Hôm nay,  

“Chừng nào phát gạo nữa?”

12/4/201707:56:00(View: 6934)

“Chừng nào phát gạo nữa?”

Chia sẻ của Minh Trí Nguyễn Công Bằng (VDF)

Sau thời gian tu thiền ở Miến Điện, tôi trở lại Cambodia. Lần này, do Hiệp Hội không còn đủ ngân quỹ nên tôi chỉ có thể phát tập viết, quà bánh… cho 300 em học sinh và hơn hai tấn gạo cho 150 gia đình nghèo. Địa điểm trợ giúp thuộc hai tỉnh Prey Veng và Kampong Chhnang. Riêng tỉnh Pursat – nơi xa xôi, hẻo lánh nhất và có nhiều gia đình đồng bào khó khăn nhất – đành phải hẹn chuyến trợ giúp kế tiếp, khi Hiệp Hội có đủ ngân quỹ.
 

blank

 
Như những lần trước, hội MIRO (tổ chức thiện nguyện bản xứ đang hợp tác với ViDan Foundation tại Cambodia) trao số phiếu nhận gạo từ thiện cho một số người Việt có uy tín trong hai làng, để phân phát lại cho các gia đình đang gặp cảnh thiếu thốn nhất. Với cảnh trạng nhà nào cũng nghèo khó, việc chọn gia đình nào được nhận gạo mỗi kỳ là điều vô cùng tế nhị, khó khăn -- khi số gạo phát có giới hạn mà số gia đình nghèo luôn cao hơn gấp bội. Những gia đình không được nhận kỳ này không hẳn là đã có đầy đủ gạo trong “nhà”, mà chỉ vì có nhiều gia đình khác đang khó khăn hơn mà thôi.

Điểm an ủi là tuy trị giá số gạo 15kg phát cho mỗi gia đình rất nhỏ bé nhưng với đa số đồng bào, đây lại là số gạo mà phần lớn đều không có sẵn trong “nhà”, nhất là đối với các cụ già neo đơn và những gia đình nghèo khó đông con. Hầu hết đồng bào sống lây lất (trong các nhà bè cũ kỷ ở các xóm nổi ven Biển Hồ) đều ở trong hoàn cảnh: tiền bán số cá kiếm được hằng ngày thường chỉ đủ để mua gạo ăn cho một hai ngày, và cảnh sống khốn khổ như vậy cứ tái diễn ngày này qua ngày khác. Nhìn tình trạng những mái nhà bè ọp ẹp này, bất cứ ai cũng đều có thể hiểu được ngay hoàn cảnh chung của những gia đình đang tạm cư ở đây ra sao.  Do vậy, lần nào cũng vậy, tôi và những anh em người Khmer trong nhóm tổ chức đều rất lúng túng trước câu hỏi quen thuộc của nhiều người: “Khi nào phát gạo nữa?”. Câu trả lời khá quen thuộc của chúng tôi thường là” “Dạ, chắc hy vọng sau vài tháng sẽ có đủ ngân quỹ!”.

Đồng bào hy vọng. Và chúng tôi cũng hy vọng vậy. Đồng bào hy vọng vậy vì quá thiếu thốn; còn chúng tôi trả lời vậy vì không có cách trả lời nào khác hơn để không làm những người đã khổ phải bị thất vọng, lo âu. Và câu trả lời đó cũng là một “động lực” thúc đẩy anh em VDF phải cố gắng hơn nữa trong nhiệm vụ “ăn xin từ thiện” – cố gắng xin thêm sự chia sẻ, hỗ trợ của những người có lòng ở khắp nơi.


blank

Đại đa số các em đều thuộc các gia đình nghèo khó. Nghèo đến nổi là hầu hết đều chưa bao giờ có được một món đồ chơi đúng nghĩa. Phương tiện giải trí duy nhất của các em là số đồ chơi tự chế thô sơ nhìn đến tội nghiệp. Những thứ này đám trẻ ở nhà quê chúng tôi đã tự “sáng chế” ra để chơi ở hơn nửa thế kỷ trước. Nhưng may sao, đa số các em đều vẫn vui đùa hồn nhiên… không buồn tủi, không mặc cảm… vì có lẽ trong thực tế, các em chưa bao giờ được nhìn thấy các món đồ chơi cao cấp hay là dạng điện tử hiện đại để phải bị tủi thân….

Món quà mà các em ở Kampong Chhnang thích nhất là bộ đồng phục, vì các em người bản xứ mặc vậy. Và cũng dù đơn giản vậy song đó lại là bộ đồ mới nhất, đẹp nhất của các em. Trong hai năm trước đây, Hội đã phát cho 120 em học sinh ở đây 2 bộ đồng phục mỗi năm (trị giá khoảng $7 USD/bộ). Nhưng trước hoàn cảnh gây quỹ ngày càng khó khăn hơn hiện nay, tương lai các chương trình trợ giúp sắp tới mỗi lúc đang một khó khăn, mong manh hơn.

