Bạn,
Tỉnh Bến Tre có 1 bãi nghêu lớn nhất VN. Đó là bãi nghêu Thới Thuận được các nhà thủy sản, địa chất học gọi là mỏ vàng trong cát. Chính nhờ bãi nghêu này mà hàng chục ngàn gia đình ở Bến Tre đã thoát đói nghèo. Báo SGGP viết đã ghi nhận về mỏ nghêu Thới Thuận qua đọan ký sự như sau.
Bãi nghêu lớn nhất nước này nằm vắt bên bờ biển xã Thới Thuận (huyện Bình Đại, Bến Tre) có chiều dài hơn 10 km, rộng hơn 5 km, với sản lượng khai thác hàng năm trên dưới 8 ngàn tấn nghêu giống lẫn nghêu thương phẩm. Nguồn nghêu giống tại đây cung cấp cho cả nước. Những năm gần đây, nghêu giống Thới Thuận được các thương nhân chuyển sang Trung Quốc, Thái Lan để họ nuôi thử nghiệm.
Phóng viên đến cồn Ông Bái. Từ cồn Ông Bái nối dài qua cho đến cồn Chài Mười, dài khoảng 7km, đó chính là vùng rốn của mỏ nghêu Thới Thuận. Trước mắt phóng viên là hàng trăm con người đang cào, bắt, đãi nghêu cho sạch cát, rồi cho vào bao và kéo đến tàu, giao sản phẩm. Về hướng bên trái, phía cồn Chài Mười, hoạt cảnh chiều trên bãi nghêu còn sinh động, đông đúc hơn, tiếng người gọi nhau í ới. Phóng viên leo lên tàu thu mua nghêu, quan sát toàn cảnh. Anh Long, nhân viên Hợp tác xã cho biết: Mỗi thùng nghêu là 20 kg. Bắt được một thùng nghêu thì Hợp tác xã trả công lao động 10 ngàn đồng. Người giỏi, một con nước bắt 8 - 10 thùng. Ngày nào cũng bắt, bắt quanh năm. tôi hỏi. Mùa chướng khai thác nghêu không thuận lợi so với mùa nam (từ tháng 3 đến tháng 9 Âm lịch). Mùa nam, nước biển lớn, ròng rõ rệt. Trong những tháng mùa nam, qua hai con nước (rằm và ba mươi), người ta sẽ bắt nghêu thành hai đợt; mỗi đợt 5 7 ngày liên tiếp tùy theo con nước ròng xoay vòng. Địa điểm bắt nghêu có người khảo sát trước, họ ước lượng sản phẩm, lên lịch rồi phân ra cho xã viên đi bắt. Để giải quyết công lao động công bằng, người đi bắt nghêu được Hợp tác xã sắp xếp xoay vòng với nhau.
Bãi nghêu càng về đêm xuất hiện càng nhiều những ánh đèn bão. Cứ một người là một chiếc đèn bão trên tay. Hàng trăm chiếc đèn di chuyển đủ hướng trên bãi nghêu thật lung linh huyền ảo. Anh Long cho biết, đấy là đèn của những người đi bắt ốc mỡ. Anh nói: Giá con nghêu hiện chỉ khoảng 2 ngàn đồng/kg, nhưng ốc mỡ thu mua tại chỗ cao hơn gấp 10 lần: 20 ngàn đồng/kg. Có bao nhiêu ốc mỡ các nhà hàng đều thu mua hết. Một đêm tranh thủ bắt thêm chừng 2-3 kg ốc mỡ, cỡ vậy là cũngêm trời lắm rồi. UB huyện Bình Đại cho biết thêm: Con nghêu là tài nguyên phong phú đã có từ lâu tại Thới Thuận. Bãi nghêu trước đây trải qua nhiều mô hình quản lý nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Những năm đầu hoạt động, nhiều vụ rối ren, nóng bỏng đã xảy ra ở mỏ nghêu Thới Thuận. Bài học và cũng là kinh nghiệm đầu tiên trong quản lý mỏ tiền (do con nghêu đem lại) đã làm cho bí thư, chủ tịch xã và 6 người bị cách chức, bắt giam.
Bạn,
Đi thăm bãi nghêu Thới Thuận, phóng viên SGGP ghi nhận rằng đã hơn 12 giờ khuya vậy mà vẫn còn thấy nhiều tốp người vai mang bao, di chuyển trên đường. Bóng của những người dân đi bắt nghêu vừa trở lại đất liền bước đi thật lặng lẽ, mờ dần bên những hàng đước ướt đẫm sương đêm. Nhiều người dân kể rằng: điện, đường, trường, trạm, cầu ở đây đều có sự góp vào của mỏ nghêu và công sức của những người dân nghèo này.