Hôm nay,  

Chuyện Sông Cửu Long

21/11/200100:00:00(Xem: 4671)
Bạn,
Như bạn đã biết, sông Mê Kông dài 4,200 km từ thượng nguồn Tây Tạng chảy qua TQ, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Căm Bốt và Việt Nam trước khi đổ ra biển Đông, với lưu vực rộng 798,000 km2, lớn thứ 12 thế giới. Từ năm năm qua, sông Mê Kông này đã gây ra nhiều đại nạn cho các nước Đông Nam Á, trong đó, Việt Nam bị nặng nhất. Qua lá thư này, xin giới thiệu đến bạn tài liệu về sông Mê Kông

Theo tài liệu của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng được phổ biến trên báo Tuổi Trẻ, người Tây Tạng gọi sông Mêkông là Dza chu (nước của đá). Người Trung Hoa gọi là Lan Thượng giang (con sông cuộn sóng). Đến Thái, Lào nó lại mang tên Mca Nam Chúng (con sông mẹ), tới Căm Bốt là Tonle-Thom (con sông lớn). Ở VN sông này đổ ra chín cửa như chín con rồng, dân Việt gọi là Cửu Long. Và bây giờ tên gọi của nó cho cả vùng lưu vực là sông Mê Kông với ý nghĩa là mẹ của các con suối. Cuộc sống của nhiều dân tộc sống hai bên bờ sông này như gắn liền với dòng chảy của nó, thích nghi với mọi biến cố, mọi tai ương và cố gắng hòa đồng cùng nó, cùng hưởng lộc từ dòng sông này và sống cùng nó từ thế hệ này đến thế hệ khác. Vài năm gần đây, đồng bằng sông Cửu Long đang bị chao đảo và luôn đặt trong tình trạng báo động. Dòng sông trở nên hung dữ với cường độ dòng chảy ngày càng mạnh hơn, phá hoại cầu cống, đường sá, đê bao và không biết bao nhiêu nhà dân cùng ruộng vườn gia súc.

Về các chương trình thủy điện, năm 1964, người Thái xây dựng đập thủy điện Bhumibal trên sông Ping (phụ lưu sông Mêkông). Năm 1971, Lào xây đập thủy điện Nam Ngum. Năm 1993, TQ hoàn thành đập Manwwan, khởi công từ 1994 trên thượng nguồn. Năm 1994, Thái Lan hoàn tất đập Pakmun trên sông Mun (phụ lưu sông Mêkông). Năm 1996, TQ khởi công xây đập Đại Chiếu Sơn sau đập Manwwan với dự án khổng lồ tám con đập bậc ở thềm Vân Nam. Năm 1998, Lào xây xong đập thủy điện Theu Hinbounc (phụ lưu sông Mekong). Tất cả các quốc gia trên đều xây đập ngăn dòng chảy. Cùng lượng rừng đầu nguồn ở Thái Lan, Căm Bốt bị khai thác triệt để, đến mùa hè mưa lũ nếu các con đập đó cùng xả lũ thì VN ở hạ nguồn tất phải gánh chịu hậu quả. Nếu tám con đập bậc thềm khổng lồ ở Vân Nam hoàn tất, dòng chảy của sông Cửu Long sẽ còn biến động nhiều hơn nữa khi qui luật của thiên nhiên đã không còn như bao đời nay. Ở Việt Nam, những năm qua, đồng bằng sông Cửu Long đã được các tổ chức quốc tế tài trợ nguồn vốn đầu tư để xây đê, đê ngăn mặn, làm các cụm tuyến dân cư, các đường giao thông nối mạng. Vùng tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười trước kia là vùng trũng, không có người ở, nhưng dưới sức ép của lương thực nên đã được khai hoang và xây đê bao chống lũ tràn đồng. Dòng chảy và đỉnh lũ trở thành bất kham hơn, một số nơi đê vỡ, cầu cống bị cuốn trôi, càng tăng thêm mức thiệt hại về người và của, từ đó tha vì chống lũ triệt để, vấn đề sống chung với lũ đã được đặt ra.

Bạn,
Tổ chức cuộc sống cho người dân hai bên bờ sông Cửu Long với 2 triệu hecta, đất ngập lũ 3-4 tháng mỗi năm đã được các nhà khoa học và người dân miền Tây đưa ra với nhiều giải pháp cùng kinh nghiệm thích nghi với cuộc sống từ nhiều thế hệ. Đến nay, người ta ngộ ra một điều: không thể áp dụng đê bao sông Hồng cho đồng bằng sông Cửu Long một cách đại trà được. Và bài toán an cư trong vùng lũ đã được đặt ra nhưng vẫn chưa có lời giải tối ưu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.