<"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />
Thời sự nhiều khi có những trùng hợp lý thú cho người đa sự.
Vài ngày trước khi năm hội viên thường trực - và có quyền phủ quyết - của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhóm họp về chuyện Iran, Phó Tổng thống Dick Cheney đọc bài diễn văn đả kích rất nặng một trong năm nước, là Liên bang Nga. Ông Phó Cheney không ưa phát biểu tùy hứng, nên lời phát biểu của ông hôm mùng bốn Tháng Năm tại thủ đô Vilnius của xứ Lithuania là điều tính toán có trọng lượng, nó phản ảnh lập trường của Hoa Kỳ.
Và cũng phản ảnh một điều khác.
Hoa Kỳ khỏi cần o bế lá phiếu của Nga tại Hội đồng Bảo an. Vấn đề
Vài ngày sau, đúng vào lúc Ngoại trưởng Condoleezza Rice bước vào hội nghị của Ngũ cường Bảo an (P-5, nói theo thuật ngữ viết tắt của truyền thông), thì từ
Từ 1979 đến nay, đây là lần đầu tiên mà xứ này gửi văn thư chính thức cho Hoa Kỳ. Qua hình ảnh truyền hình, dân Iran và thế giới được biết lá thư của Tổng thống Iran - cựu sinh viên sách động trong cuộc Cách mạng Tôn giáo tại Iran năm 1979 - đã được chuyển tới Tổng thống Bush qua trung gian của Đại sứ Thụy Sĩ tại Tehran. Kết luận đầu tiên: hai nước cừu thù từ 1979 thực ra vẫn có đường dây giao liên để nói chuyện nếu cần.
Truyền thông Mỹ chú ý đến thời điểm lá thư xuất hiện, ngày tám Tháng Năm, ngày nhóm P-5 gặp gỡ tại Liên hiệp quốc. Người đa sự thì chú ý đến việc khác:
Nôm na là hai bên đã có mật đàm.
Mà chẳng lẽ chính quyền Bush lại khờ khạo đến độ chỉ mật đàm với
Như vậy, tình thư một bức của
Thời điểm là một màn marketing thật đẹp khi Liên hiệp quốc nói chuyện về
Bây giờ, những người đa sự mới giải nước cờ ấy.
Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad là người nổi tiếng với lối phát biểu như phun lửa, theo kiểu thề phanh thây uống máu quân thù. Ông ta có thuật hùng biện của kẻ sách động mà lại được đề cử (bầu cử là chữ đúng mà sai) vào vai trò tổng thống thì cũng nhờ nhãn hiệu phun lửa ấy. Vậy mà lá thư ông viết cho Tổng thống Bush lại không bốc lửa phun khói.
Nó là một sáng tác tập thể, có thể của các Giáo chủ đã sách cổ Ahmadinejah đặt vào ghế Tổng thống
Sáng tác tập thể này có nội dung căn bản nhất là củng cố niềm tin ở quê nhà, của quần chúng
Cái ý "muốn đối thoại" là điều lạ và đáng chú ý. Nhưng không là duy nhất.
Ngoài cách xưng hô "Thưa Tổng thống" (Mr. President) hay "Thưa Ngài" (Your Excellency), lá thư có mùi… truyền giáo. Võ công Ba Tư đượm màu duyên dáng Tây phương khi lá thư nhắc đến chúa Kytô của ông Bush và những vấn đề nhân quyền hay tự do rất dễ cảm nhận tại Hoa Kỳ. Hóa ra kẻ thù tại Iran cũng là người văn minh hiếu hòa, chẳng nói gì đến Allah lại nói đến Chúa! Với truyền thống nhẹ dạ cả tin, nhiều người Mỹ có khi muốn ôm hôn thắm thiết tác giả lá thư. Huống hồ người ký còn bùi ngùi nhắc đến vụ 9-11 với ý chia buồn và nói ra một chuyện làm ông Bush mát dạ: chúng tôi không oán trách gì một cá nhân ông vì những chánh sách của Hoa Kỳ.
Đẹp thay, khi lá thư nhắc tới Chúa Cả và các đấng Tiên tri của Do Thái giáo và Thiên chùa giáo mà không một lần nói đến đấng Tiên tri Mohammed của đạo Hồi. Ai nói đến chiến tranh tôn giáo hay ciến tranh giữa các nền văn minh là… nói láo hoặc phát biểu linh tinh.
Mà lá thư cũng chẳng có giọng chống
Võ công Ba Tư luôn luôn uyên áo huê dạng!
Trong khi Osama bin Laden và các tay khủng bố bịt mặt của al-Qaeda cứ lên tiếng là đòi hăm dọa Hoa Kỳ và Tây phương lẫn các nước Hồi giáo tà đạo khác - vì không chịu nằm dưới sự lãnh đạo của al-Qaeda - các lãnh tụ
Truyền thông Mỹ vốn thường lãnh điểm F - phèo - khi gặp chuyện văn hóa lịch sử xa lạ nên cũng hụt một chi tiết đẹp của lá thư: Tehran không đánh bom tự sát hoặc lén gửi băng ghi âm ghi hình cho hệ thống truyền thông al Jazeera phổ biến như al-Qaeda, mà công khai qua ngả ngoại giao gửi thư xưng danh lãnh đạo Hồi giáo. Lá tình thư của
Thủ lãnh số hai và chiến lược gia al-Qaeda là Ayman al-Zawahiri tất phải thốn dạ!
