả lới về vũ bắt cóc này. Phát ngôn viên nằm trong khâu quyền lợi cho dân gốc Cuba tại Washington cho biết, họ không được tin tức nào về vụ bắt cóc này.
Vụ bắt cóc này hình như làm cho danh tiếng của Cuba bị mờ đi, đúng vào lúc Cuba đang nhận những ý kiến thuận lợi quốc tế về vụ em bé Elian Gonzalez tại Hoa kỳ, và áp lực của Quốc hội Hoa kỳ để bỏ cấm vận mậu dịch đối với quốc đảo cộng sản này.
Sự việc này cũng đã được các báo chí loan tin, hình như làm che lấp cái chương trình ngoại giao dùng bác sĩ của lãnh tụ Fidel Castro. Nhà lãnh tụ này đã ca ngợi như có cả hàng ngàn bác sĩ của quốc gia Cuba tình nguyện tới các quốc gia nghèo để ra tay khám bịnh miễn phí.
Hệ thống y tế của Cuba được thuật lại là một sự thành công nhất của chủ tịch Fidel Castro trong nước. Khám bịnh miễn phí có khắp nơi trên quốc đảo, chỉ số tử của sơ sinh và chỉ số nhân thọ của Cuba có thể ngang hàng với các nước văn minh tiền tiến trên thế giới. Y tế của Cuba hiện nay đã vượt xa các quốc gia còn lại tại Mỹ châu La tinh. Cuba có 53 bác sĩ cho mỗi 100 ngàn đầu người dân, tỷ số này gần gấp hai tỷ số của Hoa kỳ, theo như tổ chức y tế Pan American Health Organization đã cho biết.
Chăm chú vào việc đào luyện nhân tài về ngành y khoa, đảo Cuba có vô số cơ sở và hằng hà sa số bác sĩ y khoa. Cho thấy, chính quyền Cuba đang mời các nghiên cứu sinh y khoa từ Mỹ châu La tinh và sinh viên y khoa của các quốc gia nằm trong thế giới thứ ba tới theo học y khoa tại Cuba miễn phí.
Hội nghị thượng đỉnh Ibero-American tại thủ đô Havana được tổ chức hồi tháng 11, Castro đã khánh thành một trường thuốc cho 8000 sinh viên thuộc Mỹ châu La tinh và thuộc các chính quyền tại vùng Caribbean được gửi tới theo học miễn phí. Castro đã hứa các sinh viên nước ngoài theo học tại đại học y khoa dành riêng này, họ không phải học chính trị như những sinh viên của Cuba, ngoài ra chính quyền Cuba sẽ cung cấp phương tiện cho các sinh viên để đi lễ nhà thờ hay tới các chùa chiền. (")
Các bác sĩ thặng dư của Cuba được gửi đi công tác nước ngoài trong sứ mạng trợ giúp các nước nghèo hay công tác tạm thời tại những vùng bị thiên tai. Chính sách này đã dẫn tới chuyện đào tẩu nổi tiếng, như vụ ba bác sĩ và một y tá đã bỏ công tác trợ giúp tại Nicaragua để xin tỵ nạn tại Costa Rica năm 1990, theo đó có ba người trong toán cứu cấp gửi tới Venezuela hồi đầu năm nay để giúp các nạn nhân bão lụt.
Cũng giống như Zimbabwe, Venezuala có mối quan hệ tốt với Cuba và đã từ chối sự xin tỵ nạn của ba nhân viên Cuba cứu lụt. Sau đó chính quyền Venezuala công bố, cam kết cho ba người này ở lại một năm tạm thời vì lý do nhân đạo.
Về trường hợp mới xẩy ra này, hai bác sĩ đã tới Zimbabwe hồi tháng tư như thành phần của 152 bác sĩ Cuba đã gửi cho Mugabe để đắp vào sự thiếu bác sĩ tại các nhà thương nằm tại vùng thôn quê của Zambawe, sau khi tổng thống Mugabe viếng thăm chính quyền Havana hồitháng chín năm ngoái.
- Các giới chức Canada đã xác nhận, những bác sĩ này có tới tòa đại sứ ngày 24 tháng năm và xin tỵ nạn chính trị. Theo như thủ tục thông thường, tòa đại sứ Canada không có viên chức trông coi về các vụ tỵ nạn tại Hahare, nên đã gửi họ tới văn phòng Cao ủy Tỵ nạn Quốc tế nằm tại địa phương để cứu xét trường hợp xin tỵ nạn vì lý do chính trị. Nếu văn phòng Cao ủy công bố họ là những người xin tỵ nạn hợp lệ, họ sẽ đương nhiên được quyền để tới Canada.
