Hôm nay,  

Trắng Tay Vì Trang Trại

14/03/200200:00:00(Xem: 4024)
Bạn,
Nhân vật trong lá thư này từng là chủ một nhà sách lớn tại Sài Gòn trước năm 1975. Cách đây hơn 9 năm, ông đã đánh một "canh bạc" lớn khi nướng gần 3 tỉ đồng trong một cuộc hợp tác với một lâm trường để khai thác trang trại trồng cây rừng ở miền Đông Nam phần. Khi những cây rừng trong trang trại được 4-5 tuổi thì dân "di cư tự do" từ miền Bắc tràn vào chặt phá cả rừng cây của ông để lấy đất canh tác. Chính quyền không can thiệp, cuối cùng ông đã mất trắng hàng trăm mẫu rừng mà ông đã gầy dựng bao năm.

Theo báo Kinh Tế Sài Gòn, đó là ông T, có nhà ở mặt tiền một con đường lớn ở quận 1, Sài Gòn, từng là chủ nhà sách trước 1975, cuộc sống khá sung túc. Đời ông thay đổi kể từ năm 1993 khi cùng một người bạn đến một tỉnh miền Đông nam xin nhận đất khoán của một lâm trường quốc doanh. Ông kể lại: "Tôi ký hợp đồng nhận khoán 317 hecta đất rừng còi cọc cách Sài Gòn hơn 150 km, theo hình thức tự đầu tư trong vòng 49 năm kể từ khi cây rừng trồng khép tán." Nhưng rồi bạn bè ông đều giao lại hết đất cho ông do đường sá xa xôi, không đủ sức để theo nghề trồng rừng lâu dài. Ông nhận tất cả, rồi bỏ tiền ra mua thêm 50 hecta của đất xung quanh rừng. Ông từ giã vợ con, nhà cửa ở SG để sống với rừng và trồng rừng. Ông T không nhớ rõ đã đầu tư bao nhiêu tiền cho hàng trăm hecta rừng, còn vợ ông thì khẳng định như đinh đóng cột là ông đã nướng vào khu rừng ấy gần 3 tỉ đồng.

Báo KTSG cho biết: năm 1998, trong hội nghị ngành lâm nghiệp nơi ông trồng rừng, ông được khen về mô hình phát triển trang trại rừng và được mời phát biểu kinh nghiệm. Thế nhưng, trông ông không vui. Nỗi lo phảng phất trên khuôn mặt ông. Ông buồn bã nói: Tôi trồng rừng nhưng còn lâu mới thu hoạch đại trà. Giờ thì tôi chỉ thu hoạch măng vào mùa mưa, bán được vài chục triệu đồng, gói ghém lắm cũng chỉ đủ trả tiền công cho người bảo vệ, chăm sóc, chứ đừng nói gì đến chuyện đầu tư mới. Thì ra ông đã cụt vốn, nhà thì đã thế chấp ngân hàng, bạn bè thì không thể hỏi mượn thêm vì đã mượn quá nhiều. Phóng viên hỏi sao ông không đến ngân hàng, ông cho biết ông đã đến ngân hàng ở tỉnh thì họ bảo hộ khẩu của ông ở thành phố, về thành phố mà vay. Rồi họ bảo đất của ông ở tỉnh ra tỉnh vay thì đúng hơn. Có người còn mách nước rằng ông nên thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), nhưng kẹt nỗi đất là của lâm trường còn ông chỉ là người nhận khoán thì làm gì có sổ đỏ. Còn đất ông mua của dân sở tại thì đều bằng giấy tay, địa phương đã nhiều lần từ chối làm thủ tục cấp sổ đỏ. Mất gần một năm trời và ông phải tiếp tục gõ cửa nhiều cơ quan chức năng, họ mới cấp cho ông sổ đỏ của 50 hecta đất mà trước đây ông đã mua bằng giấy tay. Nhưng khi đã có sổ đỏ rồi, ngân hàng cũng chỉ cho vay vài chục triệu đồng, chẳng bõ bèn gì.

Bạn,
Cũng theo báo KTSG, khó khăn đeo ông mãi. Đến năm 1999, rừng tre, tràm của ông đã được 4-5 tuổi, sắp đến kỳ thu hoạch chính. Tai họa lại ập đến. Những người dân di cư tự do tràn vào cày ủi, đốt phá rừng của ông đã gầy dựng bao năm qua. Thậm chí họ xây cả nhà lên đất rừng của ông. Ông tức tưởi kể: "Lúc đầu công an và nhân viên bảo vệ rừng còn đến lập biên bản, song đâu lại hoàn đấy." Giữa năm ngoái, biết mình không thể giữ đất rừng được nữa, ông đành phải ngậm đắng nuốt cay trả lại lâm trường hơn 100 hecta rừng mà không nhận lại được một đồng nào để trả công ông đã cày ủi khai phá trước đây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.