Trên 200 trẻ ở khu Neak Leoung (tỉnh Prey Veng) được Hiệp Hội trợ giúp học chữ miễn phí từ năm 2014 đến nay cũng thỉnh thoảng nhận được quà, kể cả quà Trung Thu, Giáng Sinh và Tết Nguyên Đán. Trong số này có nhiều em thuộc các gia đình nghèo sống trong các căn nhà nhỏ bé, lụp xụp, rách nát… được dựng trên lòng con mương luôn đọng nước thải hôi hám, dơ dáy.  Những gia đình bất hạnh này đã quen với cảnh trạng bi đát đó từ hàng chục năm, có không ít người là đã sinh ra ở những căn nhà không đúng nghĩa là nhà thế này…


blank

Một “căn nhà” dựng trên mương ao tù ở Neak Leoung
 

Từ khi ngôi trường Phum 6 của các em được Hội bảo trợ sửa chữa khang trang hơn, các em đã không còn phải ngồi học trên những cái bàn gỗ cũ kỷ, ọp ẹp. Và quan trọng hơn cả là cha mẹ các em đã không phải đóng tiền học phí từ năm 2014. Các em đến đây học được hoàn toàn miễn phí, được cung cấp tập vở hằng năm và thỉnh thoảng nhận được phần quà của Hội.

Cho đến nay, món quà thường xuyên của mỗi em chỉ là 3-5 cuốn tập, hai cây viết, một ít bánh kẹo và cái cập đựng tập vở bằng nilon (tránh bị mưa làm ướt). Vậy mà em nào cũng rất vui mừng khi nhận được, và chúng tôi cũng vui khi bốn năm qua chưa có em nào “chê” quà của Hiệp Hội Vì Dân.

Chuyến thăm viếng và phát gạo, quà cuối năm 2017 kết thúc. Như những lần trước, tôi rời Cambodia với sự mừng vui lẫn ưu tư. Mừng vì đã hoàn thành chuyến đi tốt đẹp nhưng ưu tư vì thấy nhu cầu cần trợ giúp quá nhiều, quá lớn… mà ngân quỹ ViDan Foundation lại quá nhỏ bé, bấp bênh…

Với cảnh thống khổ nghiệt ngã của những người mang thân phận “không quốc gia – stateless” sống lây lất từng ngày với một tương lai vô định, tôi hiểu rằng mọi sự trợ giúp nhỏ bé và bất kỳ thế này chỉ mang tính an ủi nhất thời song đó là những gì một Hiệp Hội nhỏ bé như ViDan Foundation có thể làm được trong hoàn cảnh hiện nay.

Dù vậy, tôi vẫn mong sao những chuyến chia sẻ nhỏ bé như thế này sẽ có thể được tái diễn thường xuyên trong những tháng ngày sắp tới, để số đồng bào bất hạnh đó vẫn còn có thể giữ được ít nhiều niềm tin ở tình người. Rất mong!


 

Đồng hương muốn xem thêm thông tin về ViDan Foundation xin thăm mạng: www.hoamai.us

Thư từ liên lạc chi phiếu ủng hộ cho Hội xin gửi đến:

ViDan Foundation
PO Box 842064, Houston, TX 77284-2064

Đồng hương muốn đóng góp qua hệ thống chuyển ngân PayPal có thể ủng hộ Hội qua địa chỉ email:  [email protected]

Nếu quý Đồng Hương thường mua hàng qua Amazon xin vui lòng chọn ViDan Foundation là tổ chức thiện nguyện được yểm trợ, để Hiệp Hội được hưởng một phần qua chương trình AmazonSmile

Mọi thắc mắc hay liên lạc xin vui lòng liên lạc cô Anh Trinh ở số điện thoại 713-391-9843 hoặc địa chỉ email: [email protected]

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
Tồn tại qua hơn hai thế kỷ, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ chưa bao giờ là một cánh cửa vô tri. Mỗi nhiệm kỳ Tòa để lại một dấu ấn ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có nhiệm kỳ, Roe v. Wade1 mất hiệu lực, tòa cắt quyền phá thai khỏi tay người phụ nữ, coi như món nợ trả về từng tiểu bang, tự lo tự liệu. Có nhiệm kỳ, cánh cửa Affirmative Action2 sập lại, đám trẻ da màu nghèo khỏi cơ hội cầu tiến. Có nhiệm kỳ, Tòa thả lỏng súng đạn, cãi vã sân trường cũng đủ gây đổ máu3. Nhưng cũng đã có những nhiệm kỳ Tòa đứng thẳng lưng, bảo vệ người dân buộc Bạch Ốc Nixon phơi ra hồ sơ mật với Pentagon Papers
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.