Cũng trong ngày đó, nhật báo Hahare làm ngay một cuộc phỏng vấn tại chỗ, nhà bác sĩ Cordova đã cho biết: “Chúng tôi muốn tới Canada và làm việc tại đó nếu được phép. Chúng tôi được gửi tới đây theo chính sách của Fidel Castro như để chứng tỏ nhà lãnh tu này là một người tốt của thế giới. Lãnh tụ này đã gửi chúng tôi tới đây vì mục đích chính trị cá nhân. Cá nhân tôi muốn sống ngoài Cuba.”
Cordova nói ông có một vợ và ba đứa con còn lại ở Cuba, ông đã than chính quyền Cuba đã không cấp đủ tiền lương cho bác sĩ và y tá sống công tác tại Zimbawe.
Những dân đã sống trong xã hội cộng sản, phần lớn đều biết chuyện mánh mung, riêng những ông bác sĩ này có lẽ quá trung thành với lời thề của danh y Hy lạp Hippocrate; nên cả toán đã không biết chuyện này.
Pena nói rằng các bác sĩ tại Cuba chỉ lãnh khoảng 25 Mỹ kim một tháng.
Cả hai đã được chủ nghĩa xã hội đào luyện để có tay nghề trở thành một sở hữu cá nhân (Tư bản" Theo như thuyết của tư bản, học hành hay gióa dục là một sự đầu tư.)
Tại nước tự do, người nào có sở hữu nhiều, người đó được quyền hưởng lợi nhiều hơn. Cả hai đã cho biết, trong khi còn sống tại Cuba, họ muốn trốn đi Canada khi họ tới được Zambawe.
Báo chí đã dẫn theo lời của đại sứ Rudolfo Sarracino của Cuba tại Hahare và cho biết hai người này đã có ý quyết định tới đây. Những người này không bị chính quyền Cuba hành hạ, như thế không có lý do nào tại sao những người này lại chính trị hóa như thế.
Theo ông Janowski của văn phòng Cao ủy Tỵ nạn Quốc tế, hai người đã có hẹn để được phỏng vấn vào ngày thứ sáu tuần trước và họ được gửi cho chức quyền tỵ nạn của Zambabwe để tìm đường lối thích hợp cho những người xin tỵ nạn này.
Nhà cầm quyền Zambabwe có vẻ không thích chuyện này và đã nói “Những người này đến đây trong tình hữu nghị” và sau đó không thấy những người này xuất hiện để được phỏng vấn vào ngày thứ sáu.
Theo như lời ghi chú trên tờ giấy gửi cho hàng không Air France có tiêu đề Sở Công An Nam Phi đã in sẵn có ghi rõ: “hồi 4:17 am, công an Zimbabwe, hai nhân viên mang súng máy tới nơi đây, chúng tôi đang ở Hahare, đang chờ thủ tục xin tỵ nạn chính trị”.
Họ đã bị ép lên xe Jeep và đưa về sở di trú của Zimbabwe. Tờ giấy ghi lại này cho thấy họ đã từ chối ký tên trên giấy và điền chỉ ngón tay trong tòa nhà có mặt của nhân viên lãnh sự của toà đại sứ Cuba.
Sau đó họ được dẫn tới phi cảng, theo như ghi trong giấy, nơi đây họ đã gặp mặt đại sứ Sarracino của Cuba, một nhân viên ngoại giao khác và người cầm đầu phái đoàn công tác. Họ đã trình bầy tình trạng của họ với phi hành đoàn của Nam Phi, theo như tờ giấy đã ghi lại, trong khi đó công an Nam Phi đang trực sẵn tại Johannesburg.
Theo tờ giấy ghi lại cho biết, dân Nam Phi không giúp được gì cả bởi vì chúng tôi trong tình trạng chuyển sang máy bay khác.
Theo báo Miami Herald, khi tới Paris, một nhân viên trong phi hành đoàn của Air France đã fax bản ghi chú cho Cao ủy Tỵ nạn Quốc tế tại Geneva và một bản sao đã được giao cho người lân bang, một công dân Hoa kỳ gốc Cuba đang sống tại ở đây.
Ông Janowski cho biết, những trường hợp đào tẩu của dân Cuba rất và rất là hiếm có đối với Cao ủy Tỵ nạn Quốc tế, vì thường dân Cuba đều trốn thoát sang Hoa kỳ, nơi đây họ đương nhiên được cấp quyền cư trú ngay.
