Bạn,
Người Việt từ xưa đến nay xem tình làng, nghĩa xóm bao giờ cũng đẹp. Hình ảnh người hàng xóm cũng đi vào đời sống nghệ thuật rất nhiều. Tình láng giềng trong không gian quê mùa, mộc mạc đó thật tuyệt. Còn ở thị thành, tình hàng xóm thì khác như ghi nhận của báo Giáo Dục Thời Đại như sau.
Chuyện một nghệ sĩ khá nổi tiếng là hiền lành bỗng vác đơn đi kiện ông hàng xóm của mình là một vấn đề thời sự xảy ra cách đây không lâu. Nguyên do của vụ kiện này là bởi ông hàng xóm của nghệ sĩ kia quá trời ơi đất hỡi. Khi xưa, nhà ông hàng xóm chật hẹp không có lối đi, nghệ sĩ tốt bụng nghĩ tình hàng xóm, láng giềng bèn cho mượn lối đi chung. Thế mà ông hàng xóm đó không biết ơn lại còn âm mưu hợp thức hóa giấy tờ biến lối đi kia thành đất của mình. Rồi một ngày nọ, ông ta ngang nhiên rào kín lối đi đó không cho gia đình nghệ sĩ sử dụng, đi lại. Tất nhiên, nghệ sĩ còn giữ giấy tờ gốc và vụ kiện phần thắng thuộc về lẽ phải. Thế nhưng, từ sau cái vụ đó người nghệ sĩ vốn đa cảm thấy mệt mỏi và buồn khủng khiếp vì cái tình hàng xóm, láng giềng mười mấy năm qua, nay bỗng phủi bỏ hết sạch...
Những người hàng xóm kiểu trời ơi đất hỡi như trên không phải là hiếm, nhất là trong đời sống đô thị hôm nay, tình hàng xóm láng giềng lắm khi nhạt nhòa như người dưng, kẻ chợ. Trong thực tế, những người già đã có một quãng đời ở nhà quê, khi vào thành phố sinh sống thật khó mà hòa nhập, nếu không muốn nói là stress liên tục. Ở quê, nhiều người đã quen nếp sống có hàng xóm, láng giềng. Khi có chuyện vui, chuyện buồn đều có thể gặp gỡ, tâm sự với nhau bất cứ lúc nào. Còn ở phố, nhà nào cũng kín cổng cao tường, đề cao cảnh giác. Mỗi nhà là một thế giới riêng. Họ sống sát vách nhau nhưng không biết gì về nhau. Nói thì nói vậy, nhưng không phải tuyệt đại đa số hàng xóm, láng giềng ở phố đều có mối quan hệ không đẹp. Thực tế, có nhiều người ở phố rất lâu nhưng vẫn giữ cái hồn quê chân thành, giản dị. Bà S. (46 tuổi, nội trợ) cho biết: Tôi sống ở gần chợ Bà Hoa (Tân Bình) cũng được mấy chục năm rồi. Tôi là người miền Trung, còn mấy người hàng xóm của tôi thì gốc Bắc. Ban đầu, chúng tôi cũng không có quan hệ thân thiết với nhau. Nhưng nói thiệt là sống qua loa như vậy tánh tôi chịu không được. Theo thói quen hồi ở quê, mỗi khi nhà có đám tiệc, đám giỗ tôi đều mời vài ba người hàng xóm, khi cúng có dĩa xôi, chén chè tôi cũng sai các cháu đem cho hàng xóm lấy thảo. Riết rồi, họ cũng thấy tôi thiệt tình nên ngày càng sống thân thiện, giúp đỡ nhau nhiều hơn....
Bạn,
Báo GDTĐ ghi lời của 1 cư dân tên G. 41 tuổi, làm việc ở Công ty Điện lực TPSG, kể: "Tính đến nay tôi đã chuyển nhà đến ba lần, trong đó có một lần chuyển đi vì không chịu được người hàng xóm. Chuyện là, có một lần vô ý tôi chạy xe đụng con chó của người hàng xóm làm nó bị què chân. Tôi có bồi thường theo yêu cầu của người hàng xóm. Nhưng sau đó cứ mỗi tuần một lần ông ta lại sai mấy đứa con sang xin tiền để chữa trị cho con chó. Tôi biết mình gặp phải tay hàng xóm bất lương nên âm thầm chuyển nhà đi. Sau lần đó, nói thật tôi rất sợ đụng phải một người hàng xóm cà chớn như vậy. Nhưng làm sao biết trước được hàng xóm của mình là ai" Thế rồi, lần chuyển nhà mới đây, may quá tôi đã gặp một hàng xóm thật tuyệt vời. Họ là dân lao động phổ thông nhưng sống rất đàng hoàng, có trước, có sau. Nhờ họ mà gia đình tôi đã hai lần không bị trộm đột nhập vào nhà..."