Sau đó, tình thư
Chúng ta, hai vị tổng thống, có thể bắc một nhịp cầu giao lưu giữa hai nền văn minh Đông-Tây. Giữa hai tôn giáo. Thế giới không còn chấp nhận nguyên trạng như hiện tại mà muốn có những đổi thay. Ngài Bush có muốn cùng bản chức bắt tay vào những đổi thay ấy không" Sau vụ 9-11, từ thế giới Hồi giáo bỗng xuất hiện một tiếng nói đại diện có thế giá là
Và muốn nói chuyện với Tổng thống Mỹ.
Truyền thông Mỹ bị mê hoặc bởi đòn tâm lý chiến ngoạn mục của
Ca chưa đúng chỗ.
Xứ Iran chỉ có 70 triệu dân mà 51% là sắc tộc Ba Tư và tuyệt đại đa số theo hệ phái Shiite, chiếm đa số tại Iran và Iraq nhưng là thiểu số trong cả tỷ người Hồi giáo theo hệ phái Sunnite. Xứ này có trữ lượng dầu hỏa thứ nhì thế giới sau Saudi
Thế còn chuyện võ khí hạch tâm đang làm Liên hiệp quốc và thế giới lẫn người đổ xăng phát sốt" Không một lời!
Thế còn chuyện
Một ả nặc nô có tài xé áo lột quần bỗng lên giọng tiểu thư con nhà, mệnh phụ đoan nghiêm, ai chẳng giật mình" Những chi tiết ly kỳ ấy đã lọt khỏi vòng am hiểu của truyền thông Mỹ. Họ chỉ thấy rằng ông Bush vừa bị đối thủ đi một nước cờ trên chân. Bố khỉ!
Hèn chi, Mỹ đánh đâu thua đó nếu cứ ra chiêu theo lời chỉ bảo của truyền thông Mỹ.
Nhưng, truyền thông Mỹ không có thời giờ gậm nhấp sự thật bi đát ấy vì ngày mùng 10, nhân bài Diễn văn về Tình hình Quốc gia, Tổng thống Vladimir Putin của Liên bang Nga đã có cơ hội trả lời vụ đả kích của Phó Tổng thống Dick Cheney.
Họ tưởng vậy và loan tin như vậy.
Theo thông lệ, ngay sau khi mừng lễ Chiến thắng Thế chiến II, lãnh đạo nước Nga nói chuyện với lưỡng viện Quốc hội về tình hình xứ sở. Lần này, ông Putin không nói về tình hình Liên bang trong bối cảnh quốc tế và công khai phản pháo ông Cheney. Truyền thông uyên bác của Mỹ đào mãi mới ra một câu, rằng Mỹ là con sói. Nội dung lời phát biểu của Putin uyên áo hay mập mờ hơn nhiều.
Nhắc tới một thành ngữ của Nga, Tổng thống Putin phát biểu rằng "con sói háu đói ấy nó biết muốn vồ ai và dường như chẳng còn muốn nghe ai nữa". Nhìn từ góc cạnh nông cạn của truyền thông Hoa Kỳ, con sói ấy là ông Bush. Dốt có hạng!
Tổng thống Nga tập trung nói về chuyện tình nội bộ, chuyện dân số và sinh con đẻ cái.
Từ khi Liên xô tan rã, dân số nước Nga đã sụt phân nửa, và sẽ còn sụt. Bệnh tật, nghiện ngập, chán đời và hết thiết tha đến cuộc sống hơn là lý do mất đất khiến dân số Nga sẽ còn sụt mất phân nửa nữa - bằng với Việt Nam - trong một tương lai không xa. Cụ thể là mỗi năm mất 700 ngàn người.
Nước Nga có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng tài nguyên quý báu nhất là con người thì khan hiếm dần. Vì vậy, quốc gia đang bị suy thoái.
Ông Putin sẽ chặn đà suy thoái ấy. Con sói đáng sợ có khi là chính bản thân ông!
Chuyện
Nói như vậy thì… Nông Đức Mạnh nói cũng được!
Ông Putin không đề cập gì đến chuyện thế giới Tây phương hoặc Hoa Kỳ quan tâm. Chuyện
Vladimir Putin sẽ phải hưng chấn lại sự suy sụp ấy.
Tình thư của Putin gửi cho quốc dân Nga là hãy đứng lên đáp lời sông núi. Dưới sự lãnh đạio của bản chức.
Trong một tuần, chúng ta nhận được hai thông điệp đáng bàn.
Muốn giải quyết chuyện thế giới, bần đạo tại
Nhân vật trong cuộc là Tổng thống Bush sẽ làm gì trước hai thông điệp ấy" Ông chưa trả lời, có lẽ vì đang bận ứng phó với sự tháo chạy của đồng minh Cộng hòa và đối phương Dân chủ.
Tuyệt!