Được hỏi liệu hai bác sĩ này có đủ tư cách để coi như người xin tỵ nạn quốc tế không, Janowski đã cho biết, trường hợp này khó mà suy đoán được cái gì đã xẩy ra. Nhưng lẽ dĩ nhiên, sự kiện là dân bỏ Cuba và tố giác chính quyền khó mà có thể trở về có vòng hoa đeo lên cổ, may mắn lắm có thể được vòng cườm gia đình mang tới để viếng.
“BỊ BẮT CÓC”, hàng chữ viết tay đậm ngay bên lề của ba trang giấy.
Như là chuyện tiểu thuyết gián điệp giả tưởng, các bác sĩ này đã ghi họ đang bị bắt và chờ chuyển máy bay để về Cuba, công an Zimbawe có vũ trang theo lệnh của nhân viên của tòa đại sứ Cuba, họ đã bắt cóc hai bác sĩ này. Trong giấy nhét lén có ghi: “Trong khi công du, chúng tôi bị bắt cóc để đem về Cuba.”
Theo phóng viên, hàng chữ của bác sĩ viết tay bằng tiếng Anh coi như tiếng Anh viết tạm được, những trang giấy này đã nhét vào tay nhân viên hàng không trong lúc hành khách chuyển phi cơ tại Nam Phi.
Trong ba trang giấy có ghi:
“Chúng tôi sắp lên phi cơ trong chuyến bay đi Paris, tại đây chúng tôi sẽ cố gắng ra dấu. Xin làm ơn. Chúng tôi lo cho số mệnh của chúng tôi và sự sống an lành của gia đình chúng tôi tại Cuba.”
Hàng không Air France đã khước từ để hai bác sĩ này và toán công an áp tải được lên chuyến bay từ Johannesburg tới Paris, vì quốc tịch của hai bác sĩ này không được biết rõ theo như lời ghi chú viết tay trên giấy đã nhận được. Nhà cầm quyền Zimbabwe đã gửi toán này trở lại thủ đô Harare của Zimbabwe.
Hai bác sĩ thuộc nhân viên trong phái bộ viện trợ của Cuba tại Zambabwe không còn được nhìn thấy nữa kể từ lúc đó.
Hai bác sĩ này, một người tên là Leonel Cordova Rodriguez, 31 tuổi, và người kia tên là Noris Pena Martinez, 25 tuổi. Hai bác sĩ này đã biến mất chín ngày sau khi họ công khai tố giác chính quyền cộng sản Cuba và xin tòa đại sứ Canada tại Zimbabwe cho tỵ nạn.
Văn phòng Cao ủy Tỵ nạn Quốc tế đã dự trù để gặp mặt hai bác sĩ này tại Hahare vào ngày hẹn nhưng họ đã không thấy mặt, văn phòng này đã gửi thư cho chính quyền Zimbabwe ngày thứ hai và nhấn mạnh nhà cầm quyền phải đưa hai bác sĩ này ra.
Kris Janowski là phát ngôn viên tại tổng hành dinh của Cao ủy Tỵ nạn Quốc tế ở Geneva, ngày hôm qua ông đã cho biết, văn phòng không nhận được sự phúc đáp nào cả.
Các nhà ngoại giao Tây phương tại Hahare cho biết, họ tin chắc hai bác sĩ còn nằm tại nhà tù trung tâm của Hahare. Nhà ngoại giao, cũng như ông Janowski đã công nhận là có căn cớ (basic outline) về sự bắt cóc này theo như tờ báo Miami Herald đã loan tin ngày hôm qua.
Ông Janowski cho biết: “Có cái gì đã xẩy ra ở nơi đó. Họ đã phải mang hai bác sĩ này tới nơi nào đó. Thiệt rất khó để lôi thẳng chuyện này ra vào giai đoạn này, nhưng dầu sao cũng phải cho tiến hành.”
Phát ngôn viên George Charamba của Robert Mugabe, tổng thống của Zimbawe, đã không trả lời điện thoại để trả lới về vũ bắt cóc này. Phát ngôn viên nằm trong khâu quyền lợi cho dân gốc Cuba tại Washington cho biết, họ không được tin tức nào về vụ bắt cóc này.
Vụ bắt cóc này hình như làm cho danh tiếng của Cuba bị mờ đi, đúng vào lúc Cuba đang nhận những ý kiến thuận lợi quốc tế về vụ em bé Elian Gonzalez tại Hoa kỳ, và áp lực của Quốc hội Hoa kỳ để bỏ cấm vận mậu dịch đối với quốc đảo cộng sản này.