Người Việt từ xưa đến nay xem tình làng, nghĩa xóm bao giờ cũng đẹp. Hình ảnh người hàng xóm cũng đi vào đời sống nghệ thuật rất nhiều. Tình láng giềng trong không gian quê mùa, mộc mạc đó thật tuyệt. Còn ở thị thành, tình hàng xóm thì khác như ghi nhận của báo Giáo Dục Thời Đại như sau.
Chuyện một nghệ sĩ khá nổi tiếng là hiền lành bỗng vác đơn đi kiện ông hàng xóm của mình là một vấn đề thời sự xảy ra cách đây không lâu. Nguyên do của vụ kiện này là bởi ông hàng xóm của nghệ sĩ kia quá trời ơi đất hỡi. Khi xưa, nhà ông hàng xóm chật hẹp không có lối đi, nghệ sĩ tốt bụng nghĩ tình hàng xóm, láng giềng bèn cho mượn lối đi chung. Thế mà ông hàng xóm đó không biết ơn lại còn âm mưu hợp thức hóa giấy tờ biến lối đi kia thành đất của mình. Rồi một ngày nọ, ông ta ngang nhiên rào kín lối đi đó không cho gia đình nghệ sĩ sử dụng, đi lại. Tất nhiên, nghệ sĩ còn giữ giấy tờ gốc và vụ kiện phần thắng thuộc về lẽ phải. Thế nhưng, từ sau cái vụ đó người nghệ sĩ vốn đa cảm thấy mệt mỏi và buồn khủng khiếp vì cái tình hàng xóm, láng giềng mười mấy năm qua, nay bỗng phủi bỏ hết sạch...
Những người hàng xóm kiểu trời ơi đất hỡi như trên không phải là hiếm, nhất là trong đời sống đô thị hôm nay, tình hàng xóm láng giềng lắm khi nhạt nhòa như người dưng, kẻ chợ. Trong thực tế, những người già đã có một quãng đời ở nhà quê, khi vào thành phố sinh sống thật khó mà hòa nhập, nếu không muốn nói là stress liên tục. Ở quê, nhiều người đã quen nếp sống có hàng xóm, láng giềng. Khi có chuyện vui, chuyện buồn đều có thể gặp gỡ, tâm sự với nhau bất cứ lúc nào. Còn ở phố, nhà nào cũng kín cổng cao tường, đề cao cảnh giác. Mỗi nhà là một thế giới riêng. Họ sống sát vách nhau nhưng không biết gì về nhau. Nói thì nói vậy, nhưng không phải tuyệt đại đa số hàng xóm, láng giềng ở phố đều có mối quan hệ không đẹp. Thực tế, có nhiều người ở phố rất lâu nhưng vẫn giữ cái hồn quê chân thành, giản dị. Bà S. (46 tuổi, nội trợ) cho biết: Tôi sống ở gần chợ Bà Hoa (Tân Bình) cũng được mấy chục năm rồi. Tôi là người miền Trung, còn mấy người hàng xóm của tôi thì gốc Bắc. Ban đầu, chúng tôi cũng không có quan hệ thân thiết với nhau. Nhưng nói thiệt là sống qua loa như vậy tánh tôi chịu không được. Theo thói quen hồi ở quê, mỗi khi nhà có đám tiệc, đám giỗ tôi đều mời vài ba người hàng xóm, khi cúng có dĩa xôi, chén chè tôi cũng sai các cháu đem cho hàng xóm lấy thảo. Riết rồi, họ cũng thấy tôi thiệt tình nên ngày càng sống thân thiện, giúp đỡ nhau nhiều hơn....
Bạn,
Báo GDTĐ ghi lời của 1 cư dân tên G. 41 tuổi, làm việc ở Công ty Điện lực TPSG, kể: "Tính đến nay tôi đã chuyển nhà đến ba lần, trong đó có một lần chuyển đi vì không chịu được người hàng xóm. Chuyện là, có một lần vô ý tôi chạy xe đụng con chó của người hàng xóm làm nó bị què chân. Tôi có bồi thường theo yêu cầu của người hàng xóm. Nhưng sau đó cứ mỗi tuần một lần ông ta lại sai mấy đứa con sang xin tiền để chữa trị cho con chó. Tôi biết mình gặp phải tay hàng xóm bất lương nên âm thầm chuyển nhà đi. Sau lần đó, nói thật tôi rất sợ đụng phải một người hàng xóm cà chớn như vậy. Nhưng làm sao biết trước được hàng xóm của mình là ai" Thế rồi, lần chuyển nhà mới đây, may quá tôi đã gặp một hàng xóm thật tuyệt vời. Họ là dân lao động phổ thông nhưng sống rất đàng hoàng, có trước, có sau. Nhờ họ mà gia đình tôi đã hai lần không bị trộm đột nhập vào nhà..."
Gửi ý kiến của bạn