Sự việc này cũng đã được các báo chí loan tin, hình như làm che lấp cái chương trình ngoại giao dùng bác sĩ của lãnh tụ Fidel Castro. Nhà lãnh tụ này đã ca ngợi như có cả hàng ngàn bác sĩ của quốc gia Cuba tình nguyện tới các quốc gia nghèo để ra tay khám bịnh miễn phí.
Hệ thống y tế của Cuba được thuật lại là một sự thành công nhất của chủ tịch Fidel Castro trong nước. Khám bịnh miễn phí có khắp nơi trên quốc đảo, chỉ số tử của sơ sinh và chỉ số nhân thọ của Cuba có thể ngang hàng với các nước văn minh tiền tiến trên thế giới. Y tế của Cuba hiện nay đã vượt xa các quốc gia còn lại tại Mỹ châu La tinh. Cuba có 53 bác sĩ cho mỗi 100 ngàn đầu người dân, tỷ số này gần gấp hai tỷ số của Hoa kỳ, theo như tổ chức y tế Pan American Health Organization đã cho biết.
Chăm chú vào việc đào luyện nhân tài về ngành y khoa, đảo Cuba có vô số cơ sở và hằng hà sa số bác sĩ y khoa. Cho thấy, chính quyền Cuba đang mời các nghiên cứu sinh y khoa từ Mỹ châu La tinh và sinh viên y khoa của các quốc gia nằm trong thế giới thứ ba tới theo học y khoa tại Cuba miễn phí.
Hội nghị thượng đỉnh Ibero-American tại thủ đô Havana được tổ chức hồi tháng 11, Castro đã khánh thành một trường thuốc cho 8000 sinh viên thuộc Mỹ châu La tinh và thuộc các chính quyền tại vùng Caribbean được gửi tới theo học miễn phí. Castro đã hứa các sinh viên nước ngoài theo học tại đại học y khoa dành riêng này, họ không phải học chính trị như những sinh viên của Cuba, ngoài ra chính quyền Cuba sẽ cung cấp phương tiện cho các sinh viên để đi lễ nhà thờ hay tới các chùa chiền. (")
Các bác sĩ thặng dư của Cuba được gửi đi công tác nước ngoài trong sứ mạng trợ giúp các nước nghèo hay công tác tạm thời tại những vùng bị thiên tai. Chính sách này đã dẫn tới chuyện đào tẩu nổi tiếng, như vụ ba bác sĩ và một y tá đã bỏ công tác trợ giúp tại Nicaragua để xin tỵ nạn tại Costa Rica năm 1990, theo đó có ba người trong toán cứu cấp gửi tới Venezuela hồi đầu năm nay để giúp các nạn nhân bão lụt.
Cũng giống như Zimbabwe, Venezuala có mối quan hệ tốt với Cuba và đã từ chối sự xin tỵ nạn của ba nhân viên Cuba cứu lụt. Sau đó chính quyền Venezuala công bố, cam kết cho ba người này ở lại một năm tạm thời vì lý do nhân đạo.
Về trường hợp mới xẩy ra này, hai bác sĩ đã tới Zimbabwe hồi tháng tư như thành phần của 152 bác sĩ Cuba đã gửi cho Mugabe để đắp vào sự thiếu bác sĩ tại các nhà thương nằm tại vùng thôn quê của Zambawe, sau khi tổng thống Mugabe viếng thăm chính quyền Havana hồitháng chín năm ngoái.
- Các giới chức Canada đã xác nhận, những bác sĩ này có tới tòa đại sứ ngày 24 tháng năm và xin tỵ nạn chính trị. Theo như thủ tục thông thường, tòa đại sứ Canada không có viên chức trông coi về các vụ tỵ nạn tại Hahare, nên đã gửi họ tới văn phòng Cao ủy Tỵ nạn Quốc tế nằm tại địa phương để cứu xét trường hợp xin tỵ nạn vì lý do chính trị. Nếu văn phòng Cao ủy công bố họ là những người xin tỵ nạn hợp lệ, họ sẽ đương nhiên được quyền để tới Canada.
Cũng trong ngày đó, nhật báo Hahare làm ngay một cuộc phỏng vấn tại chỗ, nhà bác sĩ Cordova đã cho biết: “Chúng tôi muốn tới Canada và làm việc tại đó nếu được phép. Chúng tôi được gửi tới đây theo chính sách của Fidel Castro như để chứng tỏ nhà lãnh tu này là một người tốt của thế giới. Lãnh tụ này đã gửi chúng tôi tới đây vì mục đích chính trị cá nhân. Cá nhân tôi muốn sống ngoài Cuba.”
Cordova nói ông có một vợ và ba đứa con còn lại ở Cuba, ông đã than chính quyền Cuba đã không cấp đủ tiền lương cho bác sĩ và y tá sống công tác tại Zimbawe.
Những dân đã sống trong xã hội cộng sản, phần lớn đều biết chuyện mánh mung, riêng những ông bác sĩ này có lẽ quá trung thành với lời thề của danh y Hy lạp Hippocrate; nên cả toán đã không biết chuyện này.
Pena nói rằng các bác sĩ tại Cuba chỉ lãnh khoảng 25 Mỹ kim một tháng.
Cả hai đã được chủ nghĩa xã hội đào luyện để có tay nghề trở thành một sở hữu cá nhân (Tư bản" Theo như thuyết của tư bản, học hành hay gióa dục là một sự đầu tư.)
Tại nước tự do, người nào có sở hữu nhiều, người đó được quyền hưởng lợi nhiều hơn. Cả hai đã cho biết, trong khi còn sống tại Cuba, họ muốn trốn đi Canada khi họ tới được Zambawe.
Báo chí đã dẫn theo lời của đại sứ Rudolfo Sarracino của Cuba tại Hahare và cho biết hai người này đã có ý quyết định tới đây. Những người này không bị chính quyền Cuba hành hạ, như thế không có lý do nào tại sao những người này lại chính trị hóa như thế.
Theo ông Janowski của văn phòng Cao ủy Tỵ nạn Quốc tế, hai người đã có hẹn để được phỏng vấn vào ngày thứ sáu tuần trước và họ được gửi cho chức quyền tỵ nạn của Zambabwe để tìm đường lối thích hợp cho những người xin tỵ nạn này.
Nhà cầm quyền Zambabwe có vẻ không thích chuyện này và đã nói “Những người này đến đây trong tình hữu nghị” và sau đó không thấy những người này xuất hiện để được phỏng vấn vào ngày thứ sáu.
Theo như lời ghi chú trên tờ giấy gửi cho hàng không Air France có tiêu đề Sở Công An Nam Phi đã in sẵn có ghi rõ: “hồi 4:17 am, công an Zimbabwe, hai nhân viên mang súng máy tới nơi đây, chúng tôi đang ở Hahare, đang chờ thủ tục xin tỵ nạn chính trị”.
Họ đã bị ép lên xe Jeep và đưa về sở di trú của Zimbabwe. Tờ giấy ghi lại này cho thấy họ đã từ chối ký tên trên giấy và điền chỉ ngón tay trong tòa nhà có mặt của nhân viên lãnh sự của toà đại sứ Cuba.
Sau đó họ được dẫn tới phi cảng, theo như ghi trong giấy, nơi đây họ đã gặp mặt đại sứ Sarracino của Cuba, một nhân viên ngoại giao khác và người cầm đầu phái đoàn công tác. Họ đã trình bầy tình trạng của họ với phi hành đoàn của Nam Phi, theo như tờ giấy đã ghi lại, trong khi đó công an Nam Phi đang trực sẵn tại Johannesburg.
Theo tờ giấy ghi lại cho biết, dân Nam Phi không giúp được gì cả bởi vì chúng tôi trong tình trạng chuyển sang máy bay khác.
Theo báo Miami Herald, khi tới Paris, một nhân viên trong phi hành đoàn của Air France đã fax bản ghi chú cho Cao ủy Tỵ nạn Quốc tế tại Geneva và một bản sao đã được giao cho người lân bang, một công dân Hoa kỳ gốc Cuba đang sống tại ở đây.
Ông Janowski cho biết, những trường hợp đào tẩu của dân Cuba rất và rất là hiếm có đối với Cao ủy Tỵ nạn Quốc tế, vì thường dân Cuba đều trốn thoát sang Hoa kỳ, nơi đây họ đương nhiên được cấp quyền cư trú ngay.
Được hỏi liệu hai bác sĩ này có đủ tư cách để coi như người xin tỵ nạn quốc tế không, Janowski đã cho biết, trường hợp này khó mà suy đoán được cái gì đã xẩy ra. Nhưng lẽ dĩ nhiên, sự kiện là dân bỏ Cuba và tố giác chính quyền khó mà có thể trở về có vòng hoa đeo lên cổ, may mắn lắm có thể được vòng cườm gia đình mang tới để viếng.
Gửi ý kiến